Khớp gối có dịch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cao
Khớp gối có dịch thường đi kèm với các tình trạng viêm sưng và đau theo mức độ khác nhau. Nếu phát hiện bệnh sớm thì khả năng điều trị khỏi là rất lớn. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân không nhận biết được tình trạng bệnh và để cho bệnh tiến triển nặng thì dễ có các biến chứng sau này.
Khớp gối có dịch là gì? Đối tượng chính
Khớp gối có dịch là tình trạng tại ổ khớp gối xuất hiện lượng dịch nhiều hơn bình thường, do các tổn thương thực thể hoặc một số va chạm trong chấn thương tập luyện. Bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu bất thường tại khớp gối thì nên khi khám ngay.
Đối tượng thường xuất hiện tình trạng bệnh bao gồm:
- Thường gặp ở lứa tuổi trên 50 tuổi, gặp vấn đề về thoái hóa, viêm xương khớp gối. Đặc biệt là các thể trạng viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm và gai đốt sống cổ, nhiễm khuẩn khớp gối, gout…
- Những người thi đấu thể dục thể thao hoặc tập luyện, thường phải vận động nặng và có thể gặp các chấn thương liên quan.
- Đối tượng gặp vấn đề về cân nặng, làm gánh nặng lên hệ xương khớp.
- Người gặp tai biến hoặc chấn thương do va các loại va chạm khác nhau. Trong trường hợp này, tràn dịch khớp gối có thể kèm theo đau hoặc sốc.
Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?
Khớp gối có dịch trong trường hợp được điều trị sớm sẽ không để lại các di chứng tại chỗ và không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động sau này. Tuy nhiên trong các trường hợp bệnh lý mạn tính hoặc cấp tính nhưng điều trị muộn thì tiến triển của bệnh rất nhanh và để lại những hậu quả nghiêm trọng và khó lường tới.
Khi bệnh nhân đã nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh thì cần đi khám ngay. Tuyệt đối không được tự chọc hút dịch tại các cơ sở y tế nhỏ hoặc chưa có chỉ định của các bác sĩ. Nên thực hiện khi đã có sự thăm khám rõ ràng của các bác sĩ chuyên khoa.
Khớp gối có dịch có thể là biểu hiện của các tình trạng bệnh lý sau:
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là tình trạng bệnh tự miễn, do cơ thể tự sinh các chất làm hoại tử tổ chức xương khớp vì nhầm đây là các tác nguyên gây bệnh. Bệnh ngoài việc có thể có dịch ổ khớp, bệnh nhân còn có thể thấy các triệu chứng sưng viêm kèm theo.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Bệnh xuất hiện ở những đối tượng có hệ thống miễn dịch suy giảm, có sự xâm nhập của các vi khuẩn/virus dẫn tới các ổ viêm.
- Thoát vị đĩa đệm: Thường xuất hiện ở bệnh nhân phải vận động mạnh. Có thể hiểu cơ bản rằng đĩa đệm có chứa phần dịch đệm bên trong, được bao phủ bởi một lớp vỏ bên ngoài. Khi lớp vỏ này bị rách thì dịch giữa các đĩa đệm này chảy ra và gây tình trạng khó vận động, chèn ép dây thần kinh, bệnh nhân có thể bị sốc do quá đâu.
- Gout: Là tình trạng bệnh lý xuất hiện khi các tinh thể acid uric trong máu quá cao, dẫn tới tình trạng xuất hiện các tinh thể acid uric tại các ổ khớp chân tay và đầu gối. Gây tình trạng sưng viêm đau và đặc biệt hạn chế vận động.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh gây khớp gối có dịch
Khớp gối có dịch có thể là biểu hiện của các tình trạng bệnh lý khác nhau. Bệnh nhân lưu ý phải trao đổi với bác sĩ tất cả các triệu chứng và bệnh lý nền khác để chẩn đoán bệnh lý xương khớp hiện tại chính xác.
Nguyên nhân gây bệnh thường gặp
Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp gối có dịch có thể là do các bệnh lý như:
- Viêm đa khớp dạng thấp.
- Thoát vị đĩa đệm.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Gout.
- Thoái hóa khớp gối.
Hoặc do các nguyên nhân sinh lý cơ thể như:
- Hệ thống miễn dịch suy giảm.
- Không kiểm soát được cân nặng gây tác động bất lợi trên hệ xương.
