Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thuốc trị lao và những thông tin hữu ích bạn nên biết

Lao là một bệnh rất nguy hiểm nhưng bạn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu dùng thuốc trị lao theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc điều trị lao nào cũng có nhiều tác dụng phụ, vì vậy điều quan trọng là bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc và tình trạng sức khỏe mà mình mình đang gặp phải, nhằm điều trị bệnh lao hiệu quả và an toàn.

Lao là một bệnh rất nguy hiểm nhưng bạn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu dùng thuốc trị lao theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc điều trị lao nào cũng có nhiều tác dụng phụ, vì vậy điều quan trọng là bạn cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc và tình trạng sức khỏe mà mình mình đang gặp phải, nhằm điều trị bệnh lao hiệu quả và an toàn.

Lao có thể chữa khỏi trong hầu hết trường hợp nếu bạn sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp theo dõi hiệu quả quá trình điều trị của bạn. Để điều trị bệnh, bạn cần dùng thuốc lao liên tục trong vòng ít nhất 6 tháng, một số người có thể cần điều trị lâu hơn. Vậy làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc lao và sử dụng thuốc đúng cách? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm nhé!

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị lao

Khi bắt đầu một chương trình điều trị bệnh lao bằng thuốc, bạn cần lưu ý:

Các thuốc điều trị lao thường được sử dụng

Bác sĩ thường kê toa thuốc kháng lao cho một đợt điều trị kéo dài 6 tháng. Bạn phải dùng thuốc liên tục theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được bỏ một bữa uống thuốc nào. Bạn có thể uống thuốc tại nhà và không cần phải vào bệnh viện để điều trị. Các loại thuốc sau đây thường được sử dụng để điều trị bệnh lao:

Isoniazid

Mỗi viên nén nhỏ màu trắng có chứa 100mg isoniazid. Liều cho người lớn là 300mg mỗi ngày.

Các tác dụng phụ của thuốc trị lao này thường không phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi, thiếu tập trung và làm tình trạng mụn trứng cá nặng hơn. Isoniazid còn có thể ảnh hưởng đến gan. Nếu bị buồn nôn (cảm giác ốm), nôn mửa, đau dạ dày, vàng da hoặc mắt, nước tiểu sẫm màu trong quá trình dùng thuốc, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đôi khi tình trạng ngứa ran các ngón tay và ngón chân cũng có thể xảy ra. Lúc này, bác sĩ sẽ kê toa vitamin B6 để giúp hạn chế tình trạng này. Ngứa da và phát ban là các tác dụng phụ rất hiếm gặp.

Lao có thể chữa khỏi trong hầu hết trường hợp nếu bạn sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp theo dõi hiệu quả quá trình điều trị của bạn. Để điều trị bệnh, bạn cần dùng thuốc lao liên tục trong vòng ít nhất 6 tháng, một số người có thể cần điều trị lâu hơn. Vậy làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc lao và sử dụng thuốc đúng cách? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm nhé!

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị lao

Khi bắt đầu một chương trình điều trị bệnh lao bằng thuốc, bạn cần lưu ý:

Các thuốc điều trị lao thường được sử dụng

Bác sĩ thường kê toa thuốc kháng lao cho một đợt điều trị kéo dài 6 tháng. Bạn phải dùng thuốc liên tục theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được bỏ một bữa uống thuốc nào. Bạn có thể uống thuốc tại nhà và không cần phải vào bệnh viện để điều trị. Các loại thuốc sau đây thường được sử dụng để điều trị bệnh lao:

Isoniazid

Mỗi viên nén nhỏ màu trắng có chứa 100mg isoniazid. Liều cho người lớn là 300mg mỗi ngày.

Các tác dụng phụ của thuốc trị lao này thường không phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi, thiếu tập trung và làm tình trạng mụn trứng cá nặng hơn. Isoniazid còn có thể ảnh hưởng đến gan. Nếu bị buồn nôn (cảm giác ốm), nôn mửa, đau dạ dày, vàng da hoặc mắt, nước tiểu sẫm màu trong quá trình dùng thuốc, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đôi khi tình trạng ngứa ran các ngón tay và ngón chân cũng có thể xảy ra. Lúc này, bác sĩ sẽ kê toa vitamin B6 để giúp hạn chế tình trạng này. Ngứa da và phát ban là các tác dụng phụ rất hiếm gặp.

Isoniazid có thể ương tác với các thuốc chống co giật được kê cho bệnh động kinh. Vì vậy, bạn hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.

Rifampicin

Rifampicin là một thuốc trị lao khác mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng. Thuốc thường được uống khi bụng rỗng; nên uống thuốc 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.

Rifampicin có thể được bài tiết trong nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, tinh dịch, nước bọt và khiến các dịch này có màu cam đỏ. Tác dụng phụ này là vô hại. Nếu bạn dùng kính áp tròng mềm, nó có thể bị đổi màu. Các tác dụng phụ khác của rifampicin có thể kể đến như:

Rifampicin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Những phụ nữ uống thuốc ngừa thai cần thảo luận về các hình thức tránh thai khác với bác sĩ. Rifampicin có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ để tránh rifampicin tương tác với các thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc phổ biến có thể tương tác với rifampicin, bao gồm:

Pyrazinamide

Pyrazinamide có dạng viên nén màu trắng lớn, chứa 500mg hoạt chất pyrazinamid. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc trị lao này tùy theo cân nặng của bạn. Pyrazinamide có tác động mạnh mẽ chống lại các vi khuẩn lao trong giai đoạn đầu điều trị.

