Trà lợi sữa có thực sự… lợi sữa như bạn nghĩ?
Nhiều bà mẹ sau sinh thường tỏ ra lo lắng không biết rằng liệu mình có đủ sữa cho con bú hay không? Trên thực tế, tỷ lệ sản phụ gặp phải vấn đề này đang ngày càng phổ biến hơn nữa. Giải pháp hữu hiệu cho tình huống này được nhiều chị em tin dùng chính là trà lợi sữa.
Nhiều bà mẹ sau sinh thường tỏ ra lo lắng không biết rằng liệu mình có đủ sữa cho con bú hay không? Trên thực tế, tỷ lệ sản phụ gặp phải vấn đề này đang ngày càng phổ biến hơn nữa. Giải pháp hữu hiệu cho tình huống này được nhiều chị em tin dùng chính là trà lợi sữa.
Bởi lẽ không chỉ giúp tăng tiết sữa, loại trà này còn hữu ích trong việc lấy lại vóc dáng sau sinh. Bên cạnh đó, một lợi điểm để nhiều người đặt niềm tin vào trà lợi sữa chính là hầu hết thành phần đều từ thảo dược thiên nhiên. Những ai lần đầu làm mẹ sẽ không khỏi băn khoăn về sản phẩm này, đơn cử như: Trà lợi sữa nào tốt? Dùng có an toàn không hay hiệu quả ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết nhé.
Giải đáp thắc mắc: Trà lợi sữa là gì?
Trà lợi sữa là một hỗn hợp các loại thảo mộc khác nhau được dùng như trà. Thông thường mẹ bầu có thể uống khoảng vài lần trong ngày suốt thời kỳ hậu sản của mình. Hiện nay, loại trà này đã có mặt rất nhiều trên thị trường và được quảng cáo là thực phẩm bổ sung giúp tăng lượng sữa mẹ.
Vậy câu hỏi đặt ra là: liệu vai trò của loại trà này có thực sự đúng như tên gọi? Đã có một vài nghiên cứu về trà lợi sữa, thế nhưng kết quả lại không hoàn toàn rõ ràng. Mặc dù vậy, cũng có một vài trường hợp báo cáo rằng họ đã có sự gia tăng đáng kể lượng sữa cho con bú kể từ khi sử dụng sản phẩm trên.
Ngay cả khi những thành phần thảo mộc trong trà có tác dụng kích thích sự tiết sữa đi chăng nữa thì chìa khóa để cơ thể người mẹ sản xuất sữa tốt cho con chính là phải uống nước thường xuyên trong ngày để cho cơ thể có đủ lượng nước cần thiết.
Thêm vào đó, việc dành thời gian để chăm chút cho bản thân cũng là yếu tố quan trọng để giúp giải phóng “hormone tình yêu oxytocin” có lợi cho việc sản xuất sữa của mẹ bên cạnh sử dụng trà lợi sữa.
Điểm mặt những loại thảo mộc được dùng trong trà lợi sữa
Dưới đây là một số loại thảo mộc bạn có thể bắt gặp khi đọc qua thành phần trên bao bì của loại sản phẩm này:
1. Cỏ ca ri (Fenugreek)
Cỏ ca ri là loại thảo mộc có vị gần giống với maple syrup (một loại si rô được làm từ nhựa cây lá phong đỏ). Dù rằng vẫn còn có ít bằng chứng về tác dụng lợi sữa của cỏ ca ri nhưng một số ít nghiên cứu hạn chế lại cho thấy loại thảo dược này có thể giúp tăng lượng sữa mẹ.
Tuy nhiên, với những đối tượng vừa mang thai vừa cho con bú thì không nên dùng loại cỏ này. Bởi lẽ, nó cũng có tác dụng gây co thắt tử cung. Ngoài ra, vẫn có một số thông tin khác cho rằng, cỏ ca ri hoạt động tương tự estrogen. Chính vì thế nó có thể không an toàn với những bệnh nhân ung thư nhạy cảm hormone.
2. Kế sữa (Milk thistle)
Kế sữa được sử dụng phổ biến cho các vấn đề tiêu hóa cũng như giúp lợi sữa. Cũng như cỏ cà ri, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng này của kế sữa. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thành phần này trong các sản phẩm trà lợi sữa.
3. Hạt tiểu hồi (Fennel) có trong trà lợi sữa
Bởi lẽ không chỉ giúp tăng tiết sữa, loại trà này còn hữu ích trong việc lấy lại vóc dáng sau sinh. Bên cạnh đó, một lợi điểm để nhiều người đặt niềm tin vào trà lợi sữa chính là hầu hết thành phần đều từ thảo dược thiên nhiên. Những ai lần đầu làm mẹ sẽ không khỏi băn khoăn về sản phẩm này, đơn cử như: Trà lợi sữa nào tốt? Dùng có an toàn không hay hiệu quả ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết sau để biết nhé.
