Đau lưng dưới là tình trạng chị em phụ nữ thường gặp nhất trong thai kỳ. Bạn cần khắc phục tình trạng này để có giấc ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đau lưng dưới là tình trạng chị em phụ nữ thường gặp nhất trong thai kỳ. Bạn cần khắc phục tình trạng này để có giấc ngủ ngon, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Có rất nhiều biện pháp đơn giản giúp mẹ bầu giảm đau lưng dưới trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là 11 gợi ý giúp mẹ xua tan cơn đau này và có một sức khỏe thật tốt.
Yoga trước khi sinh
Yoga là một phương pháp luyện tập cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ được nhiều người chọn lựa. Tập yoga trước khi sinh sẽ giúp ích cho thai phụ bị đau lưng dưới, đau cơ, hay đau khớp và dây thần kinh do áp lực của em bé. Hơn nữa, yoga trước khi sinh giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và thư giãn tốt hơn.
Châm cứu
Phương pháp châm cứu bắt nguồn từ Đông Á. Kỹ thuật này sử dụng kim nhỏ để châm vào các huyệt đạo trên cơ thể.
Châm cứu được cho là phương pháp loại bỏ sự tắc nghẽn, giúp khí huyết lưu thông. Châm cứu nếu được áp dụng đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng xuất hiện như ốm nghén, nhức đầu, cũng như giúp dễ tiêu hóa và giảm đau.
Massage trước khi sinh
Massage (xoa bóp) làm giảm căng cơ, nguyên nhân dẫn đến đau lưng dưới ở mẹ bầu. Massage còn làm giảm căng thẳng, chứng trầm cảm và lo lắng ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên nhờ chuyên gia tư vấn để chọn ra biện pháp thích hợp nhất.
Nắn xương khớp
Phương pháp nắn xương khớp thường kết hợp với phương pháp “bẻ khớp”. Cách điều trị này nghe có vẻ không dễ chịu đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một chuyên gia nắn khớp có kinh nghiệm sẽ thực hiện các thao tác với các khớp và các mô mềm xung quanh chúng một cách an toàn, giúp giảm đau và lấy lại sự cân bằng cho các khớp ở thai phụ.
Có rất nhiều biện pháp đơn giản giúp mẹ bầu giảm đau lưng dưới trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là 11 gợi ý giúp mẹ xua tan cơn đau này và có một sức khỏe thật tốt.
Yoga trước khi sinh
Yoga là một phương pháp luyện tập cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ được nhiều người chọn lựa. Tập yoga trước khi sinh sẽ giúp ích cho thai phụ bị đau lưng dưới, đau cơ, hay đau khớp và dây thần kinh do áp lực của em bé. Hơn nữa, yoga trước khi sinh giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và thư giãn tốt hơn.
Châm cứu
Phương pháp châm cứu bắt nguồn từ Đông Á. Kỹ thuật này sử dụng kim nhỏ để châm vào các huyệt đạo trên cơ thể.
Châm cứu được cho là phương pháp loại bỏ sự tắc nghẽn, giúp khí huyết lưu thông. Châm cứu nếu được áp dụng đúng cách sẽ làm giảm các triệu chứng xuất hiện như ốm nghén, nhức đầu, cũng như giúp dễ tiêu hóa và giảm đau.
Massage trước khi sinh
Massage (xoa bóp) làm giảm căng cơ, nguyên nhân dẫn đến đau lưng dưới ở mẹ bầu. Massage còn làm giảm căng thẳng, chứng trầm cảm và lo lắng ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên nhờ chuyên gia tư vấn để chọn ra biện pháp thích hợp nhất.
Nắn xương khớp
Phương pháp nắn xương khớp thường kết hợp với phương pháp “bẻ khớp”. Cách điều trị này nghe có vẻ không dễ chịu đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một chuyên gia nắn khớp có kinh nghiệm sẽ thực hiện các thao tác với các khớp và các mô mềm xung quanh chúng một cách an toàn, giúp giảm đau và lấy lại sự cân bằng cho các khớp ở thai phụ.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc giúp phục hồi cho bệnh nhân, các nhà vật lý trị liệu cũng giúp mẹ bầu chống lại cơn đau lưng. Tương tự như các phương pháp đã đề cập, vật lý trị liệu tác động lên các khớp, cơ và các huyệt đạo để giảm đau. Nhà trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách đi bộ, ngồi, đứng để giảm áp lực lên lưng và giúp giảm đau.
Thiền
Không giống yoga hoặc massage, bạn không cần thiết bị hỗ trợ để luyện tập phương pháp này. Bạn chỉ cần ngồi hoặc nằm im ở một nơi yên tĩnh và tập trung vào hơi thở. Thiền kích hoạt các “phản ứng thư giãn” trong cơ thể, làm cho não giải phóng ít hormone gây căng thẳng hơn. Nếu mức hormone này thấp đi, bạn sẽ cảm thấy ít đau lưng hơn.