- Người có công việc lao động chân tay, khuân vác nặng.
- Thường xuyên phải tập luyện với cường độ cao và khó.
Triệu chứng điển hình nhất
Triệu chứng của tình trạng khớp gối có dịch rất điển hình, có thể nhận biết trên lâm sàng như sau:
- Phù nề tại vị trí khớp gối.
- Hạn chế vận động tại chỗ.
- Đau xót tại vị trí ổ khớp gối và các ph
ần mô mềm, mô liên kết lân cận. - Bệnh nhân có thể kèm theo sốt hoặc bị sốc dẫn đến bất tỉnh.
Trong các trường hợp triệu chứng lâm sàng trên xuất hiện, bệnh nhân nên sắp xếp thời gian để thăm khám trực tiếp tại các bệnh viện uy tín.
Chẩn đoán và cách điều trị khớp gối có dịch
Khi được thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng hiện tại để chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm và chụp chiếu hình ảnh tại ổ khớp. Sau khi đã chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra điều hướng xử lý theo phác đồ.
Cách chẩn đoán
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh qua các bước sau đây.
Kiểm tra tổng thể sức khỏe của bệnh nhân qua việc thăm hỏi triệu chứng và cảm giác của bệnh nhân hiện tại. Bác sĩ sẽ khai thác về các tiền sử mà bệnh nhân gặp phải trước đó để phán đoán và chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm hoặc chụp chiếu hình ảnh.
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm/chụp chiếu hình ảnh như:
- Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng bệnh qua các chỉ số máu trong trường hợp bệnh nhân có nhiễm trùng hoặc viêm cấp/mạn tính. Tuy nhiên cần phải chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác mới kết luận được.
- Chụp X – quang: Được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có va chạm làm tổn thương khớp gối. Cần chụp X – quang để đánh giá mức độ tổn thương hiện tại.
- Chụp cộng hưởng MRI để đánh giá các tổn thương khác liên quan đến mô mềm và mô liên kết xung quanh.
Sau khi thực hiện các bước trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh cho bệnh nhân.
Mẹo dân gian điều trị
Các mẹo dân gian có ưu điểm dễ tiến hành, nguyên liệu đa phần từ cây cỏ gần gũi và cách bào chế cũng rất đơn giản. Tuy nhiên các mẹo điều trị viêm khớp bằng phương pháp dân gian chỉ thực hiện để thuyên giảm triệu chứng mà thôi, không thực hiện riêng biệt để điều trị bệnh.
Bệnh nhân có thể dùng trong trường hợp tràn dịch nhưng chưa sưng phồng lớn, tuy nhiên vẫn nên có điều hướng đi khám. Một số mẹo dân gian thường dùng để điều trị khớp gối có dịch:
Sử dụng lá lốt và ngải cứu
- Nguyên liệu: Lá lốt 10g, lá ngải cứu 10g, giấm trắng 200mL.
- Thực hiện và sử dụng: Lá lốt và ngải cứu rửa sạch, sau đó vò nát và trộn lẫn với giấm. Đem đun lửa nhỏ đến khi sôi thì dừng. Sử dụng đắp trực tiếp lên bề mặt khớp bị thoát dịch.
Dầu bạch đàn giúp giảm tràn dịch khớp
- Nguyên liệu: Dầu bạch đàn 10ml.
- Thực hiện và sử dụng: Dạng dầu được bào chế sẵn, bệnh nhân chỉ cần dùng một lượng nhỏ thoa trực tiếp lên khu vực khớp có dịch để giảm viêm và phù nề tại chỗ.
Sử dụng muối trắng
- Nguyên liệu: Muối trắng.
- Thực hiện và sử dụng: Muối trắng rang trực tiếp trên chảo cho đến khi nóng. Bỏ muối vào túi gạc rồi đắp trực tiếp lên bề mặt phần khớp có dịch.
Điều trị Đông y khớp gối có dịch
Điều trị Đông y trong trường hợp khớp gối có dịch có ưu điểm là điều trị ổn định được tình trạng, đồng thời không phải lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng lâu dài mới có hiệu quả và cải thiện sức khỏe.
Bài thuốc Đông y điều trị khớp gối có dịch thường gặp.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Lá lốt 40g, cây cỏ xước và rễ bưởi bung 30g, rễ vòi voi 20g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rửa sạch nguyên liệu, cho tất cả dược liệu trên vào nồi thuốc sắc. Thêm khoảng 1000mL vào và đun tới sôi.
