17 công dụng của măng tây và lưu ý khi dùng
Măng tây có nhiều tác dụng tuyệt vời như bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm chắc xương, hỗ trợ chữa trị ung thư, ngăn ngừa bệnh tiểu đường… Cùng tìm hiểu những công dụng của măng tây, cách chế biến cũng như sử dụng thực phẩm này đúng cách để đạt được lợi ích tốt nhất.
Tìm hiểu về cây măng tây
Cây măng tây ( tên khoa học Asparagus officinalis L.) là một loại cây thảo được sử dụng làm rau ăn. Cây thân tròn, mọc thẳng, rắn chắc, có hình dáng như ngọn giáo. Các chồi măng non thường được thu hoạch vào mùa xuân khi phát triển đến kích thước khoảng 15 – 20cm.
Thực phẩm này được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B6, C, E, K, protein, sắt, kẽm, magie, canxi, folate cùng nhiều khoáng tố khác tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, tim mạch, xương khớp và cả thần kinh. Phần rễ của cây măng tây cũng được sử dụng làm dược liệu trong y học cổ truyền nhờ có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, tiêu đàm, sát trùng.
Có nhiều giống măng tây khác nhau, chúng được chia thành 3 loại chính như sau:
- Măng tây tím: Trong thân cây chứa hàm lượng anthocyanins cao nên có màu tím. Thân mềm, ngọt và mùi thơm dịu nhưng ít chất xơ hơn so với các loại măng tây còn lại. Măng tây tím chủ yếu được trồng ở Úc.
- Măng tây xanh: Loại măng này được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Do được trồng trong môi trường có nhiều ánh sáng mặt trời nên ngọn măng có màu xanh đậm, thân mập mạp. Mặc dù có vị hơi đắng nhưng măng tây xanh chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
- Măng tây trắng: Loại măng này có nguồn gốc từ Châu Âu. Nó được trồng trong bóng tối nên không thể quang hợp khiến cho thân có màu trắng. Trên thị trường, giá măng tây trắng thường đắt gấp đôi so với loại màu xanh do nguồn cung ít và tốn kém nhiều chi phí trong khâu sản xuất.
Công dụng của măng tây
Các tác dụng của măng tây đối với sức khỏe bao gồm:
1. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Giàu chất xơ, kali và folate, măng tây có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định huyết áp. Qua đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ.
2. Kích thích tiểu tiện
Trong dân gian, măng tây được sử dụng như một vị thuốc lợi tiểu tự nhiên. Người mắc chứng thận yếu, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, đau bàng quang thường xuyên sử dụng sẽ giúp hoạt động đi tiểu được thông suốt.
3. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp
Bạn đang bị ho, viêm họng hay khàn giọng, hãy lấy rễ cây măng tây sắc uống hàng ngày. Nước sắc rễ măng tây có đặc tinh kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên nên có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp.
4. Hỗ trợ giảm cân một cách an toàn
Đây là một trong những tác dụng của măng tây trong làm đẹp. Sở hữu thành phần giàu chất xơ nhưng lại chứa rất ít chất béo bão hòa, măng tây là thực phẩm lý tưởng nên có trong thực đơn của người đang bị thừa cân, béo phì. Thực phẩm này giúp giảm cân một cách an toàn, không gây tác dụng phụ như các loại thực phẩm chức năng đang bán trôi nổi trên thị trường.
5. Chống lão hóa, kéo dài tuổi xuân
Phân tích thành phần hóa học của măng tây, các nhà dinh dưỡng phát hiện ra một chất có tên gọi glutathione. Hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời, đồng thời cải thiện các dấu hiệu lão hóa da ở phụ nữ tuổi trung niên như vết nhăn, tàn nhang, đồi mồi…
Chính vì vậy, thay vì sử dụng các loại mỹ phẩm được pha trộn hóa chất độc hại, chị em nên tăng cường ăn măng tây để níu giữ tuổi xuân và cải thiện sức khỏe tổng thể.
6. Nhuận tràng, chống táo bón, cải thiện sức khỏe đường ruột
Thành phần inulin có trong măng tây đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe đường ruột. Chất này tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi sinh vật có ích trong đường ruột phát triển. Đồng thời, măng tây còn bổ sung chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn trong đường ruột và chống táo bón hiệu quả.
