Tiểu đường thai kỳ là mối lo ngại của tất cả chị em khi mang thai. Bởi nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc băng huyết sau sinh,…Tuy nhiên, nếu bệnh lý này được phát hiện và kiểm soát kịp thời thì chắc chắn cả mẹ và bé đều sẽ được đảm bảo an toàn.
Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân gây ra
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý xảy ra khi lượng đường trong máu của thai phụ cao hơn so với mức bình thường. Bệnh này sẽ xuất hiện và phát triển trong quá trình chị em mang thai từ tuần thai 24 đến 28.
Theo thống kê mới nhất, có khoảng 5 – 6% phụ nữ Việt Nam khi mang bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cao phải kể đến như:
- Phụ nữ trên 35 tuổi.
- Người bị béo phì trước khi mang thai.
- Người đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước đó.
- Người có lượng đường tồn tại cao trong nước tiểu.
- Phụ nữ có người thân trong gia đình bị đái tháo đường.
Vậy nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Bất cứ loại bệnh tiểu đường nào cũng có sự liên quan đến một loại hormone mang tên insulin. Cụ thể, bệnh lý này sẽ xuất hiện khi tuyến tụy đã giảm hoặc không sản sinh ra insulin. Đây là hormone được tiết ra từ tuyến tụy và có tác dụng chuyển hóa được glucozơ thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Như vậy, khi cơ thể bị thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần Insulin thì chắc chắn glucozơ không thể chuyển thành năng lượng để cung cấp cho các tế bào mà nó sẽ bị tích tụ lại trong máu. Tình trạng này nếu kéo dài thì hệ lụy tất yếu là dẫn đến bệnh tiểu đường.
Với phụ nữ, khi mang thai là thời điểm các hormone của nhau thai tạo ra một loại nội tiết tố đặc biệt để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi lớn. Tuy nhiên nó cũng gây rối loạn quá trình sản xuất Insulin của cơ thể mẹ bầu. Bởi lúc này, tuyến tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, thậm chí gấp 2 lần so với bình thường, do đó xuất hiện hiện tượng thiếu hụt hormone này. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Dấu hiệu nhận biết đái tháo đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên dễ nhận biết nhất là các dấu hiệu phổ biến sau:
- Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ rất hay khát nước và thường phải thức dậy để uống nước vào đêm khuya.
- Thường xuyên đi tiểu đồng thời cũng tiểu ra lượng nước nhiều hơn so với những bà bầu không mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
- Vùng kín người bị tiểu đường thai kỳ dễ bị nhiễm nấm đồng thời cũng khó có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách bôi các loại thuốc chống khuẩn thông thường.
- Các vết thương xuất hiện đều rất khó lành.
- Sụt cân bất thường mà không tìm được nguyên nhân.
- Cơ thể người bị đái tháo đường thai kỳ thường xuyên mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức ngay cả khi không phải vận động, làm việc nhiều.
- Thị lực đôi khi bị giảm sút đáng kể.
- Cảm thấy đói thường xuyên ngay cả khi vừa mới ăn no. Chính vì vậy, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ thường có nhu cầu ăn nhiều hơn so với các bà bầu khỏe mạnh.
[Giải đáp] – Tiểu đường trong thời kỳ mang thai có nguy hiểm không?
Vậy bị tiểu đường trong thời kỳ mang thai có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và em bé trong suốt quá trình mang thai. Cụ thể:
Một số biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu gồm:
- Các biến chứng thường gặp khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là tiền sản giật. Đáng chú ý, tình trạng này có thể nặng gấp 4 lần so với người bình thường.
- Sinh non hoặc thai chết lưu.
- Mẹ bầu bị đa ối, vỡ ối.
- Đường trong máu của mẹ bầu tất yếu sẽ truyền sang thai nhi làm cho tuyến tụy của bé hoạt động nhiều hơn so với bình thường để có thể sản xuất thêm insulin. Như vậy, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ rất khó sinh thường, thậm chí còn gây tổn thương vai và não của em bé trong quá trình sinh.
- Bệnh đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và băng huyết sau sinh,…
- Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi
Đái tháo đường thai kỳ nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời thì có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi. Cụ thể:
- Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết khi vừa mới chào đời. Biến chứng của bệnh lý này là co giật, hôn về và tổn thương não nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời.
- Thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật hoặc tử vong trong bụng mẹ.
- Thai bị chậm phát triển, hay to phần trên.
- Phổi của thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường kém phát triển hơn so với bình thường.
- Em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân, béo phì. Trên thực tế đã có trường hợp trẻ có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ khi chào đời đã có cân nặng gấp 3,5 lần so với những bé khác.
- Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra vì em bé lúc này có nguy cơ cao bị sinh non, đồng nghĩa với việc phổi chưa phát triển hoàn thiện.
- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, hay tim mạch,…
- Trẻ có mẹ bị tiểu đường cũng dễ bị bệnh lý vàng da trong 28 ngày đầu sau khi chào đời.
Có thể nói, bệnh tiểu đường thai kỳ là rất nguy hiểm. Chính vì vậy, mỗi chị em đều cần theo dõi sát sao chỉ số đường huyết của mình trong suốt quá trình mang thai, từ đó điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp.
Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ có chữa được không? Câu trả lời là có. Bệnh này có thể tự hết sau khi chị em sinh con. Tuy nhiên với những người mắc đái tháo đường thai kỳ nhưng lại không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu mỗi ngày thì chắc chắn những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé có nguy cơ cao xảy ra. Bên cạnh đó, họ cũng dễ bị tiểu đường tuýp 2 trong lần mang thai tiếp theo.
