Ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông y và thuốc Nam với hiệu quả: Điều kinh, an thai, lưu thông khí huyết, trị mẩn ngứa…Bên cạnh đó, dược liệu này cũng được đánh giá là mang lại hiệu quả điều trị triệu chứng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Vậy chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu bằng cách nào? Có hiệu quả không?
Cây ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm có tốt hay không?
Ngải cứu là mọc sát đất, sống lâu năm và có hình thái rất đặc trưng. Người dân thường trồng ở sân vườn để dùng làm món ăn cũng như điều trị một số bệnh thông thường. Trong nhiều nghiên cứu dược liệu gần đây cho thấy, ngải cứu còn có tác dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Theo y học cổ truyền và tài liệu cây cỏ Việt Nam, ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, y thảo, ngải nhung…có vị đắng tính ấm, hơi cay và quy trực tiếp vào bốn kinh là can, thận, tỳ, phế. Từ đó tạo nên được các tác dụng: Đuổi hàn, ấm kinh, điều trị ngứa, ung nhọt, cầm máu, khí hư và kinh nguyệt không đều. Ngải cứu khi dùng đơn trị liệu hoặc phối hợp cùng vị thuốc khác còn có tác động tốt đến thoát vị đĩa đệm.
Theo các nghiên cứu của dược học hiện đại, ngải cứu chứa nhiều thành phần như: Cineol, dehydro matricaria este, flavonoid, cholin, tricosanol, tetradecatrilin, adenin… Được chứng minh có hiệu quả tiêu viêm, giảm đau và kháng khuẩn tại chỗ nhanh chóng.
Như vậy kết luận rằng, chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hoàn toàn có thể mang lại đáp ứng cao trên mỗi thể trạng bệnh nhân khác nhau. Mặt khác, đây đều là những bài thuốc Đông y hoặc thuốc Nam có sự kết hợp của vị dược liệu thiên nhiên khác. Do vậy người bệnh cũng yên tâm về mức độ an toàn khi dùng thường xuyên.
Top 7 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có nhiều cách thực hiện khác nhau. Bệnh có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Nam trước khi dùng để chắc chắn về hiệu quả điều trị.
Nước từ lá ngải cứu
Đây là cách làm đơn giản nhất mà bệnh nhân có thể áp dụng trực tiếp tại nhà. Người bệnh không cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu nhưng vẫn mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên với bài thuốc này, để đạt được đáp ứng ban đầu, người bệnh phải kiên trì dùng ít nhất 30 ngày và phải là thể thoát vị nhẹ. Do vậy đối với trường hợp cấp tính hoặc tiên lượng xấu thì không nên dùng.
Cách 1
Thành phần: Ngải cứu 500g.
Thực hiện và sử dụng:
- Ngải cứu chuẩn bị những lá xanh vừa, không già quá. Mang rửa sạch và để ráo nước dần.
- Sau đó dùng cối giã nhỏ ngải cứu đã sơ chế, lọc lấy nước cốt qua tấm vải màn, bỏ bã.
- Cho người bệnh uống hàng ngày, thực hiện 1 lần trong ngày.
- Với những đối tượng mắc bệnh lý đường tiêu hóa, tốt nhất nên dùng dạng nước nấu thì sẽ tốt hơn.
Cách 2
Thành phần: Ngải cứu 1kg.
Thực hiện và sử dụng:
- Ngải cứu cũng lựa chọn lá xanh vừa, rồi rửa sạch.
- Mang ngải cứu đã sơ chế đi phơi tự nhiên (khoảng 2 ngày). Khi dược liệu đã khô, mang bảo quản trong một túi kín để tránh bị ẩm.
- Mỗi lần lấy khoảng 100g dược liệu khô, cho vào ấm sắc cùng 500mL nước trắng.
- Nấu đến khi sôi thì dừng, cho bệnh nhân dùng trực tiếp.
Ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm kết hợp rượu
Rượu được xem là dung môi tách chiết dược liệu quan trọng. Đây cũng là chất có vị cay, tính nóng và quy kinh can thận tốt. Nếu dùng với lượng nhỏ hàng ngày sẽ giúp cơ thể lưu thông khí huyết, đuổi hàn, phòng chống bệnh tim mạch và hỗ trợ tiêu hóa.
Việc kết hợp dùng ngải cứu và rượu trắng nhằm mục đích chiết hoạt chất có trong cây và mang lại nhiều hiệu quả điều trị hơn.
