9 Thuốc đau dạ dày an toàn cho phụ nữ mang thai an toàn, hiệu quả
Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai cần được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi loại thuốc đều có những công dụng và tác dụng phụ riêng. Để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến mẹ và bé, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu kỹ các loại thuốc chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay.
Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn thai nghén, cơ thể mẹ rất nhạy cảm và dễ bị tác động dẫn đến những bệnh lý về đường tiêu hóa. Thế nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết đau dạ dày khi mang thai uống thuốc gì và uống như thế nào là đúng cách.
Thông thường, sử dụng các loại thuốc Tây chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai được xem là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh nhất. Nhưng mẹ bầu cũng cần tìm hiểu kỹ về các thành phần của thuốc, không nên dùng thuốc một cách tùy tiện làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Các loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai có thể chia thành 5 nhóm sau đây:
- Thuốc ức chế proton: Sucralfate, Omeprazole,…
- Thuốc chống nôn: Domperidon, Diphenhydramin,…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Gastropulgite,…
- Thuốc trị trào ngược dạ dày: Gaviscon,…
- Thuốc kháng acid: Mylanta, Rolaids, Pepcid,…
Các loại thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai tốt nhất hiện nay
Các loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chủng loại và nguồn gốc xuất xứ. Muốn biết cách dùng thuốc hợp lý, trước hết mẹ bầu cần nắm được những thông tin cơ bản về các loại thuốc này.
Sau đó, tùy theo mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ kê đơn hợp lý. Dưới đây là một số loại thuốc trị đau dạ dày cho bà bầu tương đối an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Sucralfate – Thuốc ức chế proton chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Sucralfate là một loại thuốc thuộc nhóm ức chế quá trình bơm proton bên trong dạ dày. Loại thuốc này có tác dụng điều trị bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản,…
Sucralfate được điều chế dưới dạng viên nén, dung dịch hỗn hợp,… nên dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng.
Thành phần: Thành phần chủ yếu trong loại thuốc này là hoạt chất Sucralfate.
Công dụng:
- Ức chế hoạt động bơm proton, giảm lượng acid bên trong dạ dày.
- Xoa dịu các triệu chứng đau tức bụng.
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm thực quản.
- Hỗ trợ điều trị các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, đau dạ dày dẫn đến Hội chứng Zollinger – Ellison.
Tác dụng phụ: Sucralfate được xếp vào nhóm các loại thuốc an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây.
- Đau nhức đầu, mệt mỏi.
- Đau mỏi tay chân, cơ thể thiếu năng lượng không muốn vận động.
- Nổi ban đỏ và mề đay với những trường hợp dị ứng thuốc.
Giá bán: 70.000 VNĐ/ hộp/ 30 gói.
Omeprazole – Thuốc đau dạ dày cho bà bầu
Omeprazole cũng thuộc nhóm thuốc ức chế hoạt động bơm proton nhằm làm giảm lượng axit bên trong dạ dày của mẹ. Loại thuốc này được sử dụng cho các trường hợp viêm loét dạ dày và hỗ trợ điều trị bệnh thực quản ăn mòn do acid dạ dày tăng cao.
Mẹ bầu nên sử dụng thuốc dưới dạng viên, không nghiền nát hoặc nhai vỡ làm hỏng lớp phủ đặc biệt bên ngoài của thuốc, gây tổn hại đến dạ dày.
Thành phần:
- Prilosec và Losec: 10 – 20 – 40mg.
- Helinzole, Ausmezol, Kagasdine, Alzole: 20mg.
- Agimepzol: 40mg.
- Pyme OM40.
Công dụng:
- Thuốc làm giảm khả năng bài tiết acid của dạ dày một cách nhanh chóng. Có thể làm giảm đến 80% lượng acid dư thừa trong vòng 24 giờ đầu.
- Kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày.
- Điều trị các bệnh đường tiêu hóa do tăng acid.
Tác dụng phụ:
- Nôn mửa, đau đầu, đầy hơi, táo bón.
- Ngứa, phát ban, mặt, cổ họng, môi lưỡi,… bị sưng phồng.
- Hô hấp khó khăn, khó nuốt.
- Khàn tiếng và sốt.
- Che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày nếu có.
Giá bán: 48.000 VNĐ/ hộp/ 30 viên.
