Ngứa đầu ngón tay ngón chân có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi và giới tính nào. Ngứa tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Nắm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa đầu ngón tay ngón chân cùng cách điều trị sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe mình và người thân được tốt hơn.
Ngứa đầu ngón tay ngón chân bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng đầu ngón tay ngón chân bị ngứa có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó hoặc do ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh là cực kỳ quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh. Vậy tình trạng này cảnh báo bệnh lý nào?
1. Bệnh chàm
Bệnh chàm có một vài biểu hiện thường thấy như da bị đỏ và sau đó là bong tróc. Lớp da khô như vảy và nứt da kèm theo đó là các mụn nước xuất hiện. Tại chỗ bị bệnh sẽ có cảm giác ngứa. Bệnh chàm có thể xuất hiện ở đầu ngón tay ngón chân và nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm vẫn chưa được xác minh cụ thể. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng phần nhiều bệnh nhân bị bệnh là do bị dị ứng môi trường và căng thẳng. Bệnh đặc biệt xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới.
2. Bệnh vẩy nến
Ngứa đầu ngón tay ngón chân còn có thể do bệnh vảy nến gây ra. Bệnh này được giải thích là do các tế bào dưới da phát triển quá mức tạo nên sự tích tụ nhanh. Các tế bào da xuất hiện vảy và nổi chồng lên nhau. Các bộ phận trên cơ thể dễ bị vảy nến là khuỷu tay, đầu gối, da đầu và cả đầu, ngón tay ngón chân.
Khi bị bệnh vảy nến bạn sẽ thấy da bị viêm, các vảy trắng mỏng bong tróc trên da. Vùng da trở nên khô và bị ngứa nhất là lúc mồ hôi đổ nhiều.
3. Bệnh thần kinh đái tháo đường
Một bệnh lý nguy hiểm cũng liên quan đến hiện tượng ngứa đầu ngón tay ngón chân đó là đái tháo đường. Khi mắc bệnh tiểu đường loại 1, 2, thần kinh dễ bị tổn thương vì lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến tay, chân gây ngứa. Lúc này bạn sẽ thấy sức tay, chân giảm nhiều, yếu ớt, tê hoặc đau nhức và ngứa ở các ngón tay ngón chân.
4. Viêm da tiếp xúc gây ngứa đầu ngón tay ngón chân
Khi da tiếp xúc với các chất gây kích ứng sẽ khiến cho làn da dễ bị mẩn đỏ và ngứa ngáy. Đặc biệt da đầu ngón tay ngón chân là phần thường hay tiếp xúc với nhiều hợp chất và vật thể khác nhau nên càng dễ bị bệnh hơn.
5. Bệnh ghẻ
Thường hay xuất hiện tại các kẻ tay, kẻ chân, bệnh ghẻ khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Bên cạnh đó bệnh này còn có thể lây lan khi tiếp xúc nên không thể xem thường. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do vệ sinh cơ thể không sạch sẽ hoặc tiếp xúc với môi trường bẩn khiến cho các ký sinh nhỏ chui vào da và đẻ trứng.
Triệu chứng thường thấy của bệnh ghẻ là xuất hiện các mụn nước, về sau là các mụn nhỏ. Da mẩn đỏ và ngứa đặc biệt là vào ban đêm.
6. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh là biểu hiện bệnh thì ngứa đầu ngón tay còn có thể do ảnh hưởng từ bên ngoài. Một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng này như:
- Ảnh hưởng từ kem bôi: Dùng một số loại kem có thể gây ngứa da nhất là phần da ngón tay vì đây là nơi tiếp xúc đầu tiên.
- Bị côn trùng cắn: Các loài như kiến, ong, muỗi… khi cắn sẽ tiết ra các chất làm ngứa da trong đó có cả da ngón tay và ngón chân.
- Ảnh hưởng từ thời tiết: Trời nóng lạnh thất thường làm cho da chưa kịp thích ứng nên dễ bị khô và ngứa.
Ngứa đầu ngón tay ngón chân có nguy hiểm không?