Thành phần: Ngải cứu 1kg, rượu trắng 1 lít.
Thực hiện và sử dụng:
- Ngải cứu được sơ chế sạch, mang phơi khoảng 48 giờ để đạt độ ẩm <2%.
- Cho dược liệu vào bình đã cho sẵn 1 lít rượu. Đậy nắp kín và đợi khoảng 15 ngày rồi mới dùng.
- Bệnh nhân dùng 1 cốc nhỏ (khoảng 5mL) mỗi ngày, vào trước mỗi bữa ăn. Đồng thời thoa trực tiếp chất lỏng lên vị trí đau và viêm do thoát vị đĩa đệm, cũng làm giảm triệu chứng tại chỗ nhanh chóng.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và bách hoa tinh
Bách hoa tinh có tên thông thường là mật ong, được dùng để bồi bổ sức khỏe cũng như cung cấp thêm vitamin và nguyên tố vi lượng dồi dào. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là chất sát khuẩn hiệu quả và hỗ trợ bảo quản thực phẩm tốt hơn. Đặc biệt là dạng mật ong rừng, có chứa hàm lượng đường cao và nước <5%, do vậy có vị ngọt đậm và tạo cảm giác khé cổ khi uống.
Khi dùng mật ong và ngải cứu trong bài thuốc điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm, hiệu quả chống viêm sẽ tăng lên. Đồng thời tăng vị giác giúp việc uống thuốc hàng ngày không còn nhàm chán và khó khăn.
Thành phần: Ngải cứu dùng 200g, mật ong nguyên chất 100g.
Thực hiện:
- Ngải cứu dùng dạng đã phơi khô. Sau đó mang đi hãm thành dạng nước cốt và lọc bỏ phần bã dược liệu.
- Thêm khoảng 3 – 4 thìa cà phê mật ong vào chất lỏng trên, dùng thìa khuấy đều đến khi đồng nhất thì uống.
- Cho người bệnh uống hàng ngày. Lưu ý với bệnh nhân tiểu đường, trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ vì bài thuốc có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường máu gây nguy hiểm.
Ngải cứu kết hợp vỏ quả cam – bưởi
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và kết hợp với quả họ cam là lựa chọn phù hợp với người có sức đề kháng kém. Bởi trong các loại quả này chứa lượng lớn vitamin C, mặt khác còn có thêm nhiều thành phần tinh dầu hỗ trợ kháng viêm hiệu quả.
Cách tách chiết phù hợp nhất đó là sử dụng dung môi rượu và ngâm ít nhất 2 tháng, sau đó người bệnh có thể dùng hàng ngày để điều trị bệnh.
Thành phần: Ngải cứu 300g, 4 quả cam, 1 quả bưởi, rượu trắng 1 lít.
Thực hiện và sử dụng:
- Cam và bưởi lọc lấy phần vỏ, sau đó mang rửa cùng ngải cứu và để ráo nước.
- Chuẩn bị chảo nóng, sao vàng đều hỗn hợp trên đến nóng rồi dừng.
- Để nguội, sau đó cho hỗn hợp vào bình đựng sẵn rượu rồi đậy kín.
- Để như vậy trong 30 ngày, sau đó lấy ra cho bệnh nhân dùng mỗi ngày 5mL.
Trị thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và giấm gạo
Giấm gạo là sản phẩm lên men trực tiếp từ cơm, hiện tại có thể bào chế bằng cách thủ công hoặc theo quy trình sản xuất công nghiệp đều có hiệu quả tương tự nhau. Cũng giống như rượu, giấm gạo là dung môi tách chiết hữu cơ, khi dùng cùng ngải cứu sẽ tăng hiệu quả giảm triệu chứng của bài thuốc.
Thành phần: Ngải cứu 400g, giấm gạo 300mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Sơ chế ngải cứu thật sạch qua nước, sử dụng chày và cối giã nhỏ dược liệu.
- Thêm khoảng 100mL giấm gạo vào và mang hỗn hợp đi nấu.
- Đảo đều hỗn hợp, đợi đến khi nóng thì cho vào túi vải.
- Chườm trực tiếp túi vải lên nơi bị thoát vị.
Hướng dẫn các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu:
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu và muối
Muối có tính sát khuẩn rất cao và có khả năng giữ nhiệt tốt. Do vậy khi dùng kết hợp với ngải cứu sẽ giúp giảm đau nhanh ở bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, lưng, xương chậu,…. Mặt khác, việc dùng muối sẽ tăng quy kinh thận cũng như tăng quá trình đào thải, giảm độc tính.
