Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân, Triệu chứng và Điều trị

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người già. Đây là bệnh xương khớp mãn tính rất khó điều trị và dễ để lại các biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp vai thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi

Thoái hóa khớp vai là gì?

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý hình thành khi sụn bọc trên đầu xương, được gọi là sụn khớp bị thoái hóa và bào mòn.

Sụn khớp đóng vai trò giảm ma sát khi hai đầu xương vận động. Khi sụn khớp bị bào mòn, ma sát giữa hai đầu xương tăng lên và gây ra các cơn đau nhức.

Thoái hóa khớp vai thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Tỷ lệ thoái hóa khớp tăng theo độ tuổi bởi vì theo thời gian, mô sụn bị hao mòn khiến khớp trở nên kém linh hoạt và dễ tổn thương hơn trước.

Triệu chứng thoái hóa khớp vai

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh thoái hóa khớp vai bao gồm:

Triệu chứng đặc trưng nhất của thoái hóa khớp vai nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung là đau khớp. Cơn đau bắt nguồn từ khớp bị thoái hóa và lan ra những vùng xương khớp lân cận. Thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm.

Cơn đau có thể tăng lên khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc do bạn vận động mạnh.

Bên cạnh cơn đau, một triệu chứng khác của thoái hóa khớp vai là giảm khả năng vận động.

Bạn không thể vận động linh hoạt như trước, nếu thực hiện những hoạt động mạnh cơn đau sẽ bất ngờ xuất hiện và nặng nề hơn nếu bạn không ngưng hoạt động và nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải tình trạng cứng khớp vào buổi sáng sớm.

Sụn khớp bị bào mòn khiến hai đầu xương va chạm mạnh khi vận động. Đến khi mô sụn và dịch nhầy bị thoái hóa nghiêm trọng, ổ khớp sẽ phát ra âm thanh khi xương ma sát vào nhau.

Triệu chứng do thoái hóa khớp vai gây ra bao gồm: đau khớp, cứng khớp, âm thanh từ khớp,…

Âm thanh từ khớp sẽ ngày càng rõ rệt nếu bạn không tiến hành điều trị. Triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo sụn khớp vai đã bị thoái hóa nghiêm trọng. Nếu tiếp tục kéo dài, khớp có thể bị biến dạng và mất hoàn toàn khả năng vận động.

Yếu và teo cơ là hệ lụy do thoái hóa khớp vai gây ra. Phần khớp bị thoái hóa làm giới hạn khả năng vận động của người bệnh. Cơ bắp và dây chằng xung quanh khớp không được hoạt động thường xuyên sẽ rất dễ suy yếu và giảm chức năng.

Nguyên nhân sâu xa có thể do khớp thoái hóa chèn ép các mạch máu ở quanh vùng vai, khiến máu không thể tuần hoàn đến dây chằng và cơ bắp gây ra tình trạng teo, yếu cơ.

Khi ma sát giữa hai đầu xương tăng lên, các mô mềm xung quanh có thể bị kích thích và sưng viêm.

Hiện tượng sưng xảy ra ở khớp vai có thể không rõ rệt như thoái hóa khớp ở các vị trí khác (điển hình nhất là khớp gối).

Đầu xương va chạm vào nhau trong thời gian dài sẽ gây tổn thương bề mặt xương. Biến dạng khớp sẽ xuất hiện nếu bạn không can thiệp để khôi phục mô sụn và giảm ma sát giữa các xương.

Tình trạng này khiến khớp vai không thể hoạt động hoặc chỉ thực hiện được những cử động nhỏ.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Các nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp vai thường gặp:

Xương gãy, trật khớp không được điều trị dứt điểm là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp vai.

Những người có hệ thống xương khớp yếu rất dễ mắc phải các bệnh lý xương khớp, trong đó có viêm khớp vai.

Các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, gout có thể là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp vai

Ngoài ra, tình trạng rối loạn chuyển hóa, bệnh gout, viêm đa khớp dạng thấp,… cũng là nguyên nhân khiến khớp vai bị tổn thương và xuất hiện tình trạng thoái hóa.

Thoái hóa khớp vai có thể là do di truyền. Các nhà khoa học cho biết, nếu bạn có mẹ hoặc người thân cận huyết mắc bệnh thoái hóa khớp vai, bạ
n sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn những người bình thường. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về các yếu tố di truyền gây ra bệnh lý này.

Điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

1. Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

Điều trị bằng thuốc được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, tập trung vào việc giảm đau và làm chậm tiến triển của quá trình thoái hóa. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

Ngoài thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định thuốc tiêm để làm giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa của khớp

Sử dụng thuốc chỉ đem lại hiệu quả tức thì, không có tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Lạm dụng thuốc khiến các tác dụng không mong muốn phát sinh và có thể đe dọa đến sức khỏe.

2. Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Đối với hầu hết bệnh nhân, các triệu chứng thoái hóa khớp có thể được kiểm soát hoàn toàn thông qua điều trị nội khoa.

Tuy nhiên, với một số trường hợp bị tổn thương khớp nghiêm trọng, đau đớn cực độ hoặc di chuyển rất hạn chế, phẫu thuật có thể là một lựa chọn khả thi. Các loại phẫu thuật phổ biến cho thoái hóa khớp vai bao gồm phẫu thuật nội soi khớp, cắt bỏ xương và phẫu thuật khớp (thay khớp toàn bộ).

Cuộc phẫu thuật nào cũng có những rủi ro nhất định và các biến chứng tiềm ẩn, do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, những phương pháp phẫu thuật có thể được áp dụng bao gồm:

Phục hồi và phòng ngừa bệnh tái phát

Việc phục hồi và phòng ngừa bệnh có ý nghĩa với cả bệnh nhân điều trị nội khoa và ngoại khoa. Song song với việc dùng thuốc và thực hiện phẫu thuật, bạn nên:

Luyện tập thường xuyên để phục hồi chức năng vận động và phòng ngừa bệnh tái phát

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và áp dụng ph
ác đồ điều trị phù hợp.

Xem thêm: Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì lành? Khi nào có thể đi làm trở lại?

Rate this post
Exit mobile version