Domperidon – Thuốc chống nôn cho mẹ bầu
Mẹ bầu bị đau dạ dày thường xuất hiện triệu chứng buồn nôn, chán ăn và nôn mửa. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống nôn như Domperidon.
Domperidon là một loại thuốc tương đối an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể bị rối loạn nhịp tâm thất kèm theo một tác dụng phụ khác. Do đó mẹ vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Thành phần: Chủ yếu có chứa hoạt chất Domperidon maleate.
Công dụng:
- Trị chứng buồn nôn, nôn mửa cho thai phụ khi bị đau dạ dày.
- Là loại thuốc hỗ trợ chữa đau dạ dày ở phụ nữ mang thai.
- Giảm biểu hiện khó tiêu, cảm giác nặng bụng sau khi ăn.
Tác dụng phụ:
- Tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến bạn dễ bị buồn ngủ.
- Chảy sữa, đau tức ngực ở người dùng thuốc liều cao.
Giá bán: 59.000 VNĐ/ hộp/ 100 viên.
Diphenhydramin – Thuốc chống nôn chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Diphenhydramin là một trong những loại thuốc hỗ trợ chữa đau dạ dày ở phụ nữ mang thai thuộc nhóm kháng histamin. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các tác nhân gây dị ứng đặc trưng ở đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Từ đó, làm giảm những triệu chứng nôn mửa khi bị đau dạ dày ở phụ nữ mang thai.
Thành phần: Chủ yếu chứa hoạt chất diphenhydramin cùng tá dược khác vừa đủ.
Công dụng:
- Trị chứng buồn nôn chóng mặt.
- Làm giảm các triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra.
- Hỗ trợ một số loại thuốc khác trong quá trình điều trị bệnh.
Tác dụng phụ:
- Ảnh hưởng thần kinh: nhức đầu, mệt mỏi, có hiện tượng ngủ gà ngủ gật.
- Khô miệng, tiêu chảy,…
- Có thể làm hạ huyết áp.
- Khiến da nhạy cảm với ánh sáng, nổi ban, phù mạch với những trường hợp nặng.
- Mắt mờ, bí tiểu,… là những biểu hiện hiếm gặp.
Giá bán: Thuốc thường được sử dụng theo đường tiêm với mức giá quy định tại các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước.
Gastropulgite – Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Gastropulgite là loại thuốc trị đau dạ dày được nghiên cứu và sản xuất tại Pháp. Thuốc được điều chế dưới dạng bột và bảo quản trong các gói nhỏ. Gastropulgite thường được dùng kết hợp với một số loại thuốc kháng viêm và giảm đau khác để giúp lớp niêm mạc dạ dày được bảo vệ tối đa.
Thành phần:
- Attapulgite, Magnesium carbonate khan, Aluminum hydroxide khan.
- Một số loại tá dược khác với hàm lượng vừa đủ.
Công dụng:
- Trung hòa lượng acid dư thừa bên trong dạ dày.
- Giảm hoạt động bài tiết dịch vị.
- Cầm máu, ngăn ngừa nguy cơ chảy máu trong.
- Chữa lành các tổn thương ở lớp niêm mạc.
Tác dụng phụ: Gastropulgite không gây quái thai, dị tật và nhiễm độc bào thai. Tuy nhiên người mẹ có thể gặp một số biểu hiện như:
- Đau bụng buồn nôn, nôn ói liên tục.
- Rối loạn tiêu hóa gây táo bón.
- Phù nề mặt, môi, lưỡi và vòm họng.
- Có hiện tượng hít thở khó khăn, đau tức ngực.
Giá bán: 110.000 VNĐ/ hộp/ 30 gói.
Bà bầu đau dạ dày uống thuốc gì? – Gaviscon trị chứng trào ngược dạ dày
Gaviscon là loại thuốc chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai có hiện tượng trào ngược acid. Sản phẩm này được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc, đặc trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Thuốc có thể sử dụng dưới dạng viên nén hoặc dung dịch tùy theo nhu cầu của người bệnh.
Thành phần:
- Natri alginate, Calci Carbonat, Natri bicarbonat.
- Một số loại tá dược cần thiết khác.
Công dụng:
- Trị chứng ợ chua, ợ nóng,… do acid dư thừa trào ngược lên thực quản. Có thể tác dụng ngay sau 4 giờ đồng hồ.
- Cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng, nóng rát ở vùng bụng trên,…
- Tạo lớp màng alginic để ngăn chặn triệu chứng trào ngược.
Tác dụng phụ:
- Thân nhiệt cao, sốt.
- Da mẩn đỏ, phát ban và nổi mề đay.
- Có hiện tượng co thắt phế quản.
Giá bán: 200.000 VNĐ/ chai/ 300ml.
Mylanta – Thuốc kháng acid chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Thuốc chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai Mylanta thuộc nhóm thuộc kháng acid. Loại thuốc này được điều chế theo dạng bột và nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Mylanta đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người dùng, đẩy lùi các triệu chứng đầy hơi, khó chịu,… do bệnh dạ dày gây ra.
Thành phần:
- Nhôm hydroxit, Magie hydroxit: 400mg.
- Simethicone: 30mg.
Công dụng:
- Điều trị chứng ợ chua, ợ nóng, bụng đầy hơi, tiêu chảy do acid dư thừa trong dạ dày gây ra.
- Ngăn ngừa các phản ứng viêm loét ở niêm mạc dạ dày.
Tác dụng phụ:
- Trường hợp dị ứng với thuốc có thể có các biểu hiện như: khó thở, ngực co thắt từng cơn, phát ban, mẩn ngứa, miệng, mặt, môi và lưỡi đều sưng.
- Cơ yếu hơn, xương khớp có triệu chứng đau nhức.
- Ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, không minh mẫn.
- Tăng nhịp tim.
Giá bán: 324.000/ hộp/ 24 gói.
Rolaids – Thuốc điều tiết acid
Rolaids là thuốc đặc trị các bệnh về đường tiêu hóa. Thuốc phát huy công dụng tối đa trong việc điều trị các bệnh như đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… Rolaids thường được sử dụng dưới dạng viên nén.
Thành phần:
- 220mg Canxi.
- 45mg Magie.
Công dụng:
- Giảm chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua và khó tiêu ở người mắc bệnh đau dạ dày.
- Ngăn chặn tình trạng viêm loét, không để ổ viêm lan rộng và ăn sâu hơn.
- Một số tác dụng khác không được liệt kê bao bì của thuốc nhưng có thể dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Hô hấp khó khăn, buồn nôn, khát nước, thiếu nước.
- Sưng môi, lưỡi,… da nổi mề đay.
- Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên uể oải và thiếu năng lượng.
- Làm chậm nhịp tim.
Giá bán: Rolaids đã có mặt tại hầu hết các nhà thuốc và bệnh viện lớn nhỏ tại Việt Nam. Mức giá tại mỗi địa điểm sẽ có những sự khác biệt nhưng thường không lớn.
Pepcid – Thuốc trung hòa acid
Pepcid là một loại thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp đau dạ dày khi mang thai. Hai dạng bào chế phổ biến nhất của loại thuốc này viên nén uống và viên nén nhai.
Dạng viên nhai sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng viêm đau dạ dày. Trong khi đó, viên uống sẽ giúp bạn duy trì hiệu quả, có tác dụng điều trị bệnh từ sâu bên trong. Sản phẩm có kèm theo một số hương liệu hoàn toàn lành tính để giúp mẹ dễ dàng sử dụng hơn.
Thành phần:
- 10mg Famotidine
- 800mg Canxi cacbonat
- 165mg Magie hydroxit
- Viên uống có thể chứa thêm một số thành phần như sáp carnauba, hypromellose, vi tinh thể cellulose,…
- Viên nhai thường có thêm hương vị bạc hà hoặc hương dâu để người dùng dễ sử dụng hơn.
Công dụng:
- Điều tiết lượng acid bên trong dạ dày của mẹ.
- Giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ chua,… điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
- Có thể sử dụng lâu dài với liều dùng thấp để duy trì hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
- Điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản và loét dạ dày lành tính trong ngắn hạn.
Tác dụng phụ:
- Mẹ bầu có thể bị chóng mặt, mệt mỏi và đổ mồ hôi liên tục.
- Hô hấp khó khăn, ngựa và vai có cảm giác đau tức.
- Ói mửa không dứt, bụng đau.
- Sụt cân bất thường không rõ nguyên nhân.
Giá bán: 850.000 VNĐ/ hộp/ 100 viên uống.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai là giải pháp hữu hiệu để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên không được khuyến khích dùng trong thời gian 3 tháng đầu của thai. Khoảng thời gian này bào thai đang dần hình thành các cơ quan chính như tim, phổi,… rất nhạy cảm với các tác dụng của thuốc.
