Nếu tình trạng bệnh tiểu buốt tiểu rắt không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng cách chữa tiểu buốt tiểu rắt ngay tại nhà. Nhiều người đã áp dụng phương pháp này và nhận được hiệu quả tích cực.
TOP 16 cách chữa tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả
Tiểu rắt tiểu buốt là tình trạng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn mỗi khi đi vệ sinh. Triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Tiểu buốt tiểu rắt kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, tiểu rắt tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Chính vì thế, khi mắc bệnh, bạn cần đến bác sĩ thăm khám và dùng thuốc phù hợp. Trong trường hợp mức độ bệnh không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách trị tiểu rắt, tiểu buốt ngay tại nhà.
Dưới đây là một số gợi ý mẹo trị tiểu rắt tiểu buốt tại nhà:
Trị tiểu buốt tiểu rắt với giấm táo
Giấm táo không chỉ là một loại gia vị nhà bếp quen thuộc mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Theo đó, giấm táo chứa nhiều axit lactic có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng giấm táo thường xuyên sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Căn bệnh này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu ra máu ở nhiều người.
Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê giấm táo, 150ml nước ấm.
Cách thực hiện:
- Bạn pha loãng 2 muỗng cà phê giấm táo với 150ml nước ấm.
- Khuấy đều hỗn hợp giấm táo rồi uống trực tiếp.
- Người bệnh sử dụng đều đặn hằng ngày, quá trình điều trị kéo dài ít nhất 4 tuần.
Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt với trà râu ngô
Từ lâu, râu ngô đã được dân gian lưu truyền là một vị thuốc hữu hiệu điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu. Theo Đông y, râu ngô vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc cơ thể.
Theo y học hiện đại, râu ngô có tác dụng cải thiện và phục hồi màng nhầy trong đường tiết niệu. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu buốt, đái dầm…
Nguyên liệu: 20g râu khô (tươi hoặc khô đều được).
Cách thực hiện:
- Rửa sạch râu ngô để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
- Bạn cho râu ngô đã rửa sạch vào nồi, thêm một ít nước rồi đun sôi trong khoảng 5 – 10 phút.
- Bạn nên uống trà râu ngô khi còn ấm, tốt nhất là uống sau bữa ăn. Người bệnh uống trà đều đặn mỗi ngày, có thể uống trà râu ngô thay nước lọc hàng ngày.
Hạt cây thì là chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà
Cây thì là là loại cây không quá quen thuộc với nhiều người. Do vậy, ít người biết rằng hạt cây thì là có tác dụng điều hòa chức năng bàng quang. Đồng thời nó cũng cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bài thuốc từ hạt cây thì là giống như một loại trà thảo dược với vị thanh nhẹ, dễ uống, trẻ em cũng có thể dùng.
Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê hạt cây thì là khô, 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Bạn cho hạt thì là vào nồi đun với 2 cốc nước lọc. Đun đến khi nước sôi bùng lên thì tắt bếp và để nguội.
- Khi nước thì là đã nguội hẳn, bạn dùng thìa nghiền nát hạt thì là rồi lọc qua rây để loại bỏ phần bã.
- Thêm vào nước trà thì là một muỗng mật ong, khuấy đều rồi dùng trực tiếp.
- Người bệnh nên uống nước thì là và mật ong để chữa tiểu buốt từ 1 – 2 lần/ngày.
Trị tiểu buốt tiểu rắt đơn giản với đậu xanh
Đậu xanh là một trong những bài thuốc dân gian trị tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả đã được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi tiểu. Do vậy, người bệnh có thể sử dụng đậu xanh để điều trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt ngay tại nhà.
Nguyên liệu: 100 – 150g đậu xanh nguyên vỏ.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch đậu xanh nguyên vỏ với nước để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn bám bên ngoài, rồi để cho ráo nước.
- Cho đậu xanh vào chảo rang với lửa nhỏ, rang đến khi hạt đậu bốc khói thì tắt bếp.
- Bạn tán nhuyễn hạt đậu xanh thành bột mịn.
- Mỗi lần sử dụng, bạn lấy khoảng 10 – 15g bột đậu xanh, pha với một ít nước ấm rồi uống trực tiếp.
- Mỗi ngày, người bệnh uống khoảng 3 lần sáng, trưa và tối, uống liên tục trong 7 ngày để điều trị bệnh.
Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà với nước ép nam việt quất
Sử dụng nước ép quả nam việt quất là mẹo của người phương Tây trong điều trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt. Hiện nay, cách chữa bệnh này cũng đã trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Theo nghiên cứu, quả nam việt quất có chứa các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa. Các chất này có đặc tính ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại tại đường tiết niệu.
Nguyên liệu: 50g quả nam việt quất tươi, một ít muối trắng.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch quả nam việt quất và để ráo nước. Cho quả vào máy xay sinh tố để nghiền nát.
- Cho hỗn hợp đã xay nhuyễn qua rây lọc, thu lấy phần nước cốt. Thêm vào nước ép một ít muối để gia tăng vị ngọt tự nhiên của quả nam việt quất.
- Bạn nên sử dụng nước ép nam việt quất tươi mỗi ngày để điều trị bệnh.
Hết tiểu buốt tiểu rắt với tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương là một trong những dược liệu mà bạn không thể bỏ qua khi điều trị bệnh tiểu buốt tiểu rắt tại nhà. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra hiệu quả tuyệt vời của loại tinh dầu này trong việc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm liên quan đến vi nấm, vi khuẩn…
Trong đinh hương có chứa hoạt chất eugenol với đặc tính kháng viêm, sát khuẩn. Hoạt chất này cũng có thể cải thiện tình trạng đau buốt khi đi tiểu.
Nguyên liệu: 1 -2 giọt tinh dầu đinh hương và một loại thảo mộc tùy ý (hoa cúc hoặc trà xanh).
Cách thực hiện:
- Bạn cho thảo mộc (hoa cúc hoặc trà xanh) đã sấy khô vào trong ấm, thêm vào một ít nước sôi và ủ khoảng 5 – 7 phút.
- Nhỏ vào nước trà 1 – 2 giọt tinh dầu đinh hương, khuấy đều để tinh dầu và trà hòa quyện với nhau.
- Bạn dùng trà khi còn ấm, mỗi tuần uống 2 – 3 lần. Người bệnh chỉ nên áp dụng bài thuốc này tối đa trong hai tuần.
Lưu ý: Không được sử dụng bài thuốc này cho người bị loãng máu và trẻ em dưới 16 tuổi.
Bột sắn dây chữa bệnh tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả
Từ lâu, bột sắn dây được biết đến là vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc độc tố tích tụ trong cơ thể. Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt, tính mát, kháng khuẩn tốt. Vì thế, loại dược liệu này rất thích hợp được dùng để điều trị bệnh tiểu buốt, tiểu rắt, nổi mẩn ngứa, nhiệt miệng…
Nguyên liệu: 2 muỗng cà phê bột sắn dây, ½ muỗng cà phê nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Bạn cho 2 thìa cà phê bột sắn dây vào cốc, đổ thêm nước lọc vào. Tiến hành khuấy đều hỗn hợp cho bột tan hết.
- Tiếp đó, bạn cho nước cốt chanh vào và khuấy đều.
- Uống trực tiếp hỗn hợp, bạn áp dụng bài thuốc này từ 1 – 2 lần/tuần.
Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà bằng chùm ruột núi
Chùm ruột núi hay còn gọi là mẹ rừng có vị chua ngọt, tính mát. Công dụng chính của nó là tiêu viêm, lợi tiểu và giải nhiệt trong cơ thể. Nhờ đó, vị thuốc này được áp dụng để làm giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát ở người bệnh.
