Định nghĩa
Tăng tiết mồ hôi là bệnh gì?
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường (mùi mồ hôi của cơ thể). Bạn có thể đổ mồ hôi quá nhiều đến mức thấm qua quần áo, và có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày và gây lo lắng hay bối rối cho người bệnh.
Những ai thường mắc phải bệnh tăng tiết mồ hôi?
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả nam và nữ. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện nhất ở lứa tuổi dậy thì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Tăng tiết mồ hôi là bệnh gì?
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường (mùi mồ hôi của cơ thể). Bạn có thể đổ mồ hôi quá nhiều đến mức thấm qua quần áo, và có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày và gây lo lắng hay bối rối cho người bệnh.
Những ai thường mắc phải bệnh tăng tiết mồ hôi?
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả nam và nữ. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện nhất ở lứa tuổi dậy thì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi là gì?
Các triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi là đổ mồ hôi nhiều ở chân, tay và nách hoặc cả ba. Đôi khi các phần khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Đổ mồ hôi có thể gây ra ngượng ngùng, lo lắng hay bối rối trong giao tiếp và đôi khi có mùi hôi. Áo, vớ và giày có thể bị biến màu.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
- Việc đổ mồ hôi phá vỡ thói quen hàng ngày của bạn;
- Bạn đột nhiên bắt đầu đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường;
- Bạn bị đổ mồ hôi ban đêm mà không có lý do rõ ràng;
- Bạn bị đổ mồ hôi nhiều đi kèm với các triệu chứng như: ớn lạnh, đau ngực, buồn nôn, sốt cao trên 400
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi là gì?
Các triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi là đổ mồ hôi nhiều ở chân, tay và nách hoặc cả ba. Đôi khi các phần khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Đổ mồ hôi có thể gây ra ngượng ngùng, lo lắng hay bối rối trong giao tiếp và đôi khi có mùi hôi. Áo, vớ và giày có thể bị biến màu.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
- Việc đổ mồ hôi phá vỡ thói quen hàng ngày của bạn;
- Bạn đột nhiên bắt đầu đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường;
- Bạn bị đổ mồ hôi ban đêm mà không có lý do rõ ràng;
- Bạn bị đổ mồ hôi nhiều đi kèm với các triệu chứng như: ớn lạnh, đau ngực, buồn nôn, sốt cao trên 400
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng tiết mồ hôi là gì?
Đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Hệ thống thần kinh sẽ tự động kích hoạt các tuyến mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên. Đổ mồ hôi cũng thường xảy ra khi bạn đang căng thẳng hay lo lắng, đặc biệt là ở lòng bàn tay. Khi mắc bệnh, các dây thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức và sẽ dẫn đến tình trạng ra quá nhiều mồ hôi.
Nguyên nhân khác có thể là do di truyền hay các bệnh lý như: một số dạng viêm khớp, bệnh căng thẳng thần kinh và chấn thương tủy sống, rối loạn hệ máu và sử dụng một số loại thuốc như thuốc tiểu đường.
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng tiết mồ hôi là gì?
Đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Hệ thống thần kinh sẽ tự động kích hoạt các tuyến mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên. Đổ mồ hôi cũng thường xảy ra khi bạn đang căng thẳng hay lo lắng, đặc biệt là ở lòng bàn tay. Khi mắc bệnh, các dây thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức và sẽ dẫn đến tình trạng ra quá nhiều mồ hôi.
Nguyên nhân khác có thể là do di truyền hay các bệnh lý như: một số dạng viêm khớp, bệnh căng thẳng thần kinh và chấn thương tủy sống, rối loạn hệ máu và sử dụng một số loại thuốc như thuốc tiểu đường.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tăng tiết mồ hôi?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tăng tiết mồ hôi bao gồm:
- Thường xuyên lo lắng, căng thẳng hay hồi hộp;
- Yếu tố di truyền;
- Mắc các bệnh lý như: viêm khớp, bệnh căng thẳng thần kinh và chấn thương tủy sống và rối loạn hệ máu;
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc tiểu đường.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tăng tiết mồ hôi?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tăng tiết mồ hôi bao gồm:
- Thường xuyên lo lắng, căng thẳng hay hồi hộp;
- Yếu tố di truyền;
- Mắc các bệnh lý như: viêm khớp, bệnh căng thẳng thần kinh và chấn thương tủy sống và rối loạn hệ máu;
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc tiểu đường.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi?
