Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của y học, bệnh tiểu đường type 1 nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung đã bớt nguy hiểm hơn với người bệnh. Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ cần tuân thủ một số quy định chung và duy trì lối sống khỏe mạnh thì việc ngăn chặn biến chứng tiểu đường không xảy ra là hoàn toàn có thể!
Hiện nay, nhờ vào sự phát triển của y học, bệnh tiểu đường type 1 nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung đã bớt nguy hiểm hơn với người bệnh. Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ cần tuân thủ một số quy định chung và duy trì lối sống khỏe mạnh thì việc ngăn chặn biến chứng tiểu đường không xảy ra là hoàn toàn có thể!
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ và các biến chứng của bệnh là gì?
Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ?
Có nhiều người vẫn nhầm lẫn khái niệm tiểu đường type 1 là tiểu đường cấp ở cấp độ nhẹ. Nhưng sự thật là tiểu đường type 1, type 2, type 3 không hề liên quan đến cấp độ bệnh tiểu đường. Vì thế, tiểu đường type nào cũng sẽ trở nặng hơn nếu như bạn không quản lý chặt chẽ bệnh tình của mình. Khi bệnh tiểu đường type 1 trở nặng, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong đời sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng bệnh tiểu đường type 1
Khi mắc phải bệnh tiểu đường type 1, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như: cực kỳ khát nước và đói, đi tiểu thường xuyên, sụt cân… Và đặc biệt, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý tình trạng đái dầm của trẻ. Tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn từ 4 – 7 tuổi và 10 – 14 tuổi. Vì thế, nếu trước đây tình trạng này chưa từng xảy ra thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để phát hiện kịp thời bệnh tình.
Khi người bệnh tiểu đường type 1 không quản lý được chặt chẽ lượng đường trong máu sẽ dần gây ra những biến chứng ở nội tạng. Cụ thể, lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến tim mạch, mạch máu, hệ thần kinh, mắt và thận. Biến chứng của bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: Biến chứng ngắn hạn và dài hạn.
1. Biến chứng ngắn hạn của bệnh tiểu đường type 1 (biến chứng cấp tính)
a. Hạ đường huyết
Biến chứng hạ đường huyết phát triển khi cơ thể có quá nhiều insulin. Điều này xảy ra vì người bệnh đã không lên kế hoạch phù hợp cho lượng insulin được nạp vào trong ngày hoặc vận động hay tập thể dục quá sức. Các nguyên nhân khác có thể gây ra biến chứng này bao gồm việc dùng một số loại thuốc…
Có 3 mức độ hạ đường huyết: nhẹ, trung bình và nặng. Nếu đối mặt với tình trạng hạ đường huyết ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, người bệnh có khả năng ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra nhiều hơn so với mức độ nặng. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây hôn mê và thậm chí tử vong, điều này chiếm khoảng 4 – 10% ca tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường type 1.
Một số triệu chứng cho thấy người bệnh đang gặp phải biến chứng hạ đường huyết:
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ và các biến chứng của bệnh là gì?
Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ?
Có nhiều người vẫn nhầm lẫn khái niệm tiểu đường type 1 là tiểu đường cấp ở cấp độ nhẹ. Nhưng sự thật là tiểu đường type 1, type 2, type 3 không hề liên quan đến cấp độ bệnh tiểu đường. Vì thế, tiểu đường type nào cũng sẽ trở nặng hơn nếu như bạn không quản lý chặt chẽ bệnh tình của mình. Khi bệnh tiểu đường type 1 trở nặng, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong đời sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng bệnh tiểu đường type 1
Khi mắc phải bệnh tiểu đường type 1, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như: cực kỳ khát nước và đói, đi tiểu thường xuyên, sụt cân… Và đặc biệt, các bậc cha mẹ cần phải lưu ý tình trạng đái dầm của trẻ. Tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn từ 4 – 7 tuổi và 10 – 14 tuổi. Vì thế, nếu trước đây tình trạng này chưa từng xảy ra thì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để phát hiện kịp thời bệnh tình.
Khi người bệnh tiểu đường type 1 không quản lý được chặt chẽ lượng đường trong máu sẽ dần gây ra những biến chứng ở nội tạng. Cụ thể, lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng đến tim mạch, mạch máu, hệ thần kinh, mắt và thận. Biến chứng của bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại: Biến chứng ngắn hạn và dài hạn.