7. Tăng cường khả năng miễn dịch
Nhờ có hàm lượng vitamin C, E và protein phong phú, măng tây có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn những tác hại của gốc tự do đến tế bào. Những người có thói quen ăn măng tây thường xuyên sẽ có khả năng miễn dịch tốt hơn và ít bị bệnh vặt.
8. Giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi
Phụ nữ mang thai nên bổ sung măng tây trong chế độ ăn để tăng cường axit folic cho cơ thể. Chất này không chỉ cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi mà còn ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, sinh non.
9. Măng tây làm tăng sức bền cho thành mạch
Ăn măng tây chính là cách bổ sung nguồn rutin tự nhiên dồi dào cho cơ thể. Rutin có tác dụng làm bền thành mao mạch và mạch máu, ngăn ngừa bệnh suy tĩnh mạch và tăng cường tuần hoàn máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
10. Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2
Nghiên cứu cho thấy, ăn măng tây giúp kích thích tuyến tụy sản xuất hormone insulin làm ổn định lượng đường trong máu, đồng thời chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Đây là công dụng của măng tây mà người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 không nên bỏ qua.
11. Cải thiện sức khỏe tình dục
Măng tây được ví như thần dược cho sức khỏe tình dục cho cả nam và nữ. Thực phẩm này giúp bổ sung vitamin E, sắt, kẽm, kali giúp điều tiết hormone sinh dục, kích thích ham muốn, làm tăng cảm giác hưng phấn khi yêu.
Đối với các quý ông đang bị vô sinh hiếm muộn vì các vấn đề liên quan đến tinh trùng thì thường xuyên ăn măng tây sẽ giúp cải thiện số lượng, chất lượng tinh binh, nâng cao khả năng thụ thai.
12. Chống trầm cảm, cải thiện tâm trạng
Cây măng tây sở hữu hàm lượng cao các chất folate và vitamin B12. Chúng sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm ở một số người do thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.
Đặc biệt, măng tây còn cung cấp tryptophan – một loại axit có ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng cũng như tinh thần, giúp bạn ngủ ngon hơn.
13. Giảm đau bụng kinh
Măng tây cũng rất có lợi cho chị em phụ nữ hay bị đau bụng kinh. Sử dụng thực phẩm này trong những ngày đèn đỏ sẽ cung cấp hàm lượng vitamin E và B9 dồi dào giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh, ngăn ngừa hiện tượng chuột rút cơ bụng.
14. Tác dụng của măng tây với xương khớp
Đối với hệ xương khớp, ăn măng tây có thể bổ sung vitamin K và c
anxi dồi dào giúp xương phát triển cứng cáp, khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý như loãng xương, thoái hóa khớp cho mọi đối tượng. Những chất này được tìm thấy nhiều nhất là trong măng tây trắng.
15. Làm đẹp da
Thêm một công dụng của măng tây trong làm đẹp không phải chị em nào cũng biết đó chính là làm đẹp da. Lợi ích này có được là nhờ các thành phần vitamin A, C, E có trong thực phẩm này. Khi được cơ thể hấp thu, chúng thúc đẩy cơ thể tổng hợp collagen cải thiện kết cấu da, giúp da săn chắc, mịn màng và khỏe mạnh hơn.
16. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào thực đơn hàng ngày là cách đơn giản giúp bạn ngăn ngừa và đối phó với bệnh ung thư hiệu quả hơn. Măng tây chính là một trong những thực phẩm đứng đầu về hàm lượng chất chống oxy hóa.
Theo viện Ung Thư Quốc Gia Mỹ, măng tây cung cấp hàm lượng glutathione dồi dào hơn bất kì loại thực phẩm nào khác. Nó có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh ung thư trong cơ thể.
17. Cải thiện thị lực
Vitamin A và beta caroten trong măng tây là những thành phần quan trọng với sức khỏe của đôi mắt. Chúng giúp làm sáng mắt, giảm nguy cơ bị bệnh đục thủy tinh thể.
Tác hại của măng tây
Măng tây chỉ mang lại lợi ích tối đa khi sử dụng đúng cách. Nếu ăn thực phẩm này quá nhiều bạn cũng sẽ gặp phải không ít tác dụng phụ.
