Tìm hiểu chung
Ngộ độc nước là gì?
Ngộ độc nước, hay còn gọi là nhiễm độc nước, là sự gián đoạn chức năng não do uống quá nhiều nước trong khoảng thời gian ngắn.
Quá nhiều nước trong cơ thể có thể làm loãng chất điện giải trong máu, đặc biệt là natri. Khi nồng độ natri giảm xuống dưới 135mmol/l sẽ gây ra tình trạng hạ natri máu.
Natri giúp cân bằng lượng dịch bên trong và bên ngoài các tế bào. Nếu tình trạng mất cân bằng dịch xảy ra ở các tế bào não có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
Uống bao nhiêu nước là nhiều?
Thực tế, không có một quy định cụ thể uống bao nhiêu nước có thể gây ngộ độc và tử vong. Tuy nhiên, tùy vào cân nặng, tình trạng sức khỏe của mỗi người, lượng nước cần bổ sung cho cơ thể sẽ khác nhau.
Thận ở một người trưởng thành khỏe mạnh có thể lọc được 20-28 lít nước mỗi ngày nhưng chỉ thải ra được 1 lít nước tiểu mỗi giờ. Điều này khiến cho thận khó hoạt động kịp nếu như bạn uống nhiều hơn 1 lít nước mỗi giờ.
Thận ở người già và trẻ em có xu hướng hoạt động kém hiệu quả hơn, do đó lượng nước mà họ cần bổ sung mỗi giờ có thể thấp hơn một chút. Nhiễm độc nước có thể xảy ra nhanh hơn ở trẻ em hoặc người lớn tuổi.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc nước là gì?
Nhiễm độc nước xảy ra khi các tế bào não sưng phù, làm tăng áp lực trong nội sọ. Áp lực này gây ra các triệu chứng đầu tiên của ngộ độc như:
Tìm hiểu chung
Ngộ độc nước là gì?
Ngộ độc nước, hay còn gọi là nhiễm độc nước, là sự gián đoạn chức năng não do uống quá nhiều nước trong khoảng thời gian ngắn.
Quá nhiều nước trong cơ thể có thể làm loãng chất điện giải trong máu, đặc biệt là natri. Khi nồng độ natri giảm xuống dưới 135mmol/l sẽ gây ra tình trạng hạ natri máu.
Natri giúp cân bằng lượng dịch bên trong và bên ngoài các tế bào. Nếu tình trạng mất cân bằng dịch xảy ra ở các tế bào não có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
Uống bao nhiêu nước là nhiều?
Thực tế, không có một quy định cụ thể uống bao nhiêu nước có thể gây ngộ độc và tử vong. Tuy nhiên, tùy vào cân nặng, tình trạng sức khỏe của mỗi người, lượng nước cần bổ sung cho cơ thể sẽ khác nhau.
Thận ở một người trưởng thành khỏe mạnh có thể lọc được 20-28 lít nước mỗi ngày nhưng chỉ thải ra được 1 lít nước tiểu mỗi giờ. Điều này khiến cho thận khó hoạt động kịp nếu như bạn uống nhiều hơn 1 lít nước mỗi giờ.
Thận ở người già và trẻ em có xu hướng hoạt động kém hiệu quả hơn, do đó lượng nước mà họ cần bổ sung mỗi giờ có thể thấp hơn một chút. Nhiễm độc nước có thể xảy ra nhanh hơn ở trẻ em hoặc người lớn tuổi.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc nước là gì?
Nhiễm độc nước xảy ra khi các tế bào não sưng phù, làm tăng áp lực trong nội sọ. Áp lực này gây ra các triệu chứng đầu tiên của ngộ độc như:
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Nôn
Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các dấu hiệu nghiêm trọng như:
- Tăng huyết áp
- Hoang mang
- Song thị
- Buồn ngủ
- Yếu cơ và chuột rút
- Mất cảm giác
Dịch tích tụ quá nhiều trong não có thể gây phù não, ảnh hưởng đến thân não và gây rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.
Trong những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, tổn thương não, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của nhiễm độc nước, đặc biệt là co giật hoặc buồn ngủ, hãy nhanh chóng đến bệnh viện.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ngộ độc nước là gì?
Khi bạn uống quá nhiều nước có thể gây hạ natri máu. Lúc này nồng độ natri trong máu trở nên rất thấp.