- Tiến hành đun cho tới khi cạn còn 2 – 3 bát nước thì dừng.
- Chia thành nhiều lần sử dụng hết trong ngày. Sử dụng ít nhấ
t 2 – 3 tháng để cải thiện triệu chứng bệnh.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Rễ cây xấu hổ 35g, rễ cúc tần và bưởi bung 25g, là đinh lăng 25g.
Thực hiện và sử dụng:
- Rửa sạch nguyên liệu, cho tất cả dược liệu trên vào nồi thuốc sắc. Thêm khoảng 5 bát nước vào và đun tới sôi.
- Tiến hành đun cho tới khi cạn còn 2 bát nước thì dừng.
- Chia thành nhiều lần sử dụng hết trong ngày. Sử dụng ít nhất 1 tháng để cải thiện triệu chứng bệnh.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Nghệ đen 2 nhánh, dầu dừa 2 thìa cà phê, lòng đỏ trứng 2 cái.
Thực hiện và sử dụng:
- Nghệ đen rửa sạch, thái lát mỏng rồi mang phơi khô.
- Sau khi đã khô, mang nghiền nhỏ thành bột rồi trộn thêm dầu dừa và lòng đỏ trứng thành hỗn hợp đồng nhất.
- Vo thành các viên có khối lượng tương đương nhau.
- Dùng trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần 1 viên và 2 lần/ngày. Ăn trong vòng 1 tháng liên tục.
Điều trị Tây y
Điều trị Tây y bắt buộc phải sử dụng trong trường hợp khớp gối có dịch cấp tính hoặc tình trạng bệnh nặng có kèm theo các triệu chứng khác. Phương pháp điều trị này có ưu điểm là tác dụng rất nhanh trên bất kỳ thể trạng bệnh nhân.
Tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ và gánh nặng trên gan thận, do vậy bệnh nhân và bác sĩ nên cân nhắc trước khi sử dụng trong phác đồ điều trị.
Dùng thuốc
Trong trường hợp bệnh nhân đau và có triệu chứng viêm, kèm theo các xét nghiệm đánh giá bệnh nhân bị nhiễm khuẩn thì bắt buộc phải sử dụng các nhóm thuốc điều trị triệu chứng sau:
- NSAIDs: Bao gồm các thuốc như diclofenac, meloxicam, celecoxib, ibuprofen…Có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau và phù nề. Tùy vào biểu hiện đau mà sử dụng thuốc với hàm lượng khác nhau.
- Corticosteroid: Bao gồm các thuốc như betamethasone, methylprednisolone, dexamethasone…Có tác dụng kháng viêm hoạt lực mạnh hơn các thuốc NSAIDs. Thường được chỉ định sử dụng trong viêm đau cấp tính.
- Kháng sinh: Bao gồm các kháng sinh thuộc nhóm penicillin, cephalosporin, lincosamid,…Tùy vào loại nhiễm khuẩn mà lựa chọn kháng sinh. Bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào các tương tác thuốc sử dụng kèm theo.
Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa sử dụng khi bệnh nhân có tình trạng khớp gối có dịch nhiều và nặng. Trong những trường hợp cấp tính phải xử lý ngay.
- Hút dịch khớp: Can thiệp ngoại khoa này giúp giảm các áp lực lên ổ khớp và mạch máu xung quanh. Nên sử dụng các thuốc tê và thuốc corticosteroid tiêm tại chỗ để tránh bị viêm khi thực hiện chọc hút.
- Phẫu thuật thay khớp: Trong trường hợp nặng và các vết thương/tổn thương viêm không thể nào điều trị bằng thuốc thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật.
Vật lý trị liệu
Mục đích của quá trình vật lý trị liệu là tăng cường hệ cơ xương và khả năng vận động. Bệnh nhân thực hiện các bài tập này cần có nhân viên y tế theo dõi chi tiết. Tuy nhiên chỉ thực hiện song song với các phương pháp khác, không nên thực hiện đơn độc.
Các bài tập vật lý trị liệu tùy vào bệnh viện mà sẽ có giáo trình khác nhau. Bệnh nhân có thể tham khảo trực tiếp qua các tài liệu của bệnh viện hoặc hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.
Khớp gối có dịch ăn gì, kiêng gì?
