Không chỉ quá trình sinh con mà cả quá trình chuẩn bị trước khi sinh về mặt tâm lý, sức khỏe và kiến thức cũng rất quan trọng. Nếu chuẩn bị chu đáo mọi thứ, bạn sẽ vượt cạn suôn sẻ và bớt mệt mỏi hơn sau sinh.
Không chỉ quá trình sinh con mà cả quá trình chuẩn bị trước khi sinh về mặt tâm lý, sức khỏe và kiến thức cũng rất quan trọng. Nếu chuẩn bị chu đáo mọi thứ, bạn sẽ vượt cạn suôn sẻ và bớt mệt mỏi hơn sau sinh.
Quá trình sinh con là trải nghiệm ý nghĩa nhưng cũng đầy thử thách đối với các bà mẹ. Sự chuẩn bị chu đáo về sức khỏe và tinh thần trước khi sinh sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn vượt cạn. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những điều bạn nên làm trước khi sinh.
1. Lựa chọn nơi sinh con
Việc lựa chọn bệnh viện để sinh con là điều rất quan trọng bạn cần quyết định trước khi sinh. Khi lựa chọn nơi sinh con, bạn cần xem xét một số khía cạnh sau:
• Khoảng cách tới bệnh viện: Khi chuyển dạ, bạn sẽ cần di chuyển tới bệnh viện thật nhanh. Thời điểm chuyển dạ có thể vào đêm khuya hoặc giờ cao điểm nên những vấn đề như phương tiện di chuyển, tình hình giao thông… đều cần xem xét. Đặc biệt nếu sản phụ bị vỡ ối hoặc ra máu sẽ càng cần đến bệnh viện sớm. Bạn hãy chọn bệnh viện gần nhà hoặc chuyển tới sống ở nhà họ hàng, bạn bè hoặc thuê nhà ở gần bệnh viện khi gần tới ngày sinh.
• Hình thức sinh con: Tuy rất khó có thể biết trước mẹ sẽ sinh con theo cách sinh thường, kích sinh hay sinh mổ nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định mổ vào những tuần cuối của thai kỳ. Dựa theo hình thức sinh con và sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên lựa chọn bệnh viện có các trang thiết bị giúp hỗ trợ ca sinh thuận lợi.
• Bác sĩ và y tá hộ sinh: Trong một số trường hợp, sản phụ có thể lựa chọn bác sĩ phụ sản cho ca sinh của mình. Nếu có cơ hội liên hệ trước với bác sĩ và y tá hộ sinh, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và kế hoạch sinh con phù hợp nhất. Tuy nhiên, đa số trường hợp, bệnh viện sẽ chỉ định bác sĩ và y tá hộ sinh khi bạn tới bệnh viện. Bệnh viện và các bác sĩ trong ca trực sẽ làm hết sức để hỗ trợ mẹ và bé nên bạn hãy tin tưởng và làm theo hướng dẫn để mẹ tròn con vuông nhé.
• Tham quan bệnh viện trước sinh: Dịch vụ tham quan trước bệnh viện, đặc biệt là phòng sinh và biết trước những quy định của bệnh viện sẽ giúp bạn chuẩn bị trước và hình dung về những gì sẽ xảy ra để bình tĩnh và phối hợp với bác sĩ tốt hơn. Trước khi sinh, bạn hãy tìm hiểu và liên hệ để có thể tham quan hoặc hình dung về quá trình sinh con tại bệnh viện nơi bạn lựa chọn nhé.
2. Lựa chọn hình thức sinh con
Bạn có thể sinh con theo hình thức sinh thường qua đường âm đạo, kích sinh hoặc sinh mổ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định kích sinh hoặc mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nếu quá trình chuyển dạ không thuận lợi. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ và cùng thảo luận về thời điểm sinh mổ nếu tình trạng sức khỏe của bạn hoặc bé không cho phép sinh thường.
Lựa chọn hình thức sinh con trước khi sinh quyết định rất lớn tới thời điểm sinh, nơi sinh và những việc cần chuẩn bị. Do đó, bạn hãy thảo luận với bác sĩ khám thai để lựa chọn hình thức sinh phù hợp trong những tuần cuối thai kỳ.
Quá trình sinh con là trải nghiệm ý nghĩa nhưng cũng đầy thử thách đối với các bà mẹ. Sự chuẩn bị chu đáo về sức khỏe và tinh thần trước khi sinh sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn vượt cạn. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những điều bạn nên làm trước khi sinh.