Theo y học hiện đại, ngứa đầu ngón chân, tay đa phần không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn gặp phải một số rắc rối từ bệnh này như:
- Ngứa ngáy tay chân gây khó ngủ, cơ thể mệt mỏi.
- Ảnh hưởng đến công việc vì ngứa, khiến tâm trí không thể tập trung.
- Những trường hợp bệnh nặng khiến ngón tay chân viêm loét, bội nhiễm để lại sẹo, mụn nước mất thẩm mỹ, người bệnh tự ti.
Tuy nhiên tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh có thể đáng lo ngại. Chẳng hạn như với trường hợp ngứa do ảnh hưởng từ bệnh thái tháo đường. Đây là một biểu hiện không nên xem thường để bạn có thể nhận ra và điều trị kịp thời.
Cách điều trị ngứa đầu ngón tay ngón chân
Điều trị ngứa các đầu ngón tay tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Với những người ngứa nhẹ thì bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà. Còn nếu các đầu ngón tay và chân quá khó chịu thì nên đến bệnh viện điều trị.
Điều trị bằng tây y
Tình trạng ngứa ở đầu ngón tay và chân kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì tốt nhất là đến bệnh viện điều trị. Tùy theo tình hình mà bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân chính xác gây ngứa, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm lớp biểu bì trên da
Để điều trị ngứa thường bệnh nhân sẽ phải uống thuốc kết hợp với bôi thuốc.
- Thuốc uống: Crotamiton, Calamine, loratadin, cetririzin, fexoterfenadin, ebastin, Prednisolon, Mehylprednisolon, Betamethason…
- Thuốc bôi: Thuốc Chloram H, Hydrocortisone Cream, Betamethason, Calamine Lotion…
Điều trị tại nhà
Các triệu chứng ngứa có thể được điều trị dễ dàng tại nhà bằng một vài biện pháp sau:
Chườm lạnh
Ngứa đầu ngón tay ngón tay đặc biệt nếu do bệnh chàm t
hì có thể áp dụng cách chườm lạnh hoặc rửa nước mát. Chườm lạnh có tác dụng tức thời ngăn tác động từ chất kích thích lên da. Vào buổi đêm nếu đột nhiên bị ngứa bạn có thể áp dụng cách này để cơ thể thoải mái hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng túi vải hoặc khăn lông mỏng sạch sẽ rồi cho ít đá viên vào.
- Chườm nhẹ lên các đầu ngón tay và ngón chân để giữ lâu một chút để giảm ngứa.
Dùng gel nha đam cải thiện chứng tê ngứa đầu ngón tay, chân
Nha đam được xem như một loại tiên dược cho da. Bên cạnh công dụng làm mịn và đẹp da thì gel nha đam còn được nhiều người dùng để chữa các bệnh ngứa da, ngứa các đầu ngón chân. Khoa học đã chứng minh, các chất vitamin A, B6, C và E có trong nha đam có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các đầu ngón tay ngón chân và các vùng da cần giảm ngứa.
- Lấy một lá nha đam tươi rửa sạch bụi bẩn. Sau đó gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài của nha đam.
- Dùng thịt nha đam chà nhẹ lên chỗ ngứa. Để hiệu quả hơn có thể chuẩn bị nha đam trước rồi cho vào tủ lạnh để gel nha đam có độ lạnh nhất định.
Mật ong giảm ngứa da
Nói về tính sát trùng và kháng khuẩn không thể bỏ qua mật ong. Cách thực hiện vừa đơn giản lại vừa mang lại hiệu quả với chứng ngứa da vùng đầu ngón tay, chân. Trong mật ong có chứa đến 22 loại axit amin cùng rất nhiều khoáng chất. Ngoài trị ngứa da mật ong còn giúp làm mềm da, phục hồi lại vùng da bị hư tổn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tay chân bằng nước ấm rồi lau khô.
- Dùng mật ong thoa trực tiếp lên chỗ ngứa hoặc có thể kết hợp thêm với sữa chua, nha đam…
- Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch lớp mật ong trên tay chân.