Tuy nhiên, như các loại thuốc trị lao khác, pyrazinamide cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm chán ăn, buồn nôn và đỏ bừng. Một số người cũng bị đau các khớp. Tình trạng đau khớp do pyrazinamide thường nhẹ và bác sĩ có thể chỉ đinh các thuốc giảm đau như aspirin hoặc paracetamol để giảm đau.

Isoniazid có thể ương tác với các thuốc chống co giật được kê cho bệnh động kinh. Vì vậy, bạn hãy thông báo cho bác sĩ điều trị biết về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.

Rifampicin

Rifampicin là một thuốc trị lao khác mà bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng. Thuốc thường được uống khi bụng rỗng; nên uống thuốc 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.

Rifampicin có thể được bài tiết trong nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, tinh dịch, nước bọt và khiến các dịch này có màu cam đỏ. Tác dụng phụ này là vô hại. Nếu bạn dùng kính áp tròng mềm, nó có thể bị đổi màu. Các tác dụng phụ khác của rifampicin có thể kể đến như:

Rifampicin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Những phụ nữ uống thuốc ngừa thai cần thảo luận về các hình thức tránh thai khác với bác sĩ. Rifampicin có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ để tránh rifampicin tương tác với các thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc phổ biến có thể tương tác với rifampicin, bao gồm:

Pyrazinamide

Pyrazinamide có dạng viên nén màu trắng lớn, chứa 500mg hoạt chất pyrazinamid. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thuốc trị lao này tùy theo cân nặng của bạn. Pyrazinamide có tác động mạnh mẽ chống lại các vi khuẩn lao trong giai đoạn đầu điều trị.

Tuy nhiên, như các loại thuốc trị lao khác, pyrazinamide cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm chán ăn, buồn nôn và đỏ bừng. Một số người cũng bị đau các khớp. Tình trạng đau khớp do pyrazinamide thường nhẹ và bác sĩ có thể chỉ đinh các thuốc giảm đau như aspirin hoặc paracetamol để giảm đau.

Viêm gan là tác dụng phụ không phổ biến nhưng nếu bạn bị buồn nôn (cảm giác ốm), nôn mửa, đau dạ dày, vàng da hoặc mắt, nước tiểu sẫm màu, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

Các phản ứng ở da như ngứa, phát ban và nhạy cảm ánh sáng (dễ bị cháy nắng) cũng có thể xảy ra, nhưng không phổ biến.

Ethambutol

Rthambutol có dạng viên nén với hai hàm lượng 400mg và 100mg. Bác sĩ chỉ định liều thuốc này theo cân nặng của bạn.

Trong quá trình dùng thuốc, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ thay đổi về thị lực nào, đặc biệt nếu nhận thấy sự thay đổi về khả năng nhìn màu sắc hoặc thị lực bị mờ. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy hoặc thậm chí nghi ngờ bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thị lực. Tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm đau các khớp, ngứa hoặc phát ban.

Một số tác dụng phụ phổ biến của các thuốc trị lao?

Nếu tác dụng phụ xảy ra, bạn cần báo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức. Một số tác dụng phụ tiềm ẩn bạn cần biết khi dùng thuốc trị lao, bao gồm:

Bệnh lao là một căn bệnh nguy hiểm và bạn cần uống thuốc lao đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để điều trị hiệu quả và an toàn. Bất cứ thuốc trị lao nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng không mong muốn này và đặc biệt không được tự ý ngưng thuốc.

Viêm gan là tác dụng phụ không phổ biến nhưng nếu bạn bị buồn nôn (cảm giác ốm), nôn mửa, đau dạ dày, vàng da hoặc mắt, nước tiểu sẫm màu, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

Các phản ứng ở da như ngứa, phát ban và nhạy cảm ánh sáng (dễ bị cháy nắng) cũng có thể xảy ra, nhưng không phổ biến.

Ethambutol

Rthambutol có dạng viên nén với hai hàm lượng 400mg và 100mg. Bác sĩ chỉ định liều thuốc này theo cân nặng của bạn.

Trong quá trình dùng thuốc, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ thay đổi về thị lực nào, đặc biệt nếu nhận thấy sự thay đổi về khả năng nhìn màu sắc hoặc thị lực bị mờ. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy hoặc thậm chí nghi ngờ bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thị lực. Tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm đau các khớp, ngứa hoặc phát ban.

Một số tác dụng phụ phổ biến của các thuốc trị lao?

Nếu tác dụng phụ xảy ra, bạn cần báo cho bác sĩ điều trị ngay lập tức. Một số tác dụng phụ tiềm ẩn bạn cần biết khi dùng thuốc trị lao, bao gồm:

Bệnh lao là một căn bệnh nguy hiểm và bạn cần uống thuốc lao đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để điều trị hiệu quả và an toàn. Bất cứ thuốc trị lao nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay khi nhận thấy các tác dụng không mong muốn này và đặc biệt không được tự ý ngưng thuốc.

Xem thêm: Thiếu máu cục bộ đường ruột

Rate this post
Exit mobile version