Thành phần: Ngải cứu 300g, muối trắng 150g.
Thực hiện và sử dụng:
- Ngải cứu rửa sạch bằng nước ấm, cắt bỏ phần cuống và lá già. Sau đó vò thành vụn nhỏ.
- Cho ngải cứu đã sơ chế vào chảo đang nóng, đảo đều tay và thêm muối.
- Đến khi hỗn hợp đã nóng đều thì tắt bếp và cho vào túi vải.
- Chườm trực tiếp lên nơi thoát vị và di chuyển cả ở khu vực mô mềm xung quanh.
- Cách làm này không áp dụng ở những bệnh nhân có hiện tượng chảy máu trong mô mềm bởi làm gia tăng nguy cơ xuất huyết.
Ngải cứu kết hợp trầu không
Trầu không là vị dược liệu được thực hiện nghiên cứu dược lý và thử nghiệm trên động vật thí nghiệm rất nhiều. Kết quả cho thấy loài cây này có hiệu quả trong việc kháng khuẩn cũng như ngăn ngừa các tổn thương viêm bề mặt.
Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu cũng đã xác định được thành phần kháng sinh tự nhiên trong cây. Do vậy việc kết hợp ngải cứu và trầu không trong điều trị thoát vị đĩa đệm là rất hợp lý.
Cách 1
Thành phần: Ngải cứu và trầu không mỗi vị 200g.
Thực hiện và sử dụng:
- Các vị thuốc này nên được rửa bằng nước ấm trước khi bào chế thuốc ngâm.
- Sau đó chuẩn bị khoảng 4 ấm nước đun sôi và bồn tắm.
- Cho dược liệu đã vò nhỏ vào trong bồn tắm, cho nước sôi vào và dùng nước lạnh để kiểm soát nhiệt.
- Đưa nhiệt độ nước ngâm về nhiệt độ 65 độ C, sau đó cho bệnh nhân tắm trực tiếp vào nước này. Nếu có thể thì ngâm toàn thân trong khoảng 10 phút và thư giãn.
- Cách làm này vừa giúp lưu thông khí huyết, vừa giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả.
Cách 2
Thành phần: Lá ngải cứu 100g, 10 lá trầu không, muối trắng 50g.
Thực hiện và sử dụng:
- Dược liệu cũng được sơ chế như cách 1. Chuẩn bị một chậu nhỏ, cho dược liệu vào, thêm muối và nước 65 độC đến khi đủ ngập bàn chân.
- Cho bệnh nhân ngâm chân khoảng 10 phút thì dừng.
- Sau đó người bệnh nên tắm lại bằng nước ấm để tăng quá trình đào thải độc tố qua lỗ chân lông.
Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu được thực hiện đơn giản và có nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Người bệnh có thể dùng hàng ngày mà không lo ngại về những tác dụng phụ như điều trị Tây y. Mặc dù, trong thời gian áp dụng, bệnh nhân cũng nên lưu ý:
- Các bài thuốc từ ngải cứu chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị và cắt triệu chứng đau do bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Như vậy không thể thay thế được các phương pháp điều trị khác nếu bệnh nhân ở thể trạng nặng.
- Bệnh nhân lưu ý chỉ dùng một lượng nhỏ hàng ngày theo đúng chỉ dẫn, không dùng ở dạng đậm đặc hoặc quá nhiều lần trong ngày. Bởi có thể gây cảm giác buồn nôn, tiêu lỏng…
- Đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nuôi con, bệnh nhân tiền sử gan thận và dị ứng dược liệu nên thận trọng khi lựa chọn bài thuốc.
- Trong thời gian uống, cần chú ý đến các dấu hiệu không có sự tương thích giữa bài thuốc và cơ thể. Lúc này tốt nhất người bệnh nên ngưng sử dụng và báo ngay cho nhân viên y tế chịu trách nhiệm.
Trên đây là top 7 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu. Mỗi cách thực hiện sẽ phù hợp với từng thể trạng khác nhau, do vậy nên thận trọng khi lựa chọn. Bên cạnh đó để tránh làm xuất hiện bệnh, chúng ta nên áp dụng biện pháp phòng ngừa hàng ngày.
Xem thêm: Mất ngủ sụt cân là dấu hiệu bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị