Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Tìm Hiểu Về Quy Trình Sản Xuất Đông Trùng Hạ Thảo 

Làm thế nào để nuôi trồng đông trùng hạ thảo? Nếu tự nuôi trồng tại nhà có được không? Đây chính là thắc mắc được khá nhiều người nhắc đến kể từ khi đông trùng hạ thảo được nuôi trồng tại nước ta cũng như các nước khác trên thế giới. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ quy trình nuôi trồng và sản xuất đông trùng hạ thảo nhé.

Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo?

Như các bạn đã biết, Đông trùng hạ thảo có nguồn gốc từ cả thiên nhiên và nhân tạo. Trước khi được trồng thực nghiệm ở  nước ta thì đông trùng hạ thảo loại nấm tự nhiên tự nở trên cao nguyên cao hơn 4.000m so với mực nước biển. Tên của loài nấm được gọi là Cordyceps sinensis và chúng sống cộng sinh trên ấu trùng của loài côn trùng có trong chi Hepialus. Khi thu hoạch loại thảo dược này rất khó khăn, vì sản lượng rất ít chính vì vậy giá mua tại nhà dân khoảng 1 tỷ đồng/kg sau khi được phơi khô. Đến thời điểm hiện tại thì giá còn cao hơn, không phải có tiền là có thể tìm mua được.

Đông trùng hạ thảo thần dược quý hiếm

Thấu hiểu được điều đó, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu thành công việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo Việt Nam. Hiện nay, nhờ có những phát minh tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều quốc gia đã áp dụng trồng đông trùng hạ thảo thành công, mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người trồng, trong đó có Việt Nam. Dưới đây là những chia sẻ về quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo được nhiều viện nghiên cứu ở Việt Nam áp dụng.

+ Note: Có Nên Dùng Đông Trùng Hạ Thảo Nhân Tạo?

Cần chuẩn bị những gì để đông trùng hạ thảo phát triển tốt?

Để đông trùng hạ thảo có chất lượng tốt nhất các nhà khoa học đã nghiên cứu được  quy trình cũng như điều kiện dựa trên điều kiện tự nhiên của loài nấm, bên cạnh đó là trải qua nhiều nghiên cứu các điều kiện phù hợp nhất cho sự phát triển của đông trùng hạ thảo. Những dụng cụ, nguyên liệu, thiết bị cần thiết chuẩn bị cho quy trình trồng đông trùng hạ thảo:

Chuẩn bị nhà xưởng

Nhà xưởng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo đều cần phải đảm bảo tất cả các điều kiện: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với sự phát triển của loài nấm.

  • Phòng nuôi cần sạch sẽ tuyệt đối, vô khuẩn để tránh mầm bệnh.
  • Hệ thống đèn chiếu sáng cần điều chỉnh giống như  ánh sáng tự nhiên.
  • Hệ thống máy lạnh giữ nhiệt độ ổn định trong khoảng 18-20oC.
  • Hệ thống phun sương để giữ độ ẩm  từ 70-85%.
  • Hệ thống giàn và kệ để đặt các lọ nuôi.
Chuẩn bị nhà xưởng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu cần thiết để nuôi trồng sản xuất đông trùng hạ thảo

Các nguyên liệu và hóa chất: Hóa chất, nguyên liệu chuẩn bị để làm môi trường nuôi cấy sản xuất đông trùng hạ thảo

  • Nước dừa
  • Gạo lứt
  • Nhộng tằm
  • Khoai tây
  • Glucose
  • MgSO4
  • KH2PO4
  • K2HPO4
  • Cao nấm men
  • Pepton
  • Agar
Nguyên liệu giá thể nuôi trồng sản xuất đông trùng hạ thảo

Các dụng cụ cần thiết

  • Hộp nhựa, bình thủy tinh 650mL
  • Đĩa petri
  • Nồi hấp khử trùng
  • Tủ an toàn 
  • Pipet, đầu típ, bình tam giác, cốc đong, ..
  • Máy lắc
  • Cân phân tích
  • Máy lắc

Sau khi đã chuyển bị xong từ nhà xưởng, nguyên liệu, vật dụng để nuôi trồng đông trùng hạ thảo thì sẽ chuyển sang giai đoạn tiến hành nuôi trồng.