Dưới đây là một số tác hại của măng tây đã được các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo:
- Khô miệng: Đặc tính lợi tiểu tự nhiên của cây măng tây có thể tốt với những người đang gặp vấn đề về thận nhưng đối với một số người thì lại không. Những người có sức khỏe bình thường khi ăn quá nhiều măng tây sẽ đi tiểu nhiều hơn gây nguy cơ bị mất nước, khô miệng.
- Khiến dạ dày khó chịu: Dung nạp quá nhiều chất xơ từ măng tây sẽ khiến dạ dày khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của cơ ruột.
- Gây mùi hôi cho cơ thể: Đây là một tác hại phổ biến của việc lạm dụng măng tây. Thực phẩm này chứa nhiều lưu huỳnh nên dễ gây mùi hôi ở miệng, hôi nách hay các vùng khác trên cơ thể khi sử dụng với số lượng lớn hoặc ăn với tần suất liên tục.
- Sút cân đột ngột: Ăn nhiều măng tây có thể khiến cân nặng giảm đột ngột do thực phẩm này có tính chất lợi tiểu, làm lượng nước trong cơ thể thất thoát nhanh. Điều này sẽ không có lợi cho sức khỏe.
- Dị ứng da: Một số người bị dị ứng với thành phần của măng tây gây ra các hiện tượng như buồn nôn, nôn ói, chảy nước mũi, nổi phát ban ngoài da, chóng mặt, khó thở…
Lưu ý khi ăn măng tây
Khi sử dụng thực phẩm này, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Chế biến măng tây đúng cách
Măng tây rất dễ bị mất chất dinh dưỡng và không còn giữ được vị giòn ngọt tự nhiên cùng màu xanh bắt mắt. Vì vậy, công đoạn sơ chế và chế biến măng tây cần được thực hiện đúng cách, tỉ mỉ để đạt được lợi ích tối đa.
Bạn nên chọn những cây măng tây mập mạp, còn tươi và xanh mướt, không bị héo hay thối dập. Khi sử dụng đem cắt bỏ phần gốc già rồi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Cần giữ nguyên cả vỏ măng tây vì phần này là nơi tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng.
Khi chế biến măng tây không nên đun nấu ở nhiệt độ cao hoặc nấu quá lâu gây biến chất và khiến măng bị dai.
Cách ăn măng tây ngon và tốt nhất
Thực phẩm này có thể được tiêu thụ theo nhiều hình thức khác nhau như:
- Xay sinh tố hoặc ép nước uống
- Lấy phần gốc già phơi khô đem nấu uống thay trà hàng ngày giúp mát gan, giải độc
- Dùng nấu súp hoặc xào, luộc, nướng, trộn salad, bóp gỏi…
Tốt nhất vẫn là ăn măng tây dạng luộc hoặc hấp cách thủy để giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này. Tuy nhiên cần tránh luộc măng tây trong nồi sắt vì nó có thể làm mất đi màu sắc tự nhiên của măng và gây ra những phản ứng độc hại cho sức khỏe.
Những ai không nên ăn măng tây?
Măng tây không an toàn cho những đối tượng sau:
- Người đang bị phù nề do ảnh hưởng của bệnh thận hoặc rối loạn suy tin
- Người đang dùng thuốc điều trị bệnh cao huyết áp nên tránh dùng măng tây. Nếu sử dụng chúng cùng lúc sẽ khiến huyết áp bị tụt xuống thấp một cách đột ngột gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Người quá mẫn hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong cây măng tây
- Bệnh nhân bị gút ăn măng tây có thể làm tăng axit máu do chứa nhiều purin
Tương tác thuốc
Măng tây có thể tương tác, làm tăng tác dụng của thuốc chống tăng huyết áp. Điều này có thể khiến cho huy
ết áp tụt giảm nhanh chóng gây ra những triệu chứng bất lợi cho cơ thể.
Tình trạng tương tác giữa măng tây với các thực phẩm, thực phẩm chức năng hay các loại thuốc tân dược khác chưa được công bố. Để đảm bảo an toàn, hãy tham vấn ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ điều trị trước khi sử dụng măng tây với bất kì mục đích nào.
