Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?

Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể do chấn thương hoặc vận động quá mức. Trước khi tiến hành điều trị, bạn cần xác định nguyên gây đau nhức cánh tay để lựa chọn phương pháp thích hợp.

Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì?

Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì?

Đau nhức cánh tay là tình trạng đau đớn và khó chịu ở khắp cánh tay, bao gồm cả cổ tay, khuỷu tay và vai. Triệu chứng này là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất được xác định là do chấn thương hoặc vận động quá mức.

Mức độ nguy hiểm của triệu chứng này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân. Dưới đây là 8 vấn đề có thể gây đau nhức cánh tay.

1. Dây thần kinh bị chèn ép

Dây thần kinh bị chèn ép xảy ra khi xương, cơ bắp hoặc sụn ở vai, cổ và khuỷu tay chèn ép lên dây thần kinh. Ngoài cơn đau ở cánh tay, dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra các triệu chứng khác, như:

2. Bong gân

Bong gân là một dạng chấn thương phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi cổ tay bị kéo giãn quá mức, dẫn đến hiện tượng rách hoặc đứt dây chằng.

Bong gân có thể gây đau nhức cánh tay, sưng, bầm tím,…

Các triệu chứng phổ biến do bong gân:

Bong gân nhẹ có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp dây chằng bị đứt hoàn toàn, bạn buộc phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

3. Viêm gân

Viêm gân là tình trạng gân ở vai hoặc cánh tay bị viêm.

Gân là dải mô kết nối cơ bắp và xương, do đó khi cơ quan này bị tổn thương bạn có thể nhận thấy cơ yếu và đau nhức xương.

4. Gãy xương

Gãy xương gây đau đớn dữ dội ở cánh tay. Trong trường hợp này, bạn có thể thấy tiếng “tách” khi xương bị gãy. Bên cạnh đó, gãy xương còn gây ra các triệu chứng như:

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một dạng rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở các khớp ngón tay và khuỷu tay.

Viêm khớp dạng thấp là một dạng rối loạn tự miễn phổ biến

Ở những người bị viêm khớp dạng thấp, cơ thể sản sinh kháng nguyên và tấn công vào các mô sụn khỏe mạnh khiến khớp bị viêm, đau.

Các triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp, bao gồm:

6. Đau thắt ngực

Đau thắt ngực xảy ra khi tim không nhận đủ oxy. Tình trạng này có thể gây áp lực lên ngực, cổ, lưng, vai và gây ra triệu chứng đau nhức ở các cơ quan này.

Các triệu chứng đi kèm:

Cơn đau thắt ngực thường là dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng nêu trên, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

7. Đau tim

Cơn đau tim xảy ra khi máu không thể tuần hoàn đến tim do mạch máu bị tắc nghẽn. Hiện tượng này có thể khiến các tế bào tim chết dần do không có đủ oxy.

Đau tim gây đau nhức cánh tay, buồn nôn, chóng mặt, đau ngực,…

Khi bị đau tim, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng sau:

Đau tim có thể dẫn đến tử vong. Gọi cấp cứu ngay khi bạn nhận thấy các dấu hiệu trên phát sinh.

8. Chấn thương Rotator cuff (chấn thương vòng bít xoay)

Vòng bít xoay bao gồm các cơ và gân ở vùng nối giữa vai và cánh tay. Cơ quan này cho phép vai dễ dàng hơn khi cử động. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên di chuyển khớp vai, vòng bít xoay có thể bị tổn thương và sưng viêm.

Triệu chứng phổ biến của chấn thương Rotator cuff:

Ngoài ra đau nhức cánh tay có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, bệnh lupus và hội chứng Jorgen,…

Khi nào cần đến bệnh viện ?

Trong trường hợp đau nhức cánh tay do các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như gãy xương, đau tim và các vấn đề về tim mạch khác.

Bạn cần chủ động thông báo với bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau nhức cánh tay

Trước khi chỉ định phương pháp điều trị, cần chẩn đoán nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức cánh tay.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý và chấn thương trước khi thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây đau cánh tay

Dựa vào các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

Nếu nghi ngờ bạn bị đau nhức cánh tay do vấn đề về tim mạch, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm đo nhịp tim và lưu lượng máu tuần hoàn đến cơ quan này.

Điều trị đau nhức cánh tay

Phương pháp điều trị đau nhức cánh tay phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Một số phương pháp điều trị đau cánh tay có thể được áp dụng:

1. Dùng thuốc

Trong một số trường hợp cơn đau nhức gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc để cải thiện.

Thuốc giảm đau, chống viêm, corticosteroid,… có thể được sử dụng để cải thiện các triệu chứng

Các loại thuốc thường được sử dụng:

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau được dùng phổ biến nhất là Acetaminophen. Loại thuốc này đáp ứng cơn đau có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.

Acetaminophen ít gây ra tác dụng phụ nên thường được khuyến khích sử dụng trước khi chỉ định những loại thuốc có tác động mạnh hơn.

Tuy nhiên, loại thuốc này không phù hợp với bệnh nhân suy gan, thận nặng, bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu, thiếu hụt men G6PD,…

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Nếu cơn đau không đáp ứng với Acetaminophen, bạn có thể sử dụng NSAID để làm giảm cơn đau. Khác với Acetaminophen, NSAID vừa có tác dụng giảm đau, vừa có khả năng cải thiện sưng viêm.

Các NSAID thường được sử dụng, gồm có:

Tuy nhiên, NSAID có thể gây kích ứng lên dạ dày và gây xuất huyết đường tiêu hóa nếu được dùng ở liều cao hoặc sử dụng trong thời gian dài.

Corticosteroid

Corticosteroid được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Loại thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh nhờ vào cơ chế ngăn chặn hoạt động miễn dịch của cơ thể.

Sử dụng Corticosteroid có thể làm giảm cơn đau có mức độ nặng nề. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro khi điều trị.

2. Phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được cân nhắc. Phẫu thuật thường được áp dụng cho tình trạng gãy xương và đứt dây chằng.

Nếu bạn mắc các bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp. Phẫu thuật được thực hiện khi khớp biến dạng nghiêm trọng, khả năng vận động bị hạn chế và tình trạng bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Bên cạnh đó, các trường hợp đau nhức cánh tay do chấn thương vòng bít xoay, viêm gân,… có thể áp dụng vật lý trị liệu để cải thiện.

Biện pháp cải thiện đau nhức cánh tay tại nhà

Nếu đau nhức cánh tay do chấn thương nhẹ hoặc do vận động quá mức, bạn có thể cải thiện triệu chứng với những biện pháp ngay tại nhà.

Bạn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà để cải thiện triệu chứng đau nhức cánh tay

Các biện pháp giảm đau nhức cánh tay tại nhà:

Phòng ngừa đau nhức cánh tay

Trừ trường hợp đau nhức cánh tay do các bệnh lý mãn tính, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa đau cánh tay co chấn thương hoặc vận động quá mức.

Các biện pháp phòng ngừa đau nhức cánh tay, bao gồm:

Đau nhức cánh tay là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Do đó bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc xác định cảm quan qua các triệu chứng lâm sàng có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Xem thêm: Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không, đốt khi nào?

Rate this post
Exit mobile version