Quá nhiều nước trong cơ thể sẽ làm loãng natri trong máu, khiến các tế bào bị sưng phù.
Hầu hết các trường hợp nhiễm độc nước đe dọa tính mạng đều có liên quan đến việc vận động quá sức.
Những người khác uống quá nhiều nước là do tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn hoặc lệ thuộc vào nước.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm độc nước cũng có liên quan đến việc sử dụng thuốc gây nghiện. Các thuốc này sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao và khiến bạn uống nhiều nước hơn.
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Nôn
Các trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các dấu hiệu nghiêm trọng như:
- Tăng huyết áp
- Hoang mang
- Song thị
- Buồn ngủ
- Yếu cơ và chuột rút
- Mất cảm giác
Dịch tích tụ quá nhiều trong não có thể gây phù não, ảnh hưởng đến thân não và gây rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.
Trong những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng, người bệnh có thể bị co giật, tổn thương não, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của nhiễm độc nước, đặc biệt là co giật hoặc buồn ngủ, hãy nhanh chóng đến bệnh viện.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ngộ độc nước là gì?
Khi bạn uống quá nhiều nước có thể gây hạ natri máu. Lúc này nồng độ natri trong máu trở nên rất thấp.
Quá nhiều nước trong cơ thể sẽ làm loãng natri trong máu, khiến các tế bào bị sưng phù.
Hầu hết các trường hợp nhiễm độc nước đe dọa tính mạng đều có liên quan đến việc vận động quá sức.
Những người khác uống quá nhiều nước là do tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn hoặc lệ thuộc vào nước.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm độc nước cũng có liên quan đến việc sử dụng thuốc gây nghiện. Các thuốc này sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao và khiến bạn uống nhiều nước hơn.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ngộ độc nước?
Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bạn để tìm hiểu xem các triệu chứng là do uống quá nhiều nước hay tình trạng khác gây ra. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn làm kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu và nước tiểu.
Những phương pháp nào giúp điều trị ngộ độc nước?
Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng ngộ độc nước tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Cắt giảm lượng nước uống
- Uống thuốc lợi tiểu để tăng lượng nước tiểu được sản xuất
- Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước
- Dừng bất kỳ loại thuốc nào gây ra vấn đề này
- Thay thế natri trong trường hợp nghiêm trọng
Phòng ngừa
Bạn có thể phòng ngừa ngộ độc nước không?
Trong khi tập thể dục, bạn hãy cố gắng uống 2-4 cốc nước mỗi giờ. Nếu tập thể dục lâu hơn 1 giờ, bạn có thể lựa chọn các loại nước uống thể thao. Những đồ uống này có chứa đường, cùng với các chất điện giải như natri và kali, giúp cơ thể không bị mất nhiều nước.
Nếu bạn có một tình trạng y tế như bệnh tiểu đường, suy tim sung huyết hoặc bệnh thận, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị tốt nhất. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu bị khát nước bất thường. Đây có thể là một dấu hiệu của một vấn đề y tế cần được điều trị.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ngộ độc nước?
Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử của bạn để tìm hiểu xem các triệu chứng là do uống quá nhiều nước hay tình trạng khác gây ra. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn làm kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu và nước tiểu.
Những phương pháp nào giúp điều trị ngộ độc nước?
Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng ngộ độc nước tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Cắt giảm lượng nước uống
- Uống thuốc lợi tiểu để tăng lượng nước tiểu được sản xuất
- Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước
- Dừng bất kỳ loại thuốc nào gây ra vấn đề này
- Thay thế natri trong trường hợp nghiêm trọng
Phòng ngừa
Bạn có thể phòng ngừa ngộ độc nước không?
Trong khi tập thể dục, bạn hãy cố gắng uống 2-4 cốc nước mỗi giờ. Nếu tập thể dục lâu hơn 1 giờ, bạn có thể lựa chọn các loại nước uống thể thao. Những đồ uống này có chứa đường, cùng với các chất điện giải như natri và kali, giúp cơ thể không bị mất nhiều nước.
Nếu bạn có một tình trạng y tế như bệnh tiểu đường, suy tim sung huyết hoặc bệnh thận, hãy nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị tốt nhất. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu bị khát nước bất thường. Đây có thể là một dấu hiệu của một vấn đề y tế cần được điều trị.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Những loại thuốc dùng trong điều trị viêm da cơ địa