Bạn sẽ được điều trị với Drysol® (20% aluminum chloride hexahydrate). Trước giờ ngủ, bạn nên lau khô những vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh, lau khô và thoa một lượng nhỏ thuốc Drysol® lên. Tiếp theo, rửa sạch vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Việc điều trị này được lặp đi lặp lại trong 1 đến 2 tuần, sau đó sử dụng mỗi tuần một lần hoặc khi cần. Bạn nên áp dụng việc điều trị ít hơn đối với vùng da nhạy cảm. Sau khi các triệu chứng đã được kiểm soát, thuốc Drysol® nên được sử dụng ít nhất có thể, đặc biệt ở vùng nách. Các thuốc khác có thể được chỉ định nếu việc dùng thuốc Drysol® không hiệu quả. Đôi khi, các thuốc dùng đường uống gọi là thuốc chống tiết choline sẽ được chỉ định nhưng những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt và chóng mặt.
Mặt khác, liệu pháp ion hóa mỗi ngày là một liệu pháp mới nhưng khá đắt đỏ. Ngoài ra, việc tiêm Botox® (botulinum toxin) vào tuyến mồ hôi dưới cánh tay sẽ được đề nghị nếu tình trạng tăng tiết mồ hôi của bạn quá nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tăng tiết mồ hôi?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh tăng tiết mồ hôi dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra thể chất. Các xét nghiệm máu có thể được thực hiện để loại trừ những trường hợp như bệnh tăng cường giáp, một bệnh gây ra những triệu chứng tương tự.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tăng tiết mồ hôi?
Bạn sẽ được điều trị với Drysol® (20% aluminum chloride hexahydrate). Trước giờ ngủ, bạn nên lau khô những vùng bị ảnh hưởng bởi bệnh, lau khô và thoa một lượng nhỏ thuốc Drysol® lên. Tiếp theo, rửa sạch vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Việc điều trị này được lặp đi lặp lại trong 1 đến 2 tuần, sau đó sử dụng mỗi tuần một lần hoặc khi cần. Bạn nên áp dụng việc điều trị ít hơn đối với vùng da nhạy cảm. Sau khi các triệu chứng đã được kiểm soát, thuốc Drysol® nên được sử dụng ít nhất có thể, đặc biệt ở vùng nách. Các thuốc khác có thể được chỉ định nếu việc dùng thuốc Drysol® không hiệu quả. Đôi khi, các thuốc dùng đường uống gọi là thuốc chống tiết choline sẽ được chỉ định nhưng những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, mờ mắt và chóng mặt.
Mặt khác, liệu pháp ion hóa mỗi ngày là một liệu pháp mới nhưng khá đắt đỏ. Ngoài ra, việc tiêm Botox® (botulinum toxin) vào tuyến mồ hôi dưới cánh tay sẽ được đề nghị nếu tình trạng tăng tiết mồ hôi của bạn quá nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tăng tiết mồ hôi?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh tăng tiết mồ hôi dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra thể chất. Các xét nghiệm máu có thể được thực hiện để loại trừ những trường hợp như bệnh tăng cường giáp, một bệnh gây ra những triệu chứng tương tự.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tăng tiết mồ hôi?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
- Tránh những chất khử mùi và thuốc chống mồ hôi khi bạn sử dụng Drysol® lần đầu tiên để ngăn tiết mồ hôi nách. Làm khô nách với máy sấy tóc, sau đó thoa Drysol® và làm khô thuốc bằng máy sấy tóc lần nữa. Sau khi sử dụng thuốc Drysol® một hoặc hai tuần, bạn có thể sử dụng thuốc chống mồ hôi và chất khử mùi cả ngày.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước. Uống nước nhiều hơn vào mùa hè, uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày (mỗi ly khoảng hơn 200 ml).
- Mặc quần áo bằng cotton để thấm mồ hôi. Thay đồ và vớ thường xuyên.
- Không mặc quần áo bằng sợi nylon hoặc sợi tổng hợp.
- Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày.
- Xem xét việc tư vấn giảm stress nếu stress là nguyên nhân chính gây bệnh.
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đỏ da, sưng hoặc chảy mủ; hoặc những triệu chứng không cải thiện trong 3 đến 4 tuần điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tăng tiết mồ hôi?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
- Tránh những chất khử mùi và thuốc chống mồ hôi khi bạn sử dụng Drysol® lần đầu tiên để ngăn tiết mồ hôi nách. Làm khô nách với máy sấy tóc, sau đó thoa Drysol® và làm khô thuốc bằng máy sấy tóc lần nữa. Sau khi sử dụng thuốc Drysol® một hoặc hai tuần, bạn có thể sử dụng thuốc chống mồ hôi và chất khử mùi cả ngày.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước. Uống nước nhiều hơn vào mùa hè, uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày (mỗi ly khoảng hơn 200 ml).
- Mặc quần áo bằng cotton để thấm mồ hôi. Thay đồ và vớ thường xuyên.
- Không mặc quần áo bằng sợi nylon hoặc sợi tổng hợp.
- Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày.
- Xem xét việc tư vấn giảm stress nếu stress là nguyên nhân chính gây bệnh.
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đỏ da, sưng hoặc chảy mủ; hoặc những triệu chứng không cải thiện trong 3 đến 4 tuần điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì trong chế độ ăn?