Mật ong là một loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe nên được nhiều người sử dụng để cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng vào đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được mật ong, nhất là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhiều người cho rằng, người bị tiểu đường nên hoàn toàn kiêng cữ mật ong bởi thực phẩm này có hàm lượng đường rất cao. Nhưng một số người khác thì cho rằng, người bệnh có thể sử dụng được nhưng phải sử dụng đúng cách. Vậy, đâu là ý kiến đúng? Bài viết dưới đây sẽ cho người bệnh và cả bạn đọc câu trả lời chính xác nhất.
Thành phần và những lợi ích của mật ong đối với sức khỏe con người
Mật ong là một trong những nguyên liệu được ví như thần dược được thiên nhiên ban tặng. Không chỉ bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, mật ong còn có công dụng điều trị một số bệnh lý thông thường, chủ yếu là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp,…
Trong mật ong có chứa tới 80% là hàm lượng đường, bao gồm glucose, mantose, fructose cùng với đó là nhiều enzym, acid amin và khoáng vi lượng. Bên cạnh đó, loại nguyên liệu này còn là nguồn dồi dào các loại vitamin, nhất là vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin K,… Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu tham gia trong quá trình chuyển hóa năng lượng và điều hòa cơ thể.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giải độc, chống viêm, ích khí, nhuận táo, bổ dưỡng và phòng chống mệt mỏi. Loại nguyên liệu này giúp cải thiện các chứng đau rát cổ họng, nóng ruột, chứng bụng và ỉa chảy. Không những vậy, đối với cơ thể bình thường, dùng mỗi ngày một ly mật ong ấm pha loãng sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giúp giảm cân, tăng cường sức khỏe da và cải thiện hệ thống đường ruột.
Bên cạnh đó, mật ong còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe con người mà không phải ai cũng đều biết.
Bị tiểu đường có ăn, uống, dùng mật ong được không? – Chia sẻ kinh nghiệm
Đối với các đối tượng mắc bệnh tiểu đường thì việc duy trì chỉ số đường huyết là rất quan trọng. Nếu việc kiểm soát đạt ở mức tốt sẽ giúp ngăn chặn bệnh trở nặng cũng như làm chậm một số biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra liên quan đến mắt, thần kinh, thận, tim mạch và các cơ quan khác.
Mỗi loại thực phẩm đều mang chỉ số đường huyết khác nhau, mật ong cũng vậy. Theo sự ghi nhận của chuyên gia dinh dưỡng, mật ong là thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, do đó sẽ không tốt cho các đối tượng mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, còn số lý do khác chứng minh mật ong không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như, với 75g mật ong sẽ làm tăng chỉ số đường huyết và insulin trong 2 giờ đầu. Trong khi đó, insulin sẽ chuyển hóa đường vào trong máu thành năng lượng nuôi dưỡng các tế bào. Bên cạnh đó, thành phần fructose có trong mật ong sẽ phá cấu trúc nhanh chóng, khi đó sẽ khiến lượng đường huyết tăng lên nhanh chóng. Chính vì những lý do này mà gây ra nhiều trường hợp bất lợi cho người bệnh tiểu đường, nhất là đối tượng bị tiểu đường tupy 2.
Như vậy, người bị tiểu đường có dùng được mật ong không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì người bệnh vẫn có thể sử dụng nhưng chỉ được dùng với liều lượng rất nhỏ.
Người mắc bệnh tiểu đường khi nào mới dùng được mật ong?
Mặc dù mật ong là một trong những thực phẩm mà người bị tiểu đường cần kiêng cữ, nhưng ở một số trường hợp thì nhóm đối tượng này vẫn có thể sử dụng được nhưng chỉ dùng với liều lượng rất nhỏ và dùng đúng cách. Bởi vì, việc dùng ở liều vừa đủ không chỉ bổ sung lượng đường cho cơ thể cần thiết mà còn phòng tránh bệnh trở nặng.
Trong trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột, người bệnh nên uống một ít mật ong pha cùng với nước ấm loãng hoặc dùng trực tiếp để cấp cứu kịp thời, thậm chí có thể hạn chế được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Lúc này, lượng đường glucose trong mật ong sẽ giúp ổn định lại đường huyết trong máu. Và đây cũng chính là phương pháp điều trị mà mọi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần ghi nhớ.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cơ thể đủ thành phần dinh dưỡng nhưng vẫn có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết. Người bệnh có thể pha loãng với nước ấm để dùng hoặc dùng kèm với một số thực phẩm khác ít tinh bột hay ít đường.
Chia sẻ một số bài thuốc có sử dụng mật ong để chữa bệnh tiểu đường
Tuy là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhưng mật ong được dân gian sử dụng khá nhiều để trị bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình:
– Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: Ngó sen và sinh địa mỗi vị 150 gram cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất;
- Cách thực hiện: Rửa sạch ngó sen và sinh địa rồi ép lấy nước cốt. Tiếp đến, hòa với mật ong và đem đun sôi. Đợi hỗn hợp nguội dần rồi cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy để dùng dần. Mỗi lần sử dụng 1 muỗng cà phê và dùng mỗi ngày 2 lần.
– Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: Sữa bò, ngó sen, gừng tươi sinh địa, bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn và mật ong với liều lượng vừa đủ;
- Cách thực hiện: Ngó sen và củ gừng tươi cần được rửa sạch rồi ép lấy nước cốt. Sau đó, hòa cùng với các nguyên liệu còn lại thành một hỗn hợp đồng nhất. Đem đun sôi nhẹ thì tắt bếp và đợi nguội bớt thì dùng để chữa bệnh tiểu đường.
– Bài thuốc số 3:
- Chuẩn bị: Hoàng tinh và đậu đen mỗi vị 30 gram cùng với 10 gram mật ong nguyên chất;
- Cách thực hiện: Mang hoàng tinh và đậu đen rửa sạch qua nhiều lần nước rồi đem ninh cho nhừ cùng với 1,5 lít nước. Thêm mật ong và khuấy đều cho tan hết. Đợi hỗn hợp nguội dần thì dùng vào các bữa ăn phụ. Người bệnh có thể ăn mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và chiều tối.
– Bài thuốc số 4:
- Chuẩn bị: 750 gram quả lê tươi và 30 gram mật ong nguyên chất;
- Cách thực hiện: Lê cần được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi gọt bỏ vỏ và nạo bỏ phần hạt bên trong. Tiếp đến là ép lấy nước và trộn cùng với phần mật ong đã chuẩn bị. Uống hỗn hợp vừa thực hiện thay cho nước trà hằng ngày.
– Bài thuốc số 5:
- Chuẩn bị: 5 quả mận tươi, 100 gram sữa tươi không đường và 25 gram mật ong nguyên chất;
- Cách thực hiện: Quả mận sau khi được rửa sạch thì thái thành từng đoạn nhỏ. Cho lượng sữa và mật ong được chuẩn bị cùng với mận đã được sơ chế vào trong nồi, bắc lên bếp và tiến hành đun sôi nhẹ. Người bệnh dùng cả cái lẫn nước để trị bệnh tiểu đường.
Những bài thuốc này đều là mẹo vặt dân gian đã được nhiều người biết đến và áp dụng cho ra một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức lưu ý khi áp dụng để tránh làm tăng chỉ số đường huyết hay một số triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dùng mật ong hằng ngày có sinh bệnh tiểu đường hay không?
Vì độ ngọt của mật ong quá “gắt” so với các thực phẩm khác nên khá nhiều người lo lắng và hoang mang liệu sử dụng thường xuyên có thể sinh ra bệnh tiểu đường hay không.
Theo nhận định của các chuyên gia, đối với các đối tượng khỏe mạnh, tuyến tụy sản sinh đủ lượng insulin thì ăn mật ong nhiều hơn một chút so với nhiều dùng khuyến nghị thì không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc ăn vượt mức, ăn liên tục trong nhiều ngày liền có thể khiến chỉ số đường huyết tăng nhanh sau khi ăn.
Vì vậy, để phòng ngừa chỉ số đường huyết tăng và sinh ra bệnh tiểu đường, bạn cần cân nhắc sử dụng mỗi ngày. Tốt nhất là chỉ nên dùng dưới 5ml mật ong nguyên chất mỗi ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng mật ong cho người bị tiểu đường
Nếu có nhu cầu sử
dụng mật ong trong thời kỳ mắc bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số hệ lụy không mong muốn có thể xảy ra. Cụ thể hơn:
- Sử dụng mật ong theo sự chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ chuyên khoa;
- Liều dùng thích hợp cho các đối tượng mắc bệnh tiểu đường là khoảng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất;
- Người bệnh nên tìm mua và sử dụng mật ong nguyên chất không bị pha tạp bởi các loại đường khác;
- Nên dùng mật ong cách xa bữa ăn ít nhất khoảng 30 phút hoặc dùng trong bữa ăn nhưng cần đảm bảo bữa ăn chứa ít tinh bột hay thực phẩm chứa hàm lượng đường cao;
- Nên pha loãng 1 thìa mật ong cùng với 200ml nước ấm để dùng. Điều này sẽ giúp làm giảm lượng đường vào cơ thể cùng lúc;
- Song song với việc dùng mật ong, người bệnh cần kiểm tra chỉ số đường huyết bằng máy cầm tay thông dụng. Nếu chỉ số đường huyết ở mức tăng cao, người bệnh cần tạm ngưng ngay việc sử dụng mật ong và một số thực phẩm nhiều tinh bột, hàm lượng đường cao khác;
- Bệnh nhân bị tiểu đường và người thừa cân mắc bệnh tiểu đường tupy 2 cần hạn chế nạp đường vào cơ thể. Đồng thời, hạn chế sử dụng các món ăn sử dụng đường tinh luyện. Thay vào đó, người bệnh nên dùng mật ong thay cho đường tinh luyện để chế biến món ăn.
Qua những chia sẻ trong bài viết, hy vọng sẽ giúp ích cho người bệnh và cả bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn chặn bệnh trở nặng. Mặc dù bệnh nhân bị tiểu đường hoàn toàn có thể dùng được mật ong nhưng cần phải thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên trao đổi thông tin này với bác sĩ chuyên khoa để có liều dùng phù hợp mà không mà ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn đọc quan tâm:
- Người bị tiểu đường có ăn chuối được không? Lưu ý gì?
- Bệnh nhân tiểu đường có được ăn mít không?
Xem thêm: Các dấu hiệu và triệu chứng viêm phụ khoa chị em cần ghi nhớ