Nguyên liệu: 1 – 2 quả chùm ruột núi, 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, 1 quả chuối tiêu chín.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch chùm ruột núi, để ráo nước rồi gọt sạch vỏ bên ngoài.
- Cho chùm ruột núi, chuối tiêu chín và mật ong vào máy xay sinh tố. Nghiền nhuyễn các nguyên liệu trên tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Bạn uống trực tiếp hỗn hợp trên. Mỗi ngày uống hai lần để tình trạng tiểu buốt nhanh chóng thuyên giảm.
Cách trị bệnh tiểu rắt tiểu buốt từ hạt vừng
Chữa tiểu buốt tiểu rắt từ hạt vừng là một cách dân gian rất phổ biến với người dân châu Âu và châu Mỹ. Hạt vừng cung cấp một nguồn khoáng chất dồi dào và nhiều chất chống oxy hóa. Nhờ đó, loại hạt này có khả năng cân bằng chức năng của bàng quang, hạn chế tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu mất kiểm soát.
Nguyên liệu: 100mg hạt vừng đen hay trắng đều được, ½ muỗng cà phê đường thốt nốt.
Cách thực hiện:
- Bạn cho hạt vừng vào chảo rang nóng, đến khi dậy mùi thơm thì tắt bếp.
- Cho hạt vừng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Bạn cho hạt vừng đã xay mịn ra nồi, thêm vào 180ml nước lọc rồi đun sôi.
- Sau đó, bạn cho thêm đường thốt nốt vào, khi đường tan chảy hoàn toàn thì nhắc xuống và để nguội tự nhiên.
- Người bệnh chia hỗn hợp thành 2 – 3 lần uống trong ngày để điều trị bệnh.
Lưu ý: Cách trị tiểu buốt bằng hạt vừng trên không thích hợp áp dụng cho người mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2.
Cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà đơn giản với hạt bí ngô
Chắc chắn nhiều người sẽ ngạc nhiên về công dụng chữa bệnh tiểu buốt tiểu rắt từ hạt bí ngô. Theo đó, hạt bí ngô có chứa hàm lượng axit béo omega 3 cao với đặc tính chống viêm hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tinh dầu trong hạt bí ngô có khả năng cải thiện chức năng hệ tiết niệu. Đồng thời làm giảm triệu chứng đi tiểu thường xuyên do mất kiểm soát ở bàng quang, loại bỏ tình trạng tiểu buốt tiểu rắt.
Nguyên liệu: 100g hạt bí ngô và 100g hạt đậu tương.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đậu tương và hạt bí ngô, loại bỏ hạt lép, hạt hỏng.
- Sao khô hai loại hạt này trên chảo, để lửa ở mức nhỏ nhất.
- Rang cho đến khi các hạt bốc khói lên là được.
- Tiếp đó, bạn dùng máy xay hoặc cối đá nghiền hai loại này thành bột mịn.
- Mỗi lần dùng, bạn pha 1 thìa cà phê bột đậu tương và hạt bí vào nước ấm.
- Áp dụng bài thuốc chữa tiểu buốt tiểu rắt với hạt bí ngô đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
Rau mồng tơi chữa tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả
Cách trị tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà được nhiều người đánh giá cao là sử dụng bài thuốc rau mồng tơi. Loại rau này mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Rau mồng tơi vị ngọt, có khả năng tiêu viêm, giải nhiệt, lợi tiểu và làm mát gan hiệu quả.
Nguyên liệu: 100 -150g rau mồng tơi tươi.
Cách thực hiện:
- Rau mồng tơi tươi mang đi rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi đun với hai bát nước lọc.
- Khi nước sôi, bạn cho nước ra cốc, để nguội và uống trực tiếp.
- Người bệnh có thể uống nước rau mồng tơi thay nước uống hàng ngày.
Lưu ý: Không áp dụng bài thuốc rau mồng tơi cho người đi ngoài phân lỏng, bụng yếu.
Chữa tiểu rắt tiểu buốt bằng cây mã đề
Một trong những cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà mà bạn có thể tham khảo là sử dụng cây mã đề. Mã đề là một loại thảo dược quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị các bệnh lý về thận, đường tiết niệu. Theo y học cổ truyền, cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, quy kinh thận.
Nguyên liệu: 50g lá mã đề khô.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch lá mã đề khô để loại bỏ bụi bẩn.
- Dùng 50g lá mã đề khô cùng 1,5 lít nước sắc lấy nước uống.
- Người bệnh uống thuốc cây mã đề như uống nước trà hàng ngày.
Phượng vĩ thảo chữa bệnh tiểu buốt tiểu rắt
Theo Đông y, phượng vĩ thảo có vị ngọt, lạnh, hơi đắng. Tác dụng chính của phượng vĩ thảo là chữa bệnh kiết lỵ, tiểu rắt, tiểu buốt, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nguyên liệu: 1 nắm phượng vĩ thảo.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch phượng vĩ thảo để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất bám trên cây.
- Sắc thuốc với nước vo gạo và dùng làm nước uống hàng ngày.
- Người bệnh áp dụng bài thuốc này từ 10 – 15 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Bài thuốc chữa tiểu rắt tiểu buốt từ giá đỗ
Giá đỗ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, ít ai biết được giá đỗ là một loại thảo dược có công dụng chữa trị bệnh tiểu rắt, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần hiệu quả. Theo đó, giá đỗ chứa một hàm lượng cao vitamin, khoáng chất giúp khắc phục tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt.
Nguyên liệu: 500g giá đỗ.
Cách thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch giá đỗ với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Bạn luộc giá đỗ lấy nước. Pha nước luộc giá cùng 50g đường.
- Mỗi ngày, người bệnh uống 5 – 6 lần nước luộc giá để chữa bệnh, hạn chế uống vào buổi tối.
Màng mề gà chữa tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả
Mề gà trong Đông y được gọi là kê nội kim có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào kinh phế và tỳ. Do đó, màng mề gà có tác dụng kiểm soát tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu ra máu.
Nguyên liệu: 20 cái màng mề gà.
Cách thực hiện:
- Bạn rang cháy màng mề gà, sau đó tán cho nhỏ mịn.
- Bạn cho vào lọ dùng dần.
- Bạn chia thuốc thành 4 lần uống cùng nước trắng để điều trị bệnh tiểu buốt.
Chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng rau má
Rau má có tác dụng lưu thông khí huyết, giải độc, thanh nhiệt, chữa đau đầu. Ngoài ra, cây rau má còn có tác dụng diệt khuẩn, điều trị bệnh tiểu rắt, tiểu buốt rất tốt và được nhiều người tin dùng.
Nguyên liệu: 300g rau má.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch rau má với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo.
- Cho rau má vào máy xay sinh tố xay nhuyễn với 300ml nước lọc với một ít muối.
- Bạn uống nước rau má mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà
Trong quá trình áp dụng bài thuốc chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Không được tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh tại nhà. Đặc biệt khi đang trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây y. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Các bài thuốc dân gian thường cho hiệu quả điều trị chậm. Vì thế, người bệnh nên kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài, không nên quá lo lắng.
- Để đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân nên uống thuốc đúng giờ, đều đặn hàng ngày với liều lượng chính xác.
- Hiệu quả điều trị của các bài thuốc dân gian còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh của mỗi người.
- Khi uống thuốc, nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì người bệnh nên đến bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Trong quá trình điều trị, nếu không cải thiện được tình trạng bệnh như mong muốn, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và đến thăm khám tại bác sĩ.
- Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày nhưng hạn chế uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn TOP 16 cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà đơn giản và cải thiện tích cực tình trạng bệnh. Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ thích hợp chữa bệnh cho những trường hợp nhẹ. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh nên dành thời gian đi khám tại các bệnh viện uy tín và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Viêm đại tràng co thắt là gì? Triệu chứng, cách chữa hiệu quả nhất