1. Biến chứng ngắn hạn của bệnh tiểu đường type 1 (biến chứng cấp tính)
a. Hạ đường huyết
Biến chứng hạ đường huyết phát triển khi cơ thể có quá nhiều insulin. Điều này xảy ra vì người bệnh đã không lên kế hoạch phù hợp cho lượng insulin được nạp vào trong ngày hoặc vận động hay tập thể dục quá sức. Các nguyên nhân khác có thể gây ra biến chứng này bao gồm việc dùng một số loại thuốc…
Có 3 mức độ hạ đường huyết: nhẹ, trung bình và nặng. Nếu đối mặt với tình trạng hạ đường huyết ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình, người bệnh có khả năng ngăn ngừa được các vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra nhiều hơn so với mức độ nặng. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây hôn mê và thậm chí tử vong, điều này chiếm khoảng 4 – 10% ca tử vong ở người mắc bệnh tiểu đường type 1.
Một số triệu chứng cho thấy người bệnh đang gặp phải biến chứng hạ đường huyết:
- Tim đập loạn nhịp
- Đổ mồ hôi
- Da trắng sáng
- Lo lắng, hoang mang
- Tê ngón tay, ngón chân và môi
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Nói chuyện lắp bắp
b. Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA)
Biến chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường xảy ra khi lượng axit trong máu quá cao. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do lượng insulin trong cơ thể quá ít, không đủ để đưa glucose vào tế bào và tạo ra năng lượng.
Biến chứng nhiễm toan ceton chiếm khoảng 13 – 19% trường hợp tử vong do bệnh tiểu đường type 1. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm khi nhận thấy người bệnh gặp phải những triệu chứng do nhiễm toan ceton để kịp thời quản lý bệnh. Một số triệu chứng của biến chứng này gây ra:
- Đi tiểu thường xuyên
- Cực kỳ khát
- Đau bụng
- Sụt cân
- Hơi thở có mùi trái cây (do mùi ceton được giải phóng khỏi cơ thể bạn)
- Da mát lạnh
- Hoang mang
- Mệt mỏi
2. Biến chứng dài hạn của bệnh tiểu đường type 1 (biến chứng mạn tính)
Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 1 có 2 loại: biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn.
a. Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường type 1
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra thương tổn đến các mạch máu. Khi bị tổn thương, các mạch máu sẽ không thể cung cấp máu tốt như bình thường được nữa. Từ đó, người bệnh tiểu đường type 1 sẽ phải chịu những biến chứng mạch máu nhỏ, gây ảnh hưởng đến về mắt, thận và thần kinh.
- Tim đập loạn nhịp
- Đổ mồ hôi
- Da trắng sáng
- Lo lắng, hoang mang
- Tê ngón tay, ngón chân và môi
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Nói chuyện lắp bắp
b. Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA)
Biến chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường xảy ra khi lượng axit trong máu quá cao. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do lượng insulin trong cơ thể quá ít, không đủ để đưa glucose vào tế bào và tạo ra năng lượng.
Biến chứng nhiễm toan ceton chiếm khoảng 13 – 19% trường hợp tử vong do bệnh tiểu đường type 1. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm khi nhận thấy người bệnh gặp phải những triệu chứng do nhiễm toan ceton để kịp thời quản lý bệnh. Một số triệu chứng của biến chứng này gây ra:
- Đi tiểu thường xuyên
- Cực kỳ khát
- Đau bụng
- Sụt cân
- Hơi thở có mùi trái cây (do mùi ceton được giải phóng khỏi cơ thể bạn)
- Da mát lạnh
- Hoang mang
- Mệt mỏi
2. Biến chứng dài hạn của bệnh tiểu đường type 1 (biến chứng mạn tính)
Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường type 1 có 2 loại: biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn.
a. Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường type 1
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra thương tổn đến các mạch máu. Khi bị tổn thương, các mạch máu sẽ không thể cung cấp máu tốt như bình thường được nữa. Từ đó, người bệnh tiểu đường type 1 sẽ phải chịu những biến chứng mạch máu nhỏ, gây ảnh hưởng đến về mắt, thận và thần kinh.