Do đó, việc uống thuốc trị đau dạ dày cho bà bầu là hết sức nguy hiểm. Thông thường các bác sĩ sẽ để thai nhi phát triển đến tháng thứ 4 mới cho mẹ dùng thuốc. Vì đây là giai đoạn bào thai ổn định nhất, ít bị tác động bởi những thành phần của thuốc.
Tuy nhiên mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi lẽ không phải loại thuốc nào cũng an toàn tuyệt đối với thai nhi.
Nếu dùng không đúng loại hoặc đúng liều lượng cho phép, bé có thể chậm phát triển hoặc mắc một số bệnh lý bẩm sinh sau này, thậm chí có thể dẫn đến triệu chứng tiền sản giật ở mẹ, tăng khả năng sảy thai và khiến thai chết lưu.
Để dùng thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai một cách an toàn và phòng ngừa bệnh hiệu quả, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau đây:
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, không dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc. Những loại thuốc này dù thuộc nhóm thuốc an toàn với thai nhi nhưng vẫn có thể cản trở lẫn nhau làm giảm hiệu quả điều trị. Hoặc tương tác với nhau dẫn đến các phản ứng sinh hóa nguy hiểm hơn.
- Tránh sử dụng thuốc trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì giai đoạn này bào thai rất nhạy cảm với các tác động của thuốc, nguy cơ khiến trẻ bị dị tật, quái thai khi sử dụng thuốc là rất cao.
- Quan tâm đến cơ thể để phát hiện nhanh các triệu chứng của bệnh. Biểu hiện đau dạ dày có thể dễ nhầm lẫn với triệu chứng thai nghén. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng nôn mửa kéo dài, bụng đau liên tục và tập trung chủ yếu ở vùng thượng vị,… bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để xác định rõ nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
- Không tự ý gia giảm liều dùng của thuốc, đặc biệt là không dùng quá liều lượng cho phép theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Tốt nhất nếu tình trạng bệnh còn nhẹ, mẹ bầu nên tìm đến các phương pháp dân gian, sử dụng những thảo dược từ thiên nhiên để trị bệnh lâu dài và an toàn hơn.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm như cà phê, đồ nhiều dầu mỡ, chất béo, sô cô la, đồ uống chứa bạc hà,… Đây là những món ăn khó tiêu, dễ gây áp lực lên dạ dày khiến các triệu chứng viêm loét trầm trọng hơn.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau xanh và hoa quả tươi để kích thích tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời chúng giúp hạn chế các tác động của thuốc kháng sinh.
- Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… Đây đều là những đồ uống cực kỳ có hại cho dạ dày, các cơ quan khác trong cơ thể mẹ và cả thai nhi.
- Bỏ thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc. Theo các nghiên cứu khoa học, những hoạt chất trong khói thuốc lá không chỉ khiến bệnh dạ dày của mẹ chuyển biến nặng hơn mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển toàn diện của con trẻ.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya quá 12 giờ và ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
- Mẹ bầu nên cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi. Khi thai nhi đã lớn, tốt nhất mẹ nên xin nghỉ ở nhà để an tâm dưỡng thai, giảm nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày và tránh động thai.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh stress, căng thẳng khiến cơn đau dạ dày tái phát.
Thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai có thể giúp bạn khắc phục nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tuân thủ đúng theo chỉ định và đơn kê của bác sĩ. Đồng thời, tập cho mình thói quen kiểm tra các thành phần của thuốc để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn.
Tin mới nhất
- Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị
- 3 điều bạn nên biết về tác hại của nước tẩy trắng quần áo
- Nhiễm nấm Candida (Nhiễm trùng nấm)
- Bệnh vảy nến á sừng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách trị an toàn hiệu quả nhất
- Khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm
- Nấm lim có tác dụng chữa bệnh gì cách sử dụng nấm lim xanh rừng
- Nấm lim xanh Quảng Nam có tác dụng gì và cách dùng nấm lim xanh
- Những điều bạn chưa biết về chứng ợ nóng khi mang thai
- Chàm tổ đỉa – Nguyên nhân, các nhận biết và phương pháp điều trị dứt điểm
- Sẽ như thế nào nếu cơ thể không dung nạp được rượu, bia?