Trong trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng khớp gối có dịch, các bác sĩ và nhân viên y tế nên trao đổi với bệnh nhân các nhóm thức ăn nên và không nên sử dụng.
Các nhóm thực phẩm bệnh nhân nên sử dụng bao gồm:
- Protein từ động vật không chân như cá, tôm, cua, hàu…Các thực phẩm này giàu Canxi, kẽm, và các nguyên tố vi lượng khác. Cung cấp thêm nguyên liệu cho quá trình hình thành và phát triển hệ xương khớp. Các thực phẩm này cũng có lượng calo lớn nên cung cấp thêm năng lượng cho bệnh nhân hàng ngày.
- Rau củ quả là nhóm chất không thể thiếu trong khẩu phần ăn của các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Nhóm các thực phẩm này giúp cung cấp vitamin nhóm A, D, C từ đó tăng khả năng hấp thu Canxi và cũng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Ngũ cốc là nhóm thực phẩm có khả năng chốn
g lại các tổn thương viêm, bên cạnh đó còn làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp sau này.
Các nhóm thực phẩm nên tránh khi khớp gối có dịch:
- Nội tạng động vật là nhóm chất có nhiều chất đạm và chất béo bão hòa, dễ gây tình trạng bệnh gout và các bệnh lý xương khớp khác.
- Nhóm chất kích thích bao gồm bia rượu và thuốc lá nên tránh xa.
- Nhóm protein thịt đỏ không nên sử dụng.
- Đồ ăn chế biến sẵn có thể sẽ không đảm bảo về nguyên liệu và nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó đây không phải là các đồ tươi mới, có hàm lượng chất béo cao và năng lượng lớn khi sử dụng. Dễ làm mất kiểm soát cân nặng.
Biện pháp phòng tránh khớp gối có dịch
Khớp gối có dịch có thể xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển mạn tính và lặp lại nhiều lần trên mỗi thể trạng bệnh nhân. Các biện pháp dưới đây khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện để phòng ngừa.
- Nên thực hiện chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Tránh sử dụng các đồ kích thích và tác động xấu đến cơ thể.
- Nâng cao sức khỏe qua các bài tập thể dục hàng ngày. Nên thực hiện bài tập đúng kỹ thuật và theo giáo trình cụ thể.
- Kiểm soát cân nặng của bản thân để tránh gánh nặng trên hệ cơ xương.
- Không nên thường xuyên mang vác đồ nặng hoặc đồ cồng kềnh.
- Hạn chế các va chạm hoặc chấn thương không đáng có trong di chuyển.
- Thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ thường xuyên, theo dõi tình trạng bệnh và phán đoán nguy cơ mắc bệnh để có biện pháp phòng ngừa.
- Sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
- Trong trường hợp cảm thấy có dấu hiệu bất thường, nên thăm khám ngay tại các cơ sở y tế.
- Đối với các vận động viên, cần có các dụng cụ hỗ trợ và nâng đỡ để giảm tối đa các chấn thương và va chạm trong tập luyện.
- Trong mỗi buổi tập luyện nên thực hiện cả khởi động và giãn cơ đầy đủ. Nên tập các bài vừa sức.
Khớp gối có dịch thường rất dễ nhận biết và được điều trị ở giai đoạn bệnh nhẹ. Tuy nhiên bệnh nhân cũng không nên chủ quan, đặc biệt là tình trạng mãn tính. Người bệnh nên thường xuyên theo dõi sức khỏe và có biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt.
Xem thêm: 11 bí quyết tẩy trắng răng tại nhà tự nhiên, tiết kiệm và hiệu quả
Tin mới nhất
- CHUYÊN GIA CHIA SẺ: Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, 2 và 3
- Amidan lưỡi là gì? Cách nhận biết triệu chứng và điều trị hiệu quả
- Loét dạ dày nên ăn gì? 6 loại thực phẩm nên bổ sung
- Oral Sex là gì? Cách quan hệ tình dục bằng miệng cho người ấy sướng mê
- Hội chứng Pancoast
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Nguyễn nhân và cách điều trị tốt nhất
- Thuốc thoái hóa cột sống điều trị hiệu quả, an toàn nhất hiện nay
- Những điều về thụ tinh trong ống nghiệm bạn phải biết
- Bệnh viêm khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 14 lợi ích tuyệt vời của trái măng cụt cho sức khỏe