- Ảnh hưởng đến mắt: Do biến chứng của bệnh tiểu đường loại 1, người bệnh có thể bị đục thủy tinh thể hoặc bệnh võng mạc ở mắt. Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 1, bệnh võng mạc phổ biến hơn nhiều so với bệnh đục thủy tinh thể nhưng cả hai đều có thể gây mất thị lực. Để tránh các vấn đề về mắt liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1, hãy kiểm soát lượng đường trong máu của bạn và kiểm tra sự giãn nở của mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe của mắt.
- Ảnh hưởng đến thận: Bệnh tiểu đường type 1 nếu không được kiểm soát (hoặc kiểm soát kém) sẽ dẫn đến bệnh suy thận. Bệnh suy thận đồng nghĩa với việc thận không thể thực hiện chức năng làm sạch máu như trước. Để ngăn ngừa bệnh thận do đái tháo đường, người bệnh cần được xét nghiệm Microalbumin niệu hàng năm và xét nghiệm đo lượng nồng độ protein trong nước tiểu.
- Ảnh hưởng đến thần kinh: Các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ nuôi các dây thần kinh. Vì vậy, nếu các mạch máu bị tổn thương, thì các dây thần kinh cũng sẽ bị tổn thương. Bệnh thần kinh ngoại biên do biến chứng tiểu đường là dạng tổn thương dây thần kinh phổ biến nhất. Bệnh này thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh đi đến bàn chân, khiến cho người bệnh mất cảm giác đau đớn ở bàn chân khi vết loét bị nhiễm trùng.
b. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường type 1:
Các biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm xơ vữa động mạch và huyết khối ở tim, động mạch ngoại biên và não. Ngược lại với các biến chứng mạch máu nhỏ, nguy cơ biến chứng tim mạch không giảm đi nhiều nếu bạn kiểm soát lượng đường huyết chặt chẽ. Những bệnh mà biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường type 1 gây ra:
- Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
- Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Ảnh hưởng đến mắt: Do biến chứng của bệnh tiểu đường loại 1, người bệnh có thể bị đục thủy tinh thể hoặc bệnh võng mạc ở mắt. Đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 1, bệnh võng mạc phổ biến hơn nhiều so với bệnh đục thủy tinh thể nhưng cả hai đều có thể gây mất thị lực. Để tránh các vấn đề về mắt liên quan đến bệnh tiểu đường loại 1, hãy kiểm soát lượng đường trong máu của bạn và kiểm tra sự giãn nở của mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe của mắt.
- Ảnh hưởng đến thận: Bệnh tiểu đường type 1 nếu không được kiểm soát (hoặc kiểm soát kém) sẽ dẫn đến bệnh suy thận. Bệnh suy thận đồng nghĩa với việc thận không thể thực hiện chức năng làm sạch máu như trước. Để ngăn ngừa bệnh thận do đái tháo đường, người bệnh cần được xét nghiệm Microalbumin niệu hàng năm và xét nghiệm đo lượng nồng độ protein trong nước tiểu.
- Ảnh hưởng đến thần kinh: Các mạch máu nhỏ có nhiệm vụ nuôi các dây thần kinh. Vì vậy, nếu các mạch máu bị tổn thương, thì các dây thần kinh cũng sẽ bị tổn thương. Bệnh thần kinh ngoại biên do biến chứng tiểu đường là dạng tổn thương dây thần kinh phổ biến nhất. Bệnh này thường ảnh hưởng đến các dây thần kinh đi đến bàn chân, khiến cho người bệnh mất cảm giác đau đớn ở bàn chân khi vết loét bị nhiễm trùng.
b. Biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường type 1:
Các biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường loại 1 bao gồm xơ vữa động mạch và huyết khối ở tim, động mạch ngoại biên và não. Ngược lại với các biến chứng mạch máu nhỏ, nguy cơ biến chứng tim mạch không giảm đi nhiều nếu bạn kiểm soát lượng đường huyết chặt chẽ. Những bệnh mà biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu đường type 1 gây ra:
- Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
- Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
- Thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ
- Bệnh động mạch ngoại biên
Xem thêm: Thuốc gout của Úc loại nào tốt? Giá bán và cách dùng