Đáng chú ý, một số phụ nữ bị đái tháo đường nhẹ trước khi mang thai nhưng lại không có triệu chứng nên rất khó phát hiện ra. Vì vậy tới khi có bầu thì bệnh lại tiến triển nặng và khó kiểm soát. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, việc thăm khám sức khỏe toàn diện trước khi có ý định sinh con là điều vô cùng cần thiết.
Phương pháp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ cần thực hiện các xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác nhất:
- Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến và hiệu quả nhất giúp phát hiện bệnh đái tháo đường
- Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống: Khi này, bạn sẽ cần uống 1 dung dịch ngọt chứa 75g hoặc 100g glucose, ngay sau đó bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu và kiểm tra.
Cả hai phương pháp chẩn đoán trên đều cần bạn phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Thông thường, khi bạn đến phòng khám, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm máu trước rồi mới uống dung dịch chứa glucose. Khoảng 1 giờ sau, máu của bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra lại một lần nữa. Lúc này, bạn cũng không được phép ăn bất cứ thực phẩm nào, ngoại trừ uống nước lọc.
Chưa dừng lại ở đó, lần xét nghiệm máu thứ 3 sẽ được thực hiện khoảng một giờ sau xét nghiệm thứ hai. Mục đích là để đánh giá xem cơ thể của bạn đang sử dụng glucose như thế nào trong thời gian đó.
Cách điều trị tiểu đường trong thời kỳ mang thai an toàn nhất
Mục đích của các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ đều là:
- Lượng đường trong máu lúc đói, trước khi ăn hay sau khi ngủ phải nằm trong khoảng từ 3,9 – 5,5 mmol/l.
- Chỉ số đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ từ 5,4 – 7,1 mmol/l.
- Nồng độ HbA1C nhỏ hơn 6%.
Việc kiểm soát đường huyết ổn định trong toàn bộ quá trình mang thai đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Các phương pháp mà chị em thường được bác sĩ chỉ định để chữa bệnh này là:
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn uống luôn là yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần lưu tâm nếu muốn khắc phục tình trạng tiểu đường. Cụ thể là bạn phải nắm được rõ cái gì nên ăn và không nên ăn.
Thực phẩm thai phụ mắc tiểu đường nên ăn gồm:
- Thịt, cá nạc, đậu phụ, sữa chua không đường, sữa không chứa chất béo.
- Ăn nhiều thực phẩm ít gây tăng lượng đường trong máu chẳng hạn như gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả hay trái cây ít ngọt.
- Tăng cường bổ sung chất xơ và cả vitamin từ các loại rau củ quả tươi.
Thực phẩm thai phụ mắc tiểu đường cần kiêng gồm:
- Tinh bột và các thực phẩm chế biến từ tinh bột (cơm, xôi, các loại bánh nếp,…)
- Kiêng tuyệt đối bánh kẹo, các loại mứt, kem, chè,…
- Hạn chế ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, mì gói, thức ăn đóng hộp.
- Giảm ăn chất béo xấu có từ da động vật, lòng đỏ trứng, đồ ăn chiên xào, nội tạng động vật.
- Tránh xa rượu, bia, nước ngọt và các chất kích thích.
Chú ý: Thai phụ nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Mục đích là để hạn chế nguy cơ tăng lượng đường trong máu quá nhiều sau khi ăn cũng như tình trạng hạ huyết quá nhanh khi đói. Các bác sĩ khuyên rằng, bạn nên ăn khoảng 3 bữa chính và 1 đến 2 bữa phụ.
Tăng cường vận động
Để giảm đường huyết khi mang thai, bạn vẫn có thể áp dụng các bài tập vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, ngồi thiền,… Bên cạnh đó những hoạt động này cũng giúp mẹ bầu tăng cường lưu thông khí huyết đồng thời hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng.
Các mẹ bầu luôn được các bác sĩ khuyến khích đi bộ khoảng từ 20 – 30 phút mỗi ngày sau khi ăn. Tuy nhiên, chị em cần đảm bảo nhịp tim không đập quá 140 lần /phút. Có như vậy, cơ thể bạn mới có thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi căn bệnh đái tháo đường đồng thời khắc phục tình trạng đau lưng, chuột rút thai kỳ,….
Tiêm thuốc Insulin nếu cần thiết
Trong trường hợp hướng dẫn người bệnh điều chỉnh glucose máu bằng chế độ ăn (giảm chất ngọt, giảm glucid) và theo dõi đường máu liên tục 6 lần/ngày. Sau 2 tuần nếu như không đạt kết quả mong muốn thì chị em bắt buộc phải tiêm thuốc insulin.
Insulin là một trong những loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp chị em bị tiểu đường thai kỳ mà không thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Đồng thời nó cũng giúp chị em đẩy lùi nguy cơ biến chứng do bệnh này gây ra.
Insulin không thể hấp thụ qua nhau thai, vì vậy nó không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng insulin theo đường uống hoặc đường tiêm.
Vừa rồi là những thông tin tổng quan về bệnh tiểu đường thai kỳ. Có thể nói đây là bệnh lý khá nguy hiểm bởi vậy mà chị em đừng chủ quan.
Xem thêm: Đang đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng gì để giảm đau và cải thiện