Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

U nang buồng trứng trái là gì, có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng trái là tình trạng khối u dạng nang xuất hiện ở buồng trứng bên trái. Điều trị bệnh lý này phụ thuộc vào loại u nang (u cơ năng, u thực thể và u ác tính), kích thước và độ tuổi của từng trường hợp.

U nang buồng trứng trái có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

U nang buồng trứng trái là gì?

U nang buồng trứng trái là tình trạng khối u dạng nang xuất hiện ở buồng trứng bên trái. U nang là một trong khối u thường gặp nhất, chiếm khoảng 3.6% các trường hợp mắc bệnh phụ khoa.

U nang buồng trứng trái có thể là u cơ năng, u thực thể (u nang bì, u nang nhầy hoặc u nang nước buồng trứng) và u ác tính. Với u cơ năng, khối u sẽ tự biến mất hoặc thuyên giảm kích thước sau 1 – 2 chu kỳ kinh nguyệt mà không cần điều trị.

Tuy nhiên với u ác tính và u thực thể, bạn cần điều trị trong thời gian sớm nhất nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm và tránh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng trái

Nguyên nhân trực tiếp gây u nang buồng trứng nói chung và u nang buồng trứng trái vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bệnh lý này có mối liên hệ mật thiết với những yếu tố sau:

Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây u nang buồng trứng trái

Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng trái

U nang buồng trứng hiếm khi gây ra các triệu chứng bất thường. Chỉ khi khối u phát triển với kích thước lớn, bạn mới nhận thấy một số triệu chứng sau:

Bệnh có thể gây đau ở vùng bụng dưới bên trái, sau đó lan tỏa ra vùng thắt lưng và đùi

U nang buồng trứng trái có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp u nang buồng trứng trái đều là các khối u lành tính, chỉ có rất ít trường hợp u phát triển thành các tế bào ác tính.

Với những trường hợp bị u cơ năng, khối u sẽ tự biến mất sau 1 – 2 chu kỳ kinh nguyệt mà không cần can thiệp phẫu thuật hay sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu bị u ác tính hoặc u thực thể, bạn cần điều trị trong thời gian sớm nhất. Bởi nếu để kéo dài, khối u có thể phát triển lớn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Cách điều trị u nang buồng trứng trái

Điều trị u nang buồng trứng trái phụ thuộc vào loại u và kích thước khối u. Ngoài ra phương pháp điều trị được áp dụng còn dựa vào độ tuổi, mong muốn và chức năng sinh sản của từng trường hợp.

1. Điều trị u chức năng/ nang cơ năng

Nang cơ năng buồng trứng là loại u nang lành tính, hình thành sau thời kỳ rụng trứng và có xu hướng tự biến mất mà không cần điều trị. Trong trường hợp bị nang cơ năng, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi trong vòng 1 – 2 tháng để xem xét tiến triển của khối u.

Với trường hợp bị nang chức năng buồng trứng trái, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi trong 1 – 2 tháng

Nếu khối u không thuyên giảm về kích thước, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ngăn ngừa rụng trứng để làm giảm kích thước nang và hạn chế các u nang mới hình thành.

2. Điều trị u nang thực thể

U thực thể là dạng u nang buồng trứng thường gặp nhất. Khác với u chức năng, u thực thể có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm và có nguy cơ ung thư hóa. Vì vậy điều trị ưu tiên đối với loại u này là phẫu thuật loại bỏ trong thời gian sớm nhất.

Phẫu thuật loại bỏ u thực thể được thực hiện sớm nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên phương pháp điều trị được chỉ định còn phụ thuộc vào từng loại u nang cụ thể, điều kiện sức khỏe và mong muốn của bệnh nhân.

– U nang nhầy buồng trứng

U nàng nhầy là loại nang có vỏ ngoài dày, màu trắng hoặc trắng ngà. Bên trong nang chứa dịch sánh màu vàng hoặc vàng nâu. U nang nhầy ít khi chuyển biến ung thư nhưng có khả năng tái phát cao.

Với người trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách khối u ra khỏi buồng trứng trái và thăm khám 6 tháng/ lần để kịp thời phát
hiện khối u tái phát. Tuy nhiên với người cao tuổi đã sinh đủ con, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ cả 2 buồng trứng nhằm hạn chế các nguy cơ có khả năng phát sinh.

– U nang nước buồng trứng

U nang nước là dạng nang có cuống dài và dễ gây biến chứng xoắn. Vì vậy bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên, với những trường hợp nang có kích thước nhỏ và bệnh nhân có mong muốn trì hoãn phẫu thuật, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc tránh thai và ức chế hormone nhằm ngăn chặn quá trình phóng noãn của buồng trứng. Từ đó làm giảm tình trạng tích tụ chất lỏng bên trong nang nước.

Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng trì hoãn phẫu thuật. Do đó khi đến thời điểm thích hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bóc tách u để tránh ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng.

U nang nước ít có khả năng tái phát hơn u nang nhầy. Tuy nhiên với những người cao tuổi, bác sĩ vẫn khuyến cáo nên cắt bỏ 2 bên buồng trứng để hạn chế nguy cơ tái phát.

– U nang bì buồng trứng

U nang bì buồng trứng (u nang quái) là dạng nang có chứa dịch nhầy, tóc, mảnh xương và răng ở bên trong. So với 2 dạng u thực thể trên, u bì dễ tiến triển thành ung thư. Vì vậy bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật bóc tách u nang trong thời gian sớm nhất.

Lưu ý: Với trường hợp u nang buồng trứng khi mang thai, thời điểm phẫu thuật bóc tách u thích hợp nhất là vào tháng thứ 4 – tháng thứ 6 thai kỳ. Tuy nhiên nếu xuất hiện biến chứng, bác sĩ buộc phải phẫu thuật loại bỏ u trong bất cứ thời điểm nào nhằm đảm bảo tính mạng cho sản phụ.

3. Điều trị u nang ác tính

U ác tính/ ung thư buồng trứng xảy ra khi tế bào biểu mô phát triển bất thường và tiến triển thành tế bào ác tính. So với các dạng u lành, u nang buồng trứng ác tính có khả năng di căn sang những cơ quan khác, làm tăng nguy cơ vô sinh và giảm tỷ lệ sống.

Phương pháp điều trị u nang buồng trứng ác tính phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển, kích thước khối u và điều kiện sức khỏe của bệnh nhân.

Điều trị u nang buồng trứng ác tính bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị

Một số phương pháp điều trị u nang buồng trứng trái ác tính, bao gồm:

Phòng ngừa u nang buồng trứng trái

U nang buồng trứng trái không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh với những biện pháp sau đây:

Xây dựng lối sống lành mạnh giúp nâng cao thể trạng và giảm nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng trái

U nang buồng trứng trái là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong và sau độ tuổi sinh sản. Hầu hết các bệnh phụ khoa đều có triệu chứng mơ hồ và không điển hình, vì vậy bạn nên chủ động thăm khám 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn.

Xem thêm: Thực đơn giảm cân KETO có tốt không? Nguyên tắc và lưu ý áp dụng

Rate this post
Exit mobile version