Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là phương pháp dân gian được áp dụng từ rất lâu, với ưu điểm hiệu quả, dễ thực hiện, không biến chứng,… sử dụng cây ngải cứu để chữa bệnh được nhiều bệnh nhân thoát vị thực hiện.
Tác dụng của ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Cây ngải cứu có tên khoa học là Folium Artemisiae Argyi, là cây thân thảo sống lâu năm thuộc họ Cúc – Asteraceae.
Trong dân gian và trong nhiều tài liệu YHCT, cây ngải cứu còn có nhiều tên gọi khác như: Cây ngải diệp, điềm ngải, cây thuốc cứu, nhã ngãi, y thảo, băng đài, chích thảo, ngải nhung, kỳ ngải cứu, trần ngải nhung, ngũ nguyệt ngải, hỏa ngải, hoàng thảo, kỳ ngải thán, ngải cảo, ngải y thảo, bệnh thảo, bán nhung, thổ lý bỉnh phong…
Theo YHCT, ngải cứu có vị đắng, hơi cay, tính ấm, đi vào kinh can, tỳ, thận, phế. Ngải cứu hay được dùng để đuổi hàn thấp, cầm máu, ấm kinh, khí hư, ung nhọt lở loét, kinh nguyệt không đều…
Theo y học hiện đại, trong thành phần của ngải cứu chứa nhiều dược chất quý như: Cineol, tricosanol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, các flavonoid, adenin và cholin, có tác dụng rất tốt trong việc tiêu viêm, khu trừ phong thấp, là cách chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, viêm xương khớp,… rất tốt.
Cành và lá là hai bộ phận thường dùng để chữa bệnh. Vào khoảng tháng 6 hàng năm (5/5 âm lịch), người ta thường thu hoạch lá và cành của cây ngải cứu, rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn phơi khô trong bóng râm.
Nếu muốn dùng ngải nhung, mồi cứu thì sau khi phơi khô sẽ đem lá đi tán bột nhuyễn rồi rây lấy riêng phần lông trắng tơi. Thông thường, ngải cứu được dùng tươi, giã vắt nước uống hoặc dùng trong chế biến món ăn cũng rất tốt.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ngải cứu có tác dụng kháng viêm, gây tê nhẹ và giúp xoa dịu những cơn đau rất tốt. Chính vì vậy, nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi và người già từ ngải cứu được nhiều người hưởng ứng. Dưới đây là một số cách dùng ngải cứu mà người bệnh có thể tham khảo:
1. Bài thuốc từ ngải cứu và rượu
Chuẩn bị:
Ngải cứu tươi 1 bó, rượu trắng.
Thực hiện:
Người bệnh nhặt lấy nguyên lá và ngọn non của ngải cứu rồi rửa sạch và đem giã nát. Tiếp đến, trộn lá ngải với một ít rượu trắng và cho tất cả vào chảo rồi xào cho nóng. Bọc hỗn hợp thuốc thu được vào một chiếc khăn sạch và chườm lên vùng lưng đau trong 15-20 phút.
Chú ý nhiệt độ thích hợp để không bị bỏng da. Nếu quá trình chườm thấy hỗn hợp nguội thì có thể đem hâm nóng rồi chườm tiếp. Dược chất trong lá ngải và nhiệt độ cao sẽ giúp người bệnh thấy dịu cơn đau đáng kể.
2. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong
Chuẩn bị:
Ngải cứu 1 bó, mật ong 2 thìa, muối hạt ½ thìa.
Thực hiện:
Pha muối vào 1 cốc nước nhỏ rồi đem đun sôi và để nguội. Ngải cứu rửa sạch, đem thái nhỏ và xay nhuyễn. Tiếp đến, đổ nước muối vào ngải cứu rồi vắt lấy nước cốt. Tiếp đến, trộn nước cốt ngải cứu với mật ong và khuấy đều.
Dùng nước này chia làm 2 lần uống trong ngày, uống đều đặn hàng ngày.
3. Sử dụng ngải cứu và giấm gạo
Chuẩn bị:
Ngải cứu 3 lạng, giấm gạo 200ml.
Thực hiện:
Rửa sạch ngải cứu rồi đem giã nát và trộn với giấm gạo rồi đem đun nóng. Tiếp đến, bọc hỗn hợp thuốc vào một chiếc khăn mỏng và đem chườm vào vị trí bị đau nhức, kết hợp với việc xoa bóp để dược chất thẩm thấu tốt hơn. Mỗi ngày thực hiện 15-20 phút, đều đặn trong 2 tuần.
4. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng
Chuẩn bị:
200g Ngải cứu khô, 1kg vỏ chanh khô, 2 phần vỏ khô của 2 quả bưởi, 2 lít rượu trắng.
Thực hiện:
Đem trộn tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị với nhau rồi cho vào chảo, bật bếp sao vàng. Tiếp đến cho hỗn hợp vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng vào rồi ngâm trong 30 ngày. Mỗi ngày uống 1 lý nhỏ (20ml), uống đều đặn để các triệu chứng đau nhức thuyên giảm.
5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu + muối hạt
Chuẩn bị:
Ngải cứu 1 bó to, muối hạt 1 nắm.
Thực hiện:
Đem lá ngải cứu đi rửa sạch rồi để ráo nước. Tiếp đến, trộn ngải cứu với muối và đem xào cho nóng lên. Sau khi đủ độ nóng, đổ hỗn hợp vào một chiếc khắc mỏng và chườm lên vị trí đau trong vòng 20 phút, có thể sao nóng lại nếu hỗn hợp nguội rồi chườm tiếp. Thực hiện đều đặn vào mỗi tối trước khi đi ngủ, kiên trì trong 2 tuần.
6. Bài thuốc ngâm nước lá ngải cứu
Chuẩn bị:
Ngải cứu 1 bó, muối to 2 thìa, chậu nhỏ.
Thực hiện:
Ngải cứu đem rửa sạch rồi cho vào nồi nước to để nấu trong 2 lít nước. Đun cho nước sôi trong 10 phút thì cho thêm muối vào, khuấy tan. Tiếp đến, chắt nước lá ngải ra chậu, đợi nước nguội bớt thì cho 2 chân vào ngâm trong 15 phút. Thực hiện đều đặn trước khi đi ngủ vào muối buổi tối sẽ thấy cơ thể khoan khoái và cơn đau nhức dịu bớt.
Một số lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
- Các cách chữa bằng ngải cứu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ thuyên giảm cơn đau do bệnh, không có tác dụng thay thế cho các phương pháp điều trị y khoa khác.
- Không uống hoặc ăn quá nhiều lá ngải cứu một lúc hoặc ăn trong nhiều ngày liên tục vì dược chất trong lá ngải cứu rất cao, có thể khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, co thắt ruột hay rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm.
- Phụ nữ mang thai, trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người bị bệnh gan, thận, người bị dị ứng với lá ngải thì không được sử dụng cách chữa bệnh bằng ngải cứu nêu trên.
- Sử dụng thận trọng, nếu thấy có bất cứ điều gì bất thường thì nên ngưng ngay và hỏi ý kiến của bác sĩ.
An Cốt Nam – Giải pháp chữa dứt điểm thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu được đánh giá là một phương pháp an toàn. Tuy nhiên, hàm lượng trong ngải cứu khá thấp nên chỉ có thể giảm bớt triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm được.
Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Th.BS Hoàng Khánh Toàn đã giới thiệu cho người xem đài cả nước bài thuốc ông đánh giá là có thể khắc phục được cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, mang tên An Cốt Nam.
Bác sĩ Toàn cho hay: “An Cốt Nam không chỉ đơn thuần là bài thuốc đông y, đây là cả một phác đồ điều trị, bao gồm 3 liệu pháp: thuốc uống, cao dán và vật lý trị liệu. Sự tổng hòa này mang tới tác động đa chiều, không chỉ đẩy lùi cơn đau nhanh chóng mà còn giúp tiêu diệt tận gốc căn nguyên gây bệnh, nhiều năm không tái phát”
Cơ chế tác động của An Cốt Nam:
- Thuốc uống: Tiêu viêm, đào thải độc tố dư thừa trong đĩa đệm, đẩy lùi lắng đọng tinh thể urat có trong cơ thể, bồi bổ dưỡng chất, phục hồi tổn thương đĩa đệm.
- Cao dán: Làm nóng vết thương, giảm đau ngay tức thì.
- Vật lý trị liệu: Giải tỏa áp lực tác động lên đĩa đệm, tăng cường sự dẻo dai, dự phòng tái phát.
Ưu điểm chỉ có ở An Cốt Nam:
- Được xây dựng dựa trên hai bài thuốc cổ phương là độc hoạt tang sinh ký và quyên tý thang, đồng thời gia giảm thêm một số dược liệu quý hiếm để gia tăng công hiệu.
- Toàn bộ thảo dược được thu hái tại Vườn dược liệu của Bộ y tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người sử dụng.
- Thuốc được bào chế dưới dạng sắc sẵn, giúp thôi tối đa dược chất của thảo mộc, đồng thời dễ dàng thấu thấu vào cơ thể.
- Hiệu quả đã được hơn 10.000 người kiểm chứng, trong đó có cả người nổi tiếng như MC Quyền Linh và NS Mạc Can.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc bạn hãy bấm khung chat bên cạnh để được bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!
Trên đây là những thông tin về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, hy vọng đã cung cấp cho ban những thông tin hữu ích, chúc các bạn luôn khỏe!
Xem thêm: Thalidomid: Cách dùng mới đối với loại thuốc tai tiếng