1. Lựa chọn nơi sinh con
Việc lựa chọn bệnh viện để sinh con là điều rất quan trọng bạn cần quyết định trước khi sinh. Khi lựa chọn nơi sinh con, bạn cần xem xét một số khía cạnh sau:
• Khoảng cách tới bệnh viện: Khi chuyển dạ, bạn sẽ cần di chuyển tới bệnh viện thật nhanh. Thời điểm chuyển dạ có thể vào đêm khuya hoặc giờ cao điểm nên những vấn đề như phương tiện di chuyển, tình hình giao thông… đều cần xem xét. Đặc biệt nếu sản phụ bị vỡ ối hoặc ra máu sẽ càng cần đến bệnh viện sớm. Bạn hãy chọn bệnh viện gần nhà hoặc chuyển tới sống ở nhà họ hàng, bạn bè hoặc thuê nhà ở gần bệnh viện khi gần tới ngày sinh.
• Hình thức sinh con: Tuy rất khó có thể biết trước mẹ sẽ sinh con theo cách sinh thường, kích sinh hay sinh mổ nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định mổ vào những tuần cuối của thai kỳ. Dựa theo hình thức sinh con và sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên lựa chọn bệnh viện có các trang thiết bị giúp hỗ trợ ca sinh thuận lợi.
• Bác sĩ và y tá hộ sinh: Trong một số trường hợp, sản phụ có thể lựa chọn bác sĩ phụ sản cho ca sinh của mình. Nếu có cơ hội liên hệ trước với bác sĩ và y tá hộ sinh, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và kế hoạch sinh con phù hợp nhất. Tuy nhiên, đa số trường hợp, bệnh viện sẽ chỉ định bác sĩ và y tá hộ sinh khi bạn tới bệnh viện. Bệnh viện và các bác sĩ trong ca trực sẽ làm hết sức để hỗ trợ mẹ và bé nên bạn hãy tin tưởng và làm theo hướng dẫn để mẹ tròn con vuông nhé.
• Tham quan bệnh viện trước sinh: Dịch vụ tham quan trước bệnh viện, đặc biệt là phòng sinh và biết trước những quy định của bệnh viện sẽ giúp bạn chuẩn bị trước và hình dung về những gì sẽ xảy ra để bình tĩnh và phối hợp với bác sĩ tốt hơn. Trước khi sinh, bạn hãy tìm hiểu và liên hệ để có thể tham quan hoặc hình dung về quá trình sinh con tại bệnh viện nơi bạn lựa chọn nhé.
2. Lựa chọn hình thức sinh con
Bạn có thể sinh con theo hình thức sinh thường qua đường âm đạo, kích sinh hoặc sinh mổ. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định kích sinh hoặc mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nếu quá trình chuyển dạ không thuận lợi. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ và cùng thảo luận về thời điểm sinh mổ nếu tình trạng sức khỏe của bạn hoặc bé không cho phép sinh thường.
Lựa chọn hình thức sinh con trước khi sinh quyết định rất lớn tới thời điểm sinh, nơi sinh và những việc cần chuẩn bị. Do đó, bạn hãy thảo luận với bác sĩ khám thai để lựa chọn hình thức sinh phù hợp trong những tuần cuối thai kỳ.
Bạn cũng nên trao đổi về các vấn đề liên quan đến ca sinh như có dùng gây tê màng cứng hay không, bạn có muốn da kề da với bé hoặc ở cùng bé ngay sau sinh không… để các nhân viên y tế chuẩn bị.
3. Chọn người sẽ cùng bạn vượt cạn
Một số bệnh viện cho phép người thân ở cùng bạn nếu sinh thường nên bạn hãy chọn người này trước khi sinh. Người đó có thể là chồng, mẹ, bạn bè hoặc người thân thiết với bạn. Nếu bệnh viện cho phép, bạn hãy liên hệ và thu xếp để người đó có thể ở cùng bạn khi vượt cạn.
Ngay sau khi sinh dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể bạn chưa hồi phục và còn rất yếu. Em bé mới chào đời lại cần được bú mẹ và chăm sóc rất cẩn thận. Vì vậy, bạn cũng nên chuẩn bị một người sẽ đỡ đần bạn chăm sóc con 2 tuần đầu sau sinh để giúp bạn cảm thấy an tâm hơn.
4. Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn và em bé trong bụng và điều này cũng có ảnh hưởng quyết định tới quá trình vượt cạn. Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu nên ăn nhiều protein, rau xanh, hoa quả và hạn chế ăn đường để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng thai kỳ.
Nếu bạn bị các vấn đề về huyết áp, tiểu đường thai kỳ, suy giáp thai kỳ, thiếu hoặc thừa ối, thai nhi thiếu cân hoặc thừa cân, thiếu máu… thì cần tuân thủ hướng dẫn về dinh dưỡng của bác sĩ.
Trong thai kỳ, đặc biệt là trước khi sinh, bạn có thể sẽ mệt mỏi, bị ợ nóng, táo bón hoặc tiêu chảy… Vậy nên chế độ dinh dưỡng của bạn cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ và uống bổ sung sữa để đảm bảo dinh dưỡng.