Giải đáp thắc mắc: Trà lợi sữa là gì?
Trà lợi sữa là một hỗn hợp các loại thảo mộc khác nhau được dùng như trà. Thông thường mẹ bầu có thể uống khoảng vài lần trong ngày suốt thời kỳ hậu sản của mình. Hiện nay, loại trà này đã có mặt rất nhiều trên thị trường và được quảng cáo là thực phẩm bổ sung giúp tăng lượng sữa mẹ.
Vậy câu hỏi đặt ra là: liệu vai trò của loại trà này có thực sự đúng như tên gọi? Đã có một vài nghiên cứu về trà lợi sữa, thế nhưng kết quả lại không hoàn toàn rõ ràng. Mặc dù vậy, cũng có một vài trường hợp báo cáo rằng họ đã có sự gia tăng đáng kể lượng sữa cho con bú kể từ khi sử dụng sản phẩm trên.
Ngay cả khi những thành phần thảo mộc trong trà có tác dụng kích thích sự tiết sữa đi chăng nữa thì chìa khóa để cơ thể người mẹ sản xuất sữa tốt cho con chính là phải uống nước thường xuyên trong ngày để cho cơ thể có đủ lượng nước cần thiết.
Thêm vào đó, việc dành thời gian để chăm chút cho bản thân cũng là yếu tố quan trọng để giúp giải phóng “hormone tình yêu oxytocin” có lợi cho việc sản xuất sữa của mẹ bên cạnh sử dụng trà lợi sữa.
Điểm mặt những loại thảo mộc được dùng trong trà lợi sữa
Dưới đây là một số loại thảo mộc bạn có thể bắt gặp khi đọc qua thành phần trên bao bì của loại sản phẩm này:
1. Cỏ ca ri (Fenugreek)
Cỏ ca ri là loại thảo mộc có vị gần giống với maple syrup (một loại si rô được làm từ nhựa cây lá phong đỏ). Dù rằng vẫn còn có ít bằng chứng về tác dụng lợi sữa của cỏ ca ri nhưng một số ít nghiên cứu hạn chế lại cho thấy loại thảo dược này có thể giúp tăng lượng sữa mẹ.
Tuy nhiên, với những đối tượng vừa mang thai vừa cho con bú thì không nên dùng loại cỏ này. Bởi lẽ, nó cũng có tác dụng gây co thắt tử cung. Ngoài ra, vẫn có một số thông tin khác cho rằng, cỏ ca ri hoạt động tương tự estrogen. Chính vì thế nó có thể không an toàn với những bệnh nhân ung thư nhạy cảm hormone.
2. Kế sữa (Milk thistle)
Kế sữa được sử dụng phổ biến cho các vấn đề tiêu hóa cũng như giúp lợi sữa. Cũng như cỏ cà ri, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng này của kế sữa. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thành phần này trong các sản phẩm trà lợi sữa.
3. Hạt tiểu hồi (Fennel) có trong trà lợi sữa
Hạt tiểu hồi chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đủ để chứng minh tính hiệu quả trong việc tăng tiết sữa. Hai trong số những nghiên cứu nhỏ gần đây báo cáo tiểu hồi thực sự có công dụng giúp cải thiện lượng sữa mẹ.
4. Cây tầm ma (Stinging nettle)
Loại thảo mộc này có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa. Nó được dân gian sử dụng để giảm viêm và làm hạ huyết áp nhanh. Mặc dù không có tính an toàn cho phụ nữ mang thai do khả năng gây co thắt tử cung nhưng vẫn có những trường hợp sử dụng tầm ma trong trà lợi sữa để hỗ trợ việc tăng tiết sữa nhằm cho con bú thuận lợi. Nhìn chung, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều này.
5. Dương cửu lý (Goat’s rue)
Dương cửu lý hay còn gọi là đậu sơn dương được biết là có tác dụng tốt cho gan, tuyến thượng thận và trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại thảo mộc này còn có những lợi ích tiềm tàng với những ai đang nuôi con bằng sữa mẹ. Loại thảo dược này được cho là có khả năng dung nạp vào cơ thể tốt. Tuy nhiên, cũng như tất cả những loại ở trên, nó vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác thực tác dụng này.
6. Chùm ngây (Moringa) trong trà lợi sữa
Chùm ngây là một thành phần cũng thường gặp trong trà lợi sữa. Chùm ngây là thảo dược đã được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới trong nhiều năm, đặc biệt là các khu vực ở Bắc Mỹ.