Bơi lội
Bơi lội là môn thể thao số 1 cho các bà mẹ trong thai kỳ. Tập thể dục dưới nước sẽ ít làm xuất hiện áp lực lên xương sống hơn, do đó bạn sẽ ít đau hơn, trong khi bạn vẫn nhận được đầy đủ các lợi ích từ bài tập.
Hỗ trợ giấc ngủ
Rất khó để có được giấc ngủ ngon trong khi mang thai. Áp lực từ thai nhi lên bàng quang khiến bạn phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu. Đau lưng làm cho việc đi vào giấc ngủ trở thành thách thức lớn đối với các mẹ bầu. Để hỗ trợ lưng trong khi ngủ, bạn nên cuộn một chiếc khăn lớn và để dọc cơ thể để tựa khi nằm nghiêng hoặc kê gối giữa hai đầu gối khi ngủ. Mẹ bầu cần tránh tư thế nằm ngửa khi ngủ.
Mang dây đai thai sản
Dây đai thai sản là dụng cụ hỗ trợ phụ nữ mang thai, hoạt động giống như các cơ chính ở bụng để giảm áp lực lên cột sống. Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên sử dụng dây đai thai sản, nhưng bạn không nên chỉ dựa vào chúng để điều trị đau lưng.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc giúp phục hồi cho bệnh nhân, các nhà vật lý trị liệu cũng giúp mẹ bầu chống lại cơn đau lưng. Tương tự như các phương pháp đã đề cập, vật lý trị liệu tác động lên các khớp, cơ và các huyệt đạo để giảm đau. Nhà trị liệu cũng sẽ hướng dẫn cho bạn cách đi bộ, ngồi, đứng để giảm áp lực lên lưng và giúp giảm đau.
Thiền
Không giống yoga hoặc massage, bạn không cần thiết bị hỗ trợ để luyện tập phương pháp này. Bạn chỉ cần ngồi hoặc nằm im ở một nơi yên tĩnh và tập trung vào hơi thở. Thiền kích hoạt các “phản ứng thư giãn” trong cơ thể, làm cho não giải phóng ít hormone gây căng thẳng hơn. Nếu mức hormone này thấp đi, bạn sẽ cảm thấy ít đau lưng hơn.
Bơi lội
Bơi lội là môn thể thao số 1 cho các bà mẹ trong thai kỳ. Tập thể dục dưới nước sẽ ít làm xuất hiện áp lực lên xương sống hơn, do đó bạn sẽ ít đau hơn, trong khi bạn vẫn nhận được đầy đủ các lợi ích từ bài tập.
Hỗ trợ giấc ngủ
Rất khó để có được giấc ngủ ngon trong khi mang thai. Áp lực từ thai nhi lên bàng quang khiến bạn phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu. Đau lưng làm cho việc đi vào giấc ngủ trở thành thách thức lớn đối với các mẹ bầu. Để hỗ trợ lưng trong khi ngủ, bạn nên cuộn một chiếc khăn lớn và để dọc cơ thể để tựa khi nằm nghiêng hoặc kê gối giữa hai đầu gối khi ngủ. Mẹ bầu cần tránh tư thế nằm ngửa khi ngủ.
Mang dây đai thai sản
Dây đai thai sản là dụng cụ hỗ trợ phụ nữ mang thai, hoạt động giống như các cơ chính ở bụng để giảm áp lực lên cột sống. Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên sử dụng dây đai thai sản, nhưng bạn không nên chỉ dựa vào chúng để điều trị đau lưng.
Mang giày đúng cách
Trong thời kỳ mang thai, bạn không nên mang giày cao gót. Gót cao sẽ tạo áp lực lên đường cong của lưng và chỉ làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, bạn có nguy cơ mất thăng bằng và té ngã do mang giày cao gót. Vì vậy, bạn nên chọn giày và dép đế bằng, mềm.
Dùng thuốc
Nếu cơn đau lưng không khỏi sau khi sử dụng các phương pháp đã đề cập, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc điều trị đau lưng dưới. Trong thai kỳ, một số loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen, naproxen hoặc meloxicam có thể được sử dụng để giảm đau lưng. Bạn nên nhớ phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai.
Mang giày đúng cách
Trong thời kỳ mang thai, bạn không nên mang giày cao gót. Gót cao sẽ tạo áp lực lên đường cong của lưng và chỉ làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, bạn có nguy cơ mất thăng bằng và té ngã do mang giày cao gót. Vì vậy, bạn nên chọn giày và dép đế bằng, mềm.
Dùng thuốc
Nếu cơn đau lưng không khỏi sau khi sử dụng các phương pháp đã đề cập, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc điều trị đau lưng dưới. Trong thai kỳ, một số loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen, naproxen hoặc meloxicam có thể được sử dụng để giảm đau lưng. Bạn nên nhớ phải luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thời kỳ mang thai.
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Xem thêm: Sự khác nhau giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2