5. Tập thể dục rèn luyện sức khỏe
Phụ nữ cần có sức khỏe và sức chịu đựng rất tốt trong suốt thời gian vượt cạn để mẹ tròn con vuông. Nếu bạn là người ít rèn luyện sức khỏe thì quá trình vượt cạn có thể sẽ kéo dài và khó khăn hơn do sức chịu đựng của bạn kém hơn. Vậy nên, các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên tập thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần để rèn luyện sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm sưng, phù nề trong thai kỳ và giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng.
Trong thai kỳ, bạn có thể xem xét các môn thể thao như yoga, bơi lội, Pilates hoặc thậm chí cardio… Đây là những môn thể thao rất tốt cho mẹ bầu.
Bạn cũng nên trao đổi về các vấn đề liên quan đến ca sinh như có dùng gây tê màng cứng hay không, bạn có muốn da kề da với bé hoặc ở cùng bé ngay sau sinh không… để các nhân viên y tế chuẩn bị.
3. Chọn người sẽ cùng bạn vượt cạn
Một số bệnh viện cho phép người thân ở cùng bạn nếu sinh thường nên bạn hãy chọn người này trước khi sinh. Người đó có thể là chồng, mẹ, bạn bè hoặc người thân thiết với bạn. Nếu bệnh viện cho phép, bạn hãy liên hệ và thu xếp để người đó có thể ở cùng bạn khi vượt cạn.
Ngay sau khi sinh dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể bạn chưa hồi phục và còn rất yếu. Em bé mới chào đời lại cần được bú mẹ và chăm sóc rất cẩn thận. Vì vậy, bạn cũng nên chuẩn bị một người sẽ đỡ đần bạn chăm sóc con 2 tuần đầu sau sinh để giúp bạn cảm thấy an tâm hơn.
4. Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn và em bé trong bụng và điều này cũng có ảnh hưởng quyết định tới quá trình vượt cạn. Các chuyên gia sức khỏe khuyên mẹ bầu nên ăn nhiều protein, rau xanh, hoa quả và hạn chế ăn đường để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng thai kỳ.
Nếu bạn bị các vấn đề về huyết áp, tiểu đường thai kỳ, suy giáp thai kỳ, thiếu hoặc thừa ối, thai nhi thiếu cân hoặc thừa cân, thiếu máu… thì cần tuân thủ hướng dẫn về dinh dưỡng của bác sĩ.
Trong thai kỳ, đặc biệt là trước khi sinh, bạn có thể sẽ mệt mỏi, bị ợ nóng, táo bón hoặc tiêu chảy… Vậy nên chế độ dinh dưỡng của bạn cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ và uống bổ sung sữa để đảm bảo dinh dưỡng.
5. Tập thể dục rèn luyện sức khỏe
Phụ nữ cần có sức khỏe và sức chịu đựng rất tốt trong suốt thời gian vượt cạn để mẹ tròn con vuông. Nếu bạn là người ít rèn luyện sức khỏe thì quá trình vượt cạn có thể sẽ kéo dài và khó khăn hơn do sức chịu đựng của bạn kém hơn. Vậy nên, các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên tập thể thao ít nhất 150 phút mỗi tuần để rèn luyện sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm sưng, phù nề trong thai kỳ và giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng.
Trong thai kỳ, bạn có thể xem xét các môn thể thao như yoga, bơi lội, Pilates hoặc thậm chí cardio… Đây là những môn thể thao rất tốt cho mẹ bầu.
Bạn cũng nên trao đổi về các vấn đề liên quan đến ca sinh như có dùng gây tê màng cứng hay không, bạn có muốn da kề da với bé hoặc ở cùng bé ngay sau sinh không… để các nhân viên y tế chuẩn bị.
Nếu bạn bị các vấn đề về huyết áp, tiểu đường thai kỳ, suy giáp thai kỳ, thiếu hoặc thừa ối, thai nhi thiếu cân hoặc thừa cân, thiếu máu… thì cần tuân thủ hướng dẫn về dinh dưỡng của bác sĩ.
Trong thai kỳ, bạn có thể xem xét các môn thể thao như yoga, bơi lội, Pilates hoặc thậm chí cardio… Đây là những môn thể thao rất tốt cho mẹ bầu.
Tuy nhiên, bạn cần tuân theo hướng dẫn của các huấn luyện viên có kinh nghiệm và đảm bảo an toàn khi tập. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ xem tình trạng sức khỏe của bạn và em bé trong bụng có cho phép thực hiện các động tác luyện tập đó hay không.