Nó được quảng cáo rộng khắp về những thành phần dinh d
ưỡng cũng như tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Thực tế, tác dụng của chùm ngây đã được nghiên cứu rất nhiều trên động vật nhưng ở người vẫn còn khá ít, nhất là với tác dụng lợi sữa. Mặc dù vậy, không có nhiều báo cáo về tác dụng phụ được ghi nhận cho đến nay.
Việc dùng trà này liệu có an toàn cho mẹ và bé hay không?
Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi một số tác dụng của thảo dược và các sản phẩm từ thảo dược vẫn chưa được biết rõ ràng thì việc cẩn trọng khi sử dụng là điều hết sức cần thiết, nhất là với trường hợp đang mang thai và cho con bú. Bởi lẽ có thể những tác dụng phụ từ trà lợi sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, để an toàn, tốt nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và chỉ nên dùng những thứ mà bạn từng sử dụng qua hoặc không gặp bất kỳ trở ngại nào về mặt y tế.
Vẫn có một số loại thảo dược không an toàn để tiêu thụ khi cho con bú. Vậy nên, trước khi sử dụng, bạn nên có sự chuẩn bị và cập nhật chi tiết về danh mục đâu là những thành phần không an toàn với bản thân mình và cả bé yêu.
Sử dụng trà lợi sữa như thế nào là hợp lý nhất?
Nhìn chung, sản phẩm này được pha theo cách thức tương tự như các loại trà khác, tức là vẫn sử dụng nước nóng và ngâm trà lợi sữa một thời gian rồi mới dùng. Ngoài ra, một số loại bạn vẫn có thể pha một lượng lớn rồi sau đó dùng dần. Điều này tùy thuộc vào hướng dẫn sử dụng của trà.
Hạt tiểu hồi chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng đủ để chứng minh tính hiệu quả trong việc tăng tiết sữa. Hai trong số những nghiên cứu nhỏ gần đây báo cáo tiểu hồi thực sự có công dụng giúp cải thiện lượng sữa mẹ.
4. Cây tầm ma (Stinging nettle)
Loại thảo mộc này có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất chống oxy hóa. Nó được dân gian sử dụng để giảm viêm và làm hạ huyết áp nhanh. Mặc dù không có tính an toàn cho phụ nữ mang thai do khả năng gây co thắt tử cung nhưng vẫn có những trường hợp sử dụng tầm ma trong trà lợi sữa để hỗ trợ việc tăng tiết sữa nhằm cho con bú thuận lợi. Nhìn chung, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều này.
5. Dương cửu lý (Goat’s rue)
Dương cửu lý hay còn gọi là đậu sơn dương được biết là có tác dụng tốt cho gan, tuyến thượng thận và trợ tiêu hóa. Bên cạnh đó, loại thảo mộc này còn có những lợi ích tiềm tàng với những ai đang nuôi con bằng sữa mẹ. Loại thảo dược này được cho là có khả năng dung nạp vào cơ thể tốt. Tuy nhiên, cũng như tất cả những loại ở trên, nó vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác thực tác dụng này.
6. Chùm ngây (Moringa) trong trà lợi sữa
Chùm ngây là một thành phần cũng thường gặp trong trà lợi sữa. Chùm ngây là thảo dược đã được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới trong nhiều năm, đặc biệt là các khu vực ở Bắc Mỹ.
Nó được quảng cáo rộng khắp về những thành phần dinh d
ưỡng cũng như tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Thực tế, tác dụng của chùm ngây đã được nghiên cứu rất nhiều trên động vật nhưng ở người vẫn còn khá ít, nhất là với tác dụng lợi sữa. Mặc dù vậy, không có nhiều báo cáo về tác dụng phụ được ghi nhận cho đến nay.
Việc dùng trà này liệu có an toàn cho mẹ và bé hay không?
Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi một số tác dụng của thảo dược và các sản phẩm từ thảo dược vẫn chưa được biết rõ ràng thì việc cẩn trọng khi sử dụng là điều hết sức cần thiết, nhất là với trường hợp đang mang thai và cho con bú. Bởi lẽ có thể những tác dụng phụ từ trà lợi sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, để an toàn, tốt nhất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và chỉ nên dùng những thứ mà bạn từng sử dụng qua hoặc không gặp bất kỳ trở ngại nào về mặt y tế.
Vẫn có một số loại thảo dược không an toàn để tiêu thụ khi cho con bú. Vậy nên, trước khi sử dụng, bạn nên có sự chuẩn bị và cập nhật chi tiết về danh mục đâu là những thành phần không an toàn với bản thân mình và cả bé yêu.
Sử dụng trà lợi sữa như thế nào là hợp lý nhất?
Nhìn chung, sản phẩm này được pha theo cách thức tương tự như các loại trà khác, tức là vẫn sử dụng nước nóng và ngâm trà lợi sữa một thời gian rồi mới dùng. Ngoài ra, một số loại bạn vẫn có thể pha một lượng lớn rồi sau đó dùng dần. Điều này tùy thuộc vào hướng dẫn sử dụng của trà.
Đôi khi, bạn vẫn có thể cho thêm chút đường, đá hoặc một vài hương vị nào đó mà mình thích. Về lượng dùng thì cũng tùy vào khuyến cáo có ghi trên nhãn trà, nhưng chung quy số lượng sẽ rơi vào tầm 1 – 3 tách mỗi ngày.
Mách bạn những biện pháp khác để làm tăng lượng sữa mẹ hiệu quả
Nếu trà không phải là món ưa thích của bạn hoặc việc sử dụng trà lợi sữa không mang lại kết quả như mong đợi, thì vẫn có những cách khác để bạn cải thiện lượng sữa cho con bú. Một vài biện pháp phổ biến bao gồm:
- Ăn bánh quy lợi sữa: Đặc biệt là các loại bánh có thành phần là yến mạch, mầm lúa mì và hạt lanh.
- Áp dụng phương pháp da kề da với trẻ: Điều này không chỉ giúp cả bạn và con có những phút giây thư thái, ấm cúng mà cảm giác hạnh phúc, tràn ngập yêu thương cũng sẽ là kích thích tố giúp sữa tiết nhiều hơn đấy.
- Tăng hút sữa thường xuyên hơn: Bầu ngực của phụ nữ sau sinh sản xuất sữa dựa trên nguyên lý cung và cầu. Nếu bạn càng hút sữa nhiều và thường xuyên hơn thì việc này sẽ đánh lừa cơ thể, cho rằng nó cần phải tiết nhiều sữa hơn nữa.
- Tránh dùng một vài loại thuốc, hút thuốc lá hay mặc áo ngực quá bó sát: Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiết sữa.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm hết sức thú vị nhưng cũng không kém quan trọng. Ngoài sử dụng trà lợi sữa, bạn có thể thử những biện pháp ở trên để tăng tiết sữa nhiều hơn nữa nhé!
Minh Phú/HELLO BACSI
Đôi khi, bạn vẫn có thể cho thêm chút đường, đá hoặc một vài hương vị nào đó mà mình thích. Về lượng dùng thì cũng tùy vào khuyến cáo có ghi trên nhãn trà, nhưng chung quy số lượng sẽ rơi vào tầm 1 – 3 tách mỗi ngày.
Mách bạn những biện pháp khác để làm tăng lượng sữa mẹ hiệu quả
Nếu trà không phải là món ưa thích của bạn hoặc việc sử dụng trà lợi sữa không mang lại kết quả như mong đợi, thì vẫn có những cách khác để bạn cải thiện lượng sữa cho con bú. Một vài biện pháp phổ biến bao gồm:
- Ăn bánh quy lợi sữa: Đặc biệt là các loại bánh có thành phần là yến mạch, mầm lúa mì và hạt lanh.
- Áp dụng phương pháp da kề da với trẻ: Điều này không chỉ giúp cả bạn và con có những phút giây thư thái, ấm cúng mà cảm giác hạnh phúc, tràn ngập yêu thương cũng sẽ là kích thích tố giúp sữa tiết nhiều hơn đấy.
- Tăng hút sữa thường xuyên hơn: Bầu ngực của phụ nữ sau sinh sản xuất sữa dựa trên nguyên lý cung và cầu. Nếu bạn càng hút sữa nhiều và thường xuyên hơn thì việc này sẽ đánh lừa cơ thể, cho rằng nó cần phải tiết nhiều sữa hơn nữa.
- Tránh dùng một vài loại thuốc, hút thuốc lá hay mặc áo ngực quá bó sát: Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiết sữa.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm hết sức thú vị nhưng cũng không kém quan trọng. Ngoài sử dụng trà lợi sữa, bạn có thể thử những biện pháp ở trên để tăng tiết sữa nhiều hơn nữa nhé!
Minh Phú/HELLO BACSI
Xem thêm: Đau vùng chậu
Tin mới nhất
- Kiện Khớp Tiêu Thống Collagen Học Viện Quân Y có tốt không?
- Tê tay khi mang thai tháng cuối và cách xử lý hiệu quả cao(Chi tiết)
- Ho khan lâu ngày không khỏi là bị gì? Có nguy hiểm không?
- Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày – Bác sĩ kê đơn
- Trào ngược dịch mật có nguy hiểm và tự khỏi không?
- Trồng cây xạ đen thế nào đúng kỹ thuật? Cách chăm sóc cây xạ đen?
- Xuất Huyết Dạ Dày [2019] Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị A-Z
- Mách bạn 7 cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hay và dễ áp dụng
- Video về nấm lim xanh thiên nhiên
- Địa chỉ bác sĩ chữa viêm tai giữa giỏi ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM