Bệnh viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) có xu hướng tăng mạnh trong mùa đông, thời tiết khô lạnh. Nếu như không biết cách chăm sóc đúng khoa học, làn da của bệnh nhân có thể bị tổn thương và để lại sẹo. Cùng tham khảo những thông tin trong bài viết sau để có cách đối phó với tình trạng mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông.
Nguyên nhân mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông
Viêm lỗ chân lông vào mùa đông là tình trạng viêm da xảy ra phổ biến ở vùng dachân và cánh tay. Đặc trưng của viêm lỗ chân lông là các nốt màu đỏ hoặc đen, nhìn kỹ có lông bị xoăn được bao phủ bởi một lớp da mỏng. Một số có nhân trắng ở bên trong. Bệnh viêm lỗ chân lông là tình trạng viêm da xảy ra ở cả nam và nữ. Sở dĩ viêm lỗ chân lông thường xảy ra vào mùa đông chủ yếu là do những nguyên nhân sau đây:
– Da bị khô: Thời tiết khô lạnh khiến làn da bị khô, điều này cũng khiến cho lớp thượng bì dễ bị tổn thương và các lỗ chân lông bị thiếu chất dầu, từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc phát triển bình thường của chân lông. Khi da khô, các lỗ chân lông tồn tại nhiều tế bào chết, cộng với bã nhờn tiết ra gây bít lỗ chân lông, dẫn đến viêm.
– Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ: Vào mùa đông lạnh, nhiều người có khuynh hướng “lười tắm” là lý do hàng đầu khiến làn da trên cơ thể bị viêm. Cơ chế sinh học tự nhiên của làn da diễn ra hoạt động thay tế bào 1 tuần/lần, vì thế khi các tế bào da chết không được loại bỏ thì chúng sẽ tích trữ dưới lỗ chân lông.
– Không tẩy da chết: Chúng ta thường cảm giác làn da có vẻ láng mịn, ít bóng dầu hơn vào mùa khô. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người không chú ý đến việc tẩy tế bào chết cho làn da. Chính vì thói quen không tẩy da chết thường xuyên nên từ đó hình thành lớp sừng cứng bám trên bề mặt da này sẽ ngăn cản bài tiết lên bề mặt da, từ đó chúng tích tụ lại và làm bít kín nang lông.
– Dưỡng da sai cách: Thời tiết khô lạnh đòi hỏi chúng ta phải ưu tiên các sản phẩm dưỡng ẩm cho làn da. Cần chú ý khi chọn các loại kem dưỡng, dầu dưỡng. Trong số đó có thể có thành phần cứu tinh với da khô nhưng lại là kẻ thù của da dầu, nếu như bạn sử dụng không đúng loại kem dưỡng cho từng điều kiện thời tiết, từng loại da có thể khiến tình trạng tiết dầu nhiều. Nếu bôi kem quá dày cũng dễ gây bí tắc lỗ chân lông và gây viêm.
– Mặc trang phục bó sát: Chúng ta thường có khuynh hướng mặc quần áo bó sát cho ấm, thói quen này vô tình hây ra hiện tượng mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông ở nhiều người. Các chuyên gia da liễu đã khẳng định việc mặc quần áo chật khiến cho làn da bị bí kín, nang lông không thể phát triển bình thường. Từ đó các nang lông này sẽ cuộn tròn vào bên trong gây bệnh viêm lỗ chân lông.
Biểu hiện của viêm lỗ chân lông vào mùa đông
Bệnh viêm lỗ chân lông có nhiều dạng, tương tự đối với tình trạng viêm nang lông xảy ra vào mùa đông được phân loại dựa vào độ nông sâu của nang lông bị viêm nhiễm. Biểu hiện cụ thể của từng nhóm như sau:
Viêm lỗ chân lông nông
Đây là tình trạng viêm nhiễm khu trú tại cổ nang lông, thường gặp ở vùng da đầu hoặc các chi. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nang lông là do tụ cầu vàng hoặc do người bệnh tiếp xúc với hóa chất gây bít tắc cổ nang lông. Tình trạng viêm nang lông có mụn mủ mọc thành từng đợt kéo dài khoảng 7 – 10 ngày hoặc trở thành viêm nang lông mạn tính.
Viêm nang lông nông chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc những người lạm dụng corticoid. Biểu hiện của bệnh là tình trạng mụn mủ hình chóp, nhân trắng hoặc vàng, kích thước bằng đầu đinh ghim, quanh chân lông là quầng đỏ ngứa rát.
Viêm lỗ chân lông sâu
Bệnh viêm lỗ chân lông sâu xảy ra phổ biến ở người trưởng thành. Thông thường tình trạng viêm nhiễm lặn sâu xuống nang lông, từ đó gây ra những thương tổn lớn hơn viêm nang lông nông. Tại vị trí viêm có thể hóa mủ không vỡ mà xẹp xuống, sau đó đóng vảy để lại sẹo lõm. Viêm nang lông sâu có thể khiến người bệnh bị đau nhức và ngứa rát nhiều ở vùng bị viêm.
Nhọt
Đây là mức độ cấp tính của viêm lỗ chân lông. Nếu diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại tử do tụ cầu vàng. Vùng da bị nhọt tương tự như mụn mủ, thường hay gặp ở thanh niên, nam giới, các vị trí mọc nhọt thường là mặt, cổ, tay và mông. Nếu như nhiễm khuẩn sâu sẽ tạo thành ngòi mủ màu vàng xanh. Nhọt sau khi nặn có thể để lại sẹo như vết loét sâu.
Tình trạng này có thể xảy ra khi 1 hoặc nhiều nhọt mọc rải rác hoặc tụ thành từng đám. Nhọt có khả năng tự vỡ và nhiễm trùng. Các vùng bị tổn thương do nhọt lan rộng kéo dài bao bọc nang lông và làm hoại tử tổ chức.
Đinh râu
Mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông cũng có thể là dấu hiệu của chứng đinh râu. Đinh râu có thể gặp ở người trưởng thành hoặc trẻ em. Người bệnh dễ nhầm lẫn đinh râu với mụn mủ, mụn trứng cá nhưng triệu chứng có khuynh hướng nguy hiểm hơn.
Đinh râu là dạng nhọt xuất phát từ viêm nang lông vùng mặt. Tình trạng này xảy ra do vi khuẩn di chuyển trong tĩnh mạch vùng mạch tới các xoang tĩnh mạch trong sọ não và gây nhiễm khuẩn. Biến chứng có thể gây nhiễm trùng nặng, triệu chứng này đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh.
Hậu bối
Biểu hiện của hậu bối là một đám nang lông liền kề lan ra khắp các mô liên kết và mô mỡ dưới da. Nguyên nhân gây đinh râu do tụ cầu vàng. Những người có nguy cơ cao bị hậu bồi thường là bệnh nhân tiểu đường, suy dinh dưỡng, suy tim,… Triệu chứng có tiến triển nhanh, ban đầu là đám da viêm đỏ, ngoài da nhẵn nhô cao, ấn vào có thể có cảm giác đau. Trong 3 – 5 ngày, vùng da bị viêm có thể phát triển rộng đến 10 cm.
Ở giai đoạn suy thoái, vùng da bị hậu bối mềm dần và hóa mủ đi ra từ lỗ chân lông. Phần lớn các trường hợp hậu bối dẫn đến hoại tử do người bệnh không nhận biết đúng bệnh. Nếu nặn mạnh tay sẽ tạo thành vết loét sâu, vùng tổn thương dễ bị nhiễm trùng và gây đau nhức diện rộng.
Sycosis
Một dạng viêm lỗ chân lông vào mùa đông xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này có thể diễn biến thành viêm mủ toàn bộ nang lông bán cấp hay mạn tính. Vùng bị tổn thương là những vùng có nhiều bã nhờ như da đầu có tóc rậm, lông mày, khu vực da đầu, mép cằm, bộ phận sinh dục,…
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh do khuẩn tụ cầu vàng. Biểu hiện của bệnh là các mụn mủ tiến triển, mọc thành đám rộng, thương tổn phát triển thành từng mảng giống chàm, vùng da bị trợt, chảy nước hoặc có vảy che phủ,….
Mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông – Bôi thuốc gì?
Viêm lỗ chân lông do cơ địa là căn bệnh da liễu mãn tính không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu như viêm lỗ chân lông vào mùa đông do thời tiết tác động thì bệnh có thể điều trị bằng cách dưỡng ẩm và kiểm soát nguyên nhân gây viêm. Những phương pháp điều trị viêm lỗ chân lông mùa đông được áp dụng gồm:
-
Điều trị tại chỗ: Sử dụng betadin làm thuốc bôi chống nhiễm trùng, kết hợp dùng cồn iode, các loại kem hoặc mỡ kháng sinh như bactroban, fucidin…
-
Kháng sinh: Sử dụng cho trường hợp bệnh nhân bị lỗ chân lông do tụ cầu, như nhóm β-lactamin, amoxicillin, nhóm cephalosporin, cyclin, co-trimoxazol, ciprofloxacin và metronidazol.
- Điều trị toàn thân: Đối với những bệnh nhân bị viêm lỗ chân lông nặng và tái phát có thể dùng thuốc đường toàn thân.
-
Viêm lỗ chân lông do vi khuẩn Gram âm: Không sử dụng kháng sinh điều trị, người bệnh rửa benzoyl peroxide và cho ampicillin hoặc co-trimoxazol hoặc cho Isotretinoin vào liều điều trị nếu cần thiết.
-
Viêm nang lông do nấm: Các loại thuốc trị nấm dạng bôi và dạng uống gồm Nizoral, Canesten, Mycoster….Nhóm thuốc uống gồm itraconazole 100mg hoặc terbinafine uống 250mg
. Trường hợp viêm nang lông do nấm candida gây ra thì điều trị bằng itraconazole 100mg hoặc sử dụng fluconazol 150mg theo hướng dẫn chỉ định. -
Viêm nang lông do virus herpes: Điều trị cải thiện bằng kem acyclovir kết hợp với thuốc uống acyclovir 400mg, valacyclovir 500mg.
-
Viêm nang lông do demodex: Điều trị bằng nhóm kem permethrin bôi hoặc kem metronidazol phối hợp với nhóm thuốc uống metronidazol 1g/ngày trong 1 tuần.
Cách điều trị viêm lỗ chân lông mùa đông theo dân gian
Viêm lỗ chân lông ở chân dẫn đến tổn thương hệ bài tiết trên da nên người bệnh có thể khắc phục triệu chứng bằng những nguyên dược liệu có chứa chất chống viêm. Các phương pháp điều trị dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp viêm lỗ chân lông mức động nhẹ. Tham khảo các cách chữa viêm lỗ chân lông tại nhà sau:
Hỗn hợp dầu dừa, nước chanh và mật ong
Có thể sử dụng dầu dừa đối phó với tình trạng mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông. Trong chanh có thành phần axit, với công dụng chính là tẩy tế bào chết và chữa sẹo thâm cùng với viêm lỗ chân lông. Trong mật ong có thành phần kháng khuẩn làm se khít lỗ chân lông.
Khi kết hợp với dầu dừa có tính dưỡng ẩm và làm mềm da và làm giảm tình trạng mất nước gây khô da. Sự kết hợp giữa 3 nguyên liệu này sẽ cải thiện các tổn thương tại lỗ chân lông và giúp làn da được ẩm mịn.
- Sử dụng nước cốt cả quả chanh tươi.
- Cho vào bát 1 muỗng nước chanh, 3 thìa mật ong và dầu dừa
- Dùng vỏ chanh chà nhẹ nhõm lên vùng da bị viêm 3 – 5 phút, rửa lại bằng nước lạnh
- Có thể sử dụng hỗn hợp chanh, mật ong và dầu dừa đều lên, sau đó massage bề mặt da.
- Bạn tắm lại hoặc rửa sạch da sau 20 phút.
Người bệnh nên thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/tuần. Kiên trì áp dụng trong vòng 2 tháng sẽ nhận thấy tình trạng viêm lỗ chân lông được cải thiện.
Chữa trị viêm lỗ chân lông bằng nha đam
Nha đam có thành phần gel mang nhiều công dụng, trong đó có thể điều trị các bệnh lý bên ngoài da như viêm lỗ chân lông. Trong nha đam còn có hoạt chất Magnesium lactate và axit salicylic có thể cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy và sưng đau do viêm gây ra. Lợi ích chính của gel nha đam là kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, từ đó có thể giảm thiểu được tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
- Lọc lấy phần gel trong của 1 – 2 lá nha đam đem rửa sạch.