+ Note: Sự thật về đông trùng hạ thảo tăng cường sinh lý bạn nên biết

Tiến hành nuôi trồng đông trùng hạ thảo

Quy trình nuôi trồng có 5 giai đoạn như sau Cấy giống, nuôi sợi, tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hoạch.

Các giai đoạn nuôi trồng đông trùng hạ thảo

  • Giai đoạn cấy giống:

Giống nấm được cấy trong các bình cơ chất trong tủ cấy vô trùng.

  • Giai đoạn bắt đầu nuôi sợi:

Cấy giống vào các lọ cơ chất sau đó tiến hành chuyển vào phòng sợi tối điều chỉnh nhiệt độ thích hợp từ 17-20 độ C, đồng thời điều chỉnh độ ẩm từ 75 – 80% trong 10 ngày. Muốn chuyển đến giai đoạn tạo ra quả thể thì phải chờ đến khi nào sợi nấm lan rộng ra toàn bộ bề mặt và ăn kín môi trường sinh khối

  • Giai đoạn tạo ra quả thể:

Những lọ cơ chất sẽ được cho vào bên trong để nuôi ở phòng chiếu sáng. Điều kiện đảm bảo chiếu sáng 12h/ngày, cường độ 1000 Lux, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 20 độ C và độ ẩm  điều chỉnh từ 75-80%. Trong vòng 1 ngày mở cửa hai lần vào sáng sớm và chiều tối mỗi lần tối đa là 30 phút để không khí được lưu thông. 15 ngày sau những ngọn nấm nhỏ li ti được mọc lên bề mặt môi trường sinh khối, sau đó chuyển sang giai tiếp theo.

  • Giai đoạn nuôi quả thể:

Các lọ cơ chất với chế độ chiếu sáng 12h/ngày và sẽ giảm độ chiếu sáng xuống chỉ còn 700 Lux, độ ẩm khi đó phái tăng lên 80 – 85% rồi sau đó giữ nguyên nhiệt độ. Vẫn tiến hành mở cửa phòng 2 trong một ngày và  theo dõi thường xuyên để bỏ các lọ có dấu hiệu bị mốc, giảm thiểu nguy cơ lây sang các lọ khác. Trong vòng 2 tháng thì chúng ta trông thấy ngọn nấm mọc dài ra và lúc này bào tử nấm sẽ xuất hiện.

  • Giai đoạn thu hoạch:

Khi ngọn nấm chuyển sang màu vàng đậm hơn phần thân nấm, thì khi đó bào tử nấm sẽ xuất hiện, sau đó  tiến hành công việc thu hoạch nấm. Mở bình rồi sau đó dùng kéo cong cắt ngọn nấm. Lưu ý cắt phải xuống sát mặt cơ chất và dùng panh kẹp lấy từng cụm nấm ra.

Nuôi trồng đông trùng hạ thảo bằng gạo lứt

Sau khi tiến hành thu hoạch dùng trực tiếp đông trùng hạ thảo tươi nguyên để ngâm rượu hoặc cắt lấy quả thể nấm để nấm cháo và có thể sấy khô, hãm trà và sử dụng một số cách khác.

Trên đây là những hướng dẫn về quy trình nuôi trồng sản xuất đông trùng hạ thảo được nhiều viện nghiên cứu áp dụng nhất hiện nay. Nếu bạn muốn nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại nhà, bạn có thể đến các viện nghiên cứu ở Việt Nam như Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Nông Lâm – thuộc Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Đây chính là nơi nghiên cứu thành công đông trùng hạ thảo Nông Lâm được kiểm nghiệm nghiêm ngặt và được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đông Trùng Hạ Thảo Với Sức Khỏe


Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo được FDA Mỹ chấp thuận để sản xuất thuốc điều trị Covid

Bài viết liên quan

Nguồn: https://linhchinonglam.com/tim-hieu-ve-quy-trinh-san-xuat-dong-trung-ha-thao/

Xem thêm: Dây khổ qua rừng hỗ trợ điều trị tiểu đường

Rate this post
Exit mobile version