6. Chủ động tìm hiểu quá trình sinh
Những cơn đau chuyển dạ và thời gian chuyển dạ kéo dài có thể khiến bạn kiệt sức và mất bình tĩnh. Nếu không biết cách rặn, kiểm soát cơn đau hay thở khi chuyển dạ, quá trình vượt cạn của bạn sẽ kéo dài và đau đớn hơn khiến em bé bị ngạt hoặc tăng nguy cơ sinh mổ. Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách chủ động tìm hiểu về quá trình vượt cạn để chuẩn bị tư tưởng và biết cách kiểm soát cơn đau cũng như vượt cạn nhẹ nhàng hơn. Bạn nên nắm vững những kiến thức về sinh sản sau đây:
- Tư thế chuyển dạ
- Cách thở, cách rặn ở từng giai đoạn chuyển dạ
- Cơ chế của từng giai đoạn trong quá trình chuyển dạ
- Các can thiệp y khoa như bấm ối, tách nhau, gây tê màng cứng, sinh mổ… để đưa ra lựa chọn trong quá trình sinh nếu cần
Bạn có thể kiểm soát cơn đau chuyển dạ bằng cách đi lại, ngồi và nằm đúng tư thế, tắm nước nóng, tập các bài tập với bóng giúp bà bầu dễ sinh, giảm đau bằng thuốc…
7. Tham gia lớp học trước khi sinh
Lớp học tiền sản là một lựa chọn tốt nếu trước khi sinh con bạn có thể thu xếp thời gian học ở nơi bạn sống. Lớp học tiền sản sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về dinh dưỡng, thể dục, sự phát triển của bào thai, cách theo dõi sức khỏe trong thai kỳ và đặc biệt là các kiến thức về quá trình sinh và chăm sóc sau sinh. Những kiến thức được dạy ở lớp học tiền sản sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn vượt cạn, giúp mẹ tròn con vuông.
Quá trình sinh con tuy đau đớn nhưng vô cùng thiêng liêng vì bạn đã mang một sinh linh tới với thế giới này. Bạn có thể giúp quá trình này bớt khó khăn hơn bằng cách chuẩn bị về sức khỏe và kiến thức trước khi sinh.
Hồng Nhung HELLO BACSI
Tuy nhiên, bạn cần tuân theo hướng dẫn của các huấn luyện viên có kinh nghiệm và đảm bảo an toàn khi tập. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ xem tình trạng sức khỏe của bạn và em bé trong bụng có cho phép thực hiện các động tác luyện tập đó hay không.
6. Chủ động tìm hiểu quá trình sinh
Những cơn đau chuyển dạ và thời gian chuyển dạ kéo dài có thể khiến bạn kiệt sức và mất bình tĩnh. Nếu không biết cách rặn, kiểm soát cơn đau hay thở khi chuyển dạ, quá trình vượt cạn của bạn sẽ kéo dài và đau đớn hơn khiến em bé bị ngạt hoặc tăng nguy cơ sinh mổ. Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách chủ động tìm hiểu về quá trình vượt cạn để chuẩn bị tư tưởng và biết cách kiểm soát cơn đau cũng như vượt cạn nhẹ nhàng hơn. Bạn nên nắm vững những kiến thức về sinh sản sau đây:
- Tư thế chuyển dạ
- Cách thở, cách rặn ở từng giai đoạn chuyển dạ
- Cơ chế của từng giai đoạn trong quá trình chuyển dạ
- Các can thiệp y khoa như bấm ối, tách nhau, gây tê màng cứng, sinh mổ… để đưa ra lựa chọn trong quá trình sinh nếu cần
Bạn có thể kiểm soát cơn đau chuyển dạ bằng cách đi lại, ngồi và nằm đúng tư thế, tắm nước nóng, tập các bài tập với bóng giúp bà bầu dễ sinh, giảm đau bằng thuốc…
7. Tham gia lớp học trước khi sinh
Lớp học tiền sản là một lựa chọn tốt nếu trước khi sinh con bạn có thể thu xếp thời gian học ở nơi bạn sống. Lớp học tiền sản sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về dinh dưỡng, thể dục, sự phát triển của bào thai, cách theo dõi sức khỏe trong thai kỳ và đặc biệt là các kiến thức về quá trình sinh và chăm sóc sau sinh. Những kiến thức được dạy ở lớp học tiền sản sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn vượt cạn, giúp mẹ tròn con vuông.
Quá trình sinh con tuy đau đớn nhưng vô cùng thiêng liêng vì bạn đã mang một sinh linh tới với thế giới này. Bạn có thể giúp quá trình này bớt khó khăn hơn bằng cách chuẩn bị về sức khỏe và kiến thức trước khi sinh.
Hồng Nhung HELLO BACSI
Bạn có thể kiểm soát cơn đau chuyển dạ bằng cách đi lại, ngồi và nằm đúng tư thế, tắm nước nóng, tập các bài tập với bóng giúp bà bầu dễ sinh, giảm đau bằng thuốc…
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Xem thêm: Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị A-Z