- Đem thái phần thịt trong của nha đam thành từng miếng nhỏ, đem xay nhuyễn
- Vệ sinh vùng da bị viêm lỗ chân lông bằng nước ấm, sau đó thoa đều dung dịch nha đam.
- Bổ sung độ ẩm khoảng 15 – 20 phút, đợi đến khi gel nha đam khô lại thì rửa chân lại bằng nước sạch.
Người bệnh áp dụng thường xuyên mỗi tuần 2 – 3 lần để làn da được bổ sung độ ẩm tốt. Nha đam được đánh giá là chất dưỡng ẩm cần thiết khi làn da bị viêm lỗ chân lông trong mùa đông.
Chữa viêm nang lông ở chân bằng lá trầu không
Lá trầu không từ lâu đã được xem là loại thảo dược có tính kháng viêm rất tốt. Trong tinh dầu còn có nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm cũng như giảm sưng hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng viêm của làn da bị viêm lỗ chân lông. Tinh dầu lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, giúp ức chế và tiêu diệt tạp khuẩn, nấm gây hại trên da.
- Sử dụng khoảng 5 lá trầu không đem rửa sạch, giã nát cùng với một ít muối giúp tẩy tế bào chết.
- Tiếp tục cho hỗn hợp lá trầu không vào chiếc khăn đã được vệ sinh sạch sẽ và chà xát lên ở tại vùng da bị viêm
- Chà xát túi hỗn hợp trên da khoảng 15 phút, sau đó bệnh nhân rửa sạch da bằng nước mát
Với cách trị viêm lỗ chân lông mùa đông bằng lá trầu không có thể áp dụng cho người lớn và trẻ nhỏ. Bằng cách này, nếu áp dụng đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ cải thiện biểu hiện bệnh.
Lưu ý khi chăm sóc da bị viêm lỗ chân lông mùa đông
Chăm sóc da bị viêm lỗ chân lông vào mùa đông tùy thuộc từng loại da. Đối với những người có làn da dầu chỉ cần thường xuyên vệ sinh lấy hết cặn bã ở lỗ chân lông làm sạch da. Khi tắm có thể nhỏ vài giọt chanh tươi giúp thu nhỏ lỗ chân lông và làm giảm ngứa.
Đối với những người có làn da khô, có thể kết hợp dưỡng da và tẩy tế bào chết tuần/lần và sử dụng kem dưỡng ẩm. Ưu tiên những loại vaseline có chứa nhiều hoạt chất làm mềm da sẽ giảm kích ứng da xảy ra trong thời tiết khô lạnh. Những lưu ý người bệnh cần thực hiện để tránh làm tình trạng viêm lỗ chân lông tiến triển xấu hơn là:
- Tránh để da tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, nước tẩy rửa có thành phần dễ gây kích ứng, không sử dụng kem tẩy lông và dao cạo râu làm trầy xước da.
- Trong mùa lạnh không mặc quần áo bó sát, chất nilon, thay vào đó nên chọn chất liệu cotton, dệt kim hỗ trợ lưu thông máu và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất ở da, giúp hạn chế viêm chân lông.
- Tắm và vệ sinh cơ thể thường xuyên, đảm bảo làn da được cung cấp đủ độ ẩm, sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng làm giảm chất nhờn, giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng;
- Không nên ăn nhiều chất bột, đường, đồng thời tăng cường vitamin nhóm B, uống nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng giúp da khỏe mạnh;
- Thăm khám thường xuyên tại các chuyên khoa da liễu và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để điều trị hiệu quả.
Mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông là biểu hiện kích ứng xảy ra do ảnh hưởng của thời tiết. Do đó để tránh các đợt tái phát khi chuyển mùa, người bệnh có xây dựng nền tảng sức khỏe tốt, tăng cường miễn dịch để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Bài viết liên quan: TOP 5 kem trị viêm lỗ chân lông tốt nhất hiện nay [Có Giá]
Xem thêm: Nội soi dạ dày không đau có những phương pháp nào? Địa chỉ uy tín