Các bài thuốc, món ăn từ măng tây
– Măng tây chữa mất ngủ:
- Chuẩn bị: 10 cây măng tây, dưa chuột và táo xanh mỗi thứ 1 quả, rễ gừng, 1 thìa nước cốt chanh
- Cách dùng: Măng ngâm vào nước lạnh có pha một chút muối khoảng 15 phút, vớt ra, để ráo nước, cắt khúc ngắn. Dưa chuột và táo xanh gọt vỏ, thái nhỏ. Cho tất cả vào máy xay sinh tố xay chung với nước cốt chanh và một ít rễ gừng. Uống hỗn hợp này hàng ngày sau khi ăn trưa để ngủ ngon giấc hơn.
– Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh ung thư bằng măng tây
- Chuẩn bị: 200g măng tây
- Cách dùng: Đem măng tây hấp chín, xay nát, cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần trong 2 ngày. Mỗi lần ăn 4 thìa x 2 lần/ngày.
Để thay đổi khẩu vị, người nhà cũng có thể ép măng tây chung với các loại rau củ quả khác cho bệnh nhân uống mỗi ngày một ly.
– Măng tây xào tôm:
- Chuẩn bị: Măng tây, cà rốt, cải thảo, tôm lượng đủ ăn và các gia vị thông dụng
- Cách chế biến: Tôm lột vỏ, lấy chỉ đen ở sống lưng, đem ướp với tỏi bằm và hạt nêm. Măng tây chẻ làm đôi, cắt khúc ngắn, cà rốt thái mỏng, cải thảo cắt miếng vừa ăn. Trước tiên, phi thơm tỏi rồi cho tôm vào đảo nhanh tay. Tiếp tục cho cà rốt và cải thảo vào xào đến khi gần chín thì mới cho măng tây vào. Thêm vào chút tiêu và nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp. Dùng món này 2 – 3 lần mỗi tuần có tác dụng bồi bồ cơ thể, kích thích ham muốn tình dục.
– Món canh măng tây hầm xương heo
- Chuẩn bị: Măng tây, cà rốt, khoai tây và xương sườn lợn hoặc xương ống
- Cách chế biến: Các loại rau rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Hầm xương lợn khoảng 20 phút rồi cho rau vào nấu chín. Nêm chút nước mắm, muối, hạt nêm cho vừa miệng. Dọn ra tô, rải hành ngò và tiêu lên trên ăn kèm với cơm. Món ăn này rất tốt cho bà bầu vì cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng an thai, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Như vậy có thể thấy, bên cạnh những công dụng quý thì cây măng tây cũng có thể gây ra nhiều tác hại nếu bạn ăn quá nhiều. Các bà nội trợ hãy ghi chép lại phương pháp chế biến thực phẩm này đúng cách và sử dụng nó sao cho hợp lý để cải thiện sức khỏe cho cả gia đình.
Có thể bạn chưa biết
- 8 tác dụng của cơm rượu với sức khỏe con người
- Giá trị dinh dưỡng và công dụng của quả óc chó
- Vừng – Vừa tốt cho sức khỏe lại có công dụng trị bệnh
Xem thêm: Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
Tin mới nhất
- Bệnh đau đỏ đầu chi
- Nấm lim xanh loại nào tốt nhất với cách dùng nấm lim xanh hiệu quả
- Top 5 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Không Cần Thuốc Cho Nam Giới 2021
- Tác hại của xạ đen có nguy hiểm không? Cách dùng tránh tác dụng phụ
- Vượt qua suy thận độ 2 kèm tiểu đường và tăng huyết áp nhờ sản phẩm thảo dược
- Đau đầu phía trước là biểu hiện của bệnh lý gì? Cách chữa trị tốt nhất
- Người bị tiểu đường khi ốm nên làm gì để nhanh hồi phục?
- Loạn nhịp tim
- Chế độ ăn uống và những thực phẩm tốt cho dạ dày
- Địa chỉ điều trị ung thư dạ dày và chi phí tham khảo
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Hành trình loại bỏ vảy nến hoàn toàn và lấy lại niềm tin trong cuộc sống của cô gái trẻ
- TIN TỨC UNG THƯ Bảng giá nội soi dạ dày – Chi tiết chi phí theo từng phương pháp
- TIN TỨC UNG THƯ Những công dụng của trà Phổ Nhĩ với sức khỏe
- Đại lý nấm lim xanh Mua nấm lim xanh ở Quảng Nam với công dụng của nấm lim xanh rừng