Lá chè xanh
Ngứa đầu ngón tay ngón chân bạn có thể dùng lá chè xanh để trị ngứa tại nhà. Chất Epigallocatechin-2-gallate (EGCG) trong lá chè giúp ức chế sự phát triển của một số loài vi khuẩn nhất định. Bên cạnh đó, thảo dược tự nhiên này còn có nguyên tố vi lượng, vitamin giúp phục hồi da, tăng độ săn chắc cho da.
Cách thực hiện
- Lá chè xanh tươi rửa sạch nhiều lần nước để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn.
- Nấu lá chè với một lượng nước vừa đủ cho đến lúc sôi. Có thể cho thêm ít muối vào nấu cùng để tăng khả năng sát khuẩn.
- Khi nước sôi thì tắt bếp để nước cho nguội bớt.
- Ngâm tay và chân vào trong nước chè ấm khoảng 10 đến 15 phút.
- Sau đó rửa sạch lại với nước và lau khô tay chân.
Lá khế
Là một nguyên liệu khá dễ tìm nên bạn có thể áp dụng cách làm sau từ lá khế khi gặp triệu chứng ngứa đầu ngón tay, chân:
- Chuẩn bị lá khế sau đó rửa sạch để cho ráo nước.
- Cho lá khế lên chảo sao cho khô lại.
- Dùng một túi vải mỏng đựng lá khế đã nguội bớt chà nhẹ lên đầu ngón tay ngón chân.
Điều trị đầu ngón tay bị sưng ngứa bằng đông y
Trong Đông Y cũng lưu truyền nhiều bài thuốc trị mẩn ngứa. Đa phần những trường hợp ngứa xuất phát từ các nguyên nhân bên trong cơ thể như bệnh về gan, thận ảnh hưởng đến da có thể điều trị bằng đông y. Tuy nhiên hiệu quả của các bài thuốc này không giống ở các bệnh nhân mà tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa và tình trạng bệnh thực tế.
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Ngải diệp, hoa tiêu, hùng hoàng, bách chi.
Cách thực hiện:
- Rửa toàn bộ các vị thuốc với nước sạch và để ráo nước.
- Sắc thuốc với lượng nước vừa phải khoảng 3000ml trong 15 phút.
- Dùng thuốc nóng xong vào tay và chân ở những phần bị ngứa trong khoảng 5 đến 10 phút.
- Khi nước đã nguội thì lấy rửa lại chỗ da ngứa.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị: Tần quy, cây cù , bạc hà, băng phiến, sà sàng tử, hoàng tinh, bạch tiên trì, hoa tiêu, thấu cốt tử thảo, địa phu tử.
Cách thực hiện:
- Làm sạch các vị thuốc đã chuẩn bị với nước trước khi nấu.
- Dùng 5000ml nước nấu cùng với các thuốc đã chuẩn bị.
- Sau 20 phút thì ngưng và lọc lấy phần nước thuốc.
- Để nước thuốc nguội bớt thì ngâm tay và chân vào trong khoảng 15 phút.
Phòng ngừa ngứa các đầu ngón tay ngón chân như thế nào?
Để tránh phải khó chịu vì hiện tượng ngứa các đầu ngón tay, chân thì bạn nên thực hiện một vài biện pháp phòng tránh. Những điều này về cơ bản là giúp da tránh khỏi các tác nhân gây hại từ hóa chất, vi khuẩn và môi trường xung quanh:
- Đeo găng tay bảo vệ khi tiếp xúc với hóa chất như rửa chén, giặt đồ, lau nhà…
- Giữ gìn vệ sinh cho tay và chân bằng việc rửa tay đúng cách để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Thoa kem dưỡng da phù hợp để cung cấp dưỡng chất, giữ độ ẩm giúp da khỏe mạnh.
- Uống nhiều nước và ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho da.
Trên đây là một vài thông tin về tình trạng ngứa đầu ngón tay ngón chân. Vùng da này thường bị bỏ quên và ít được quan tâm hơn những vùng da khác nên rất dễ bị bệnh. Ngay từ bây giờ hãy thực hiện các biện pháp phù hợp để phòng tránh ngứa da và các bệnh khác ở tay chân hiệu quả.
Xem thêm: Trị nám tàn nhang bằng vitamin E có hiệu quả không?