Hiện nay, tình trạng viêm cầu thận mạn có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh nằm trong số các vấn đề về tiết niệu, gây ra các triệu chứng điển hình như tiểu ra máu, nước tiểu chứa nhiều protein,…Viêm cầu thận mạn kéo dài, nếu không kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm cầu thận mạn là gì?
Viêm cầu thận mạn tính là do những tổn thương ban đầu xuất phát từ tiểu cầu thận diễn ra trong thời gian dài gây nên. Tình trạng này cuối cùng có thể gây suy thận mạn, làm suy giảm nghiêm trọng chức năng thận. Người bệnh có thể quan sát thấy sự bất thường của nước tiểu do những thay đổi hồng cầu niệu, trụ niệu.
Nếu người bệnh không sớm nhận biết và điều trị, viêm cầu thận mạn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, kịp thời kiểm soát phòng ngừa nguy cơ.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận mạn
Hiện nay, thống kê cho thấy bệnh nhân mắc viêm cầu thận mạn có xu hướng ngày càng gia tăng. Đối tượng mắc bệnh thường nằm trong độ tuổi từ 16-44 tuổi. Do nằm trong độ tuổi lao động nên khi mắc bệnh, triệu chứng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.
Để điều trị bệnh, trước hết bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây viêm ở từng người bệnh. Tương tự như viêm cầu thận, viêm cầu thận mạn tính có thể khởi phát bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó điển hình là một số nguyên nhân sau:
- Do viêm cầu thận cấp: Tình trạng viêm cấp tính diễn ra thường xuyên không điều trị là nguyên nhân khiến cầu thận bị viêm mạn tính.
- Lupus ban đỏ: Một trong những nguyên nhân gây viêm cầu thận điển hình là hiện tượng lupus ban đỏ hệ thống làm ảnh hưởng đến miễn dịch của cơ thể. Lupus ban đỏ có thể tấn công, làm tổn hại mô thận, dẫn đến suy giảm chức năng ở cơ quan này.
- Bệnh tiểu đường: Người bệnh bị tăng hoặc giảm đường huyết không kiểm soát có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cầu thận mạn tính.
- Yếu tố di truyền: Một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua khi nhắc đến tình trạng mạn tính viêm nhiễm ở cầu thận là do di truyền.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, có thể nói khi cầu thận gặp bất kỳ tổn thương nào cũng có thể làm khởi phát bệnh. Việc phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu có thể nói là điều kiện tiên quyết để bạn đẩy lùi chứng bệnh này. Kiểm soát viêm cầu thận cấp, cải thiện môi trường sống, chăm sóc cơ thể giúp hạn chế nguy cơ bệnh phát triển và biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết viêm cầu thận mạn
Cũng giống như tình trạng viêm cầu thận nói chung, trường hợp bệnh nhân bị viêm cầu thận mạn sẽ gặp phải nhiều triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, chúng có thể lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Vào giai đoạn đầu, bệnh thường diễn biến khá âm thầm, các triệu chứng lâm sàng không rõ ràng khiến nhiều người không phát hiện sớm. Khi bệnh phát triển sang giai đoạn tiếp theo, các triệu chứng sẽ dần rõ ràng và cụ thể hơn, chẳng hạn như:
Protein niệu
Dựa vào dấu hiệu này bác sĩ có thể xác định tình trạng bạn đang gặp phải có phải là viêm cầu thận hay không. Bởi, vào giai đoạn viêm cầu thận mạn, protein trong nước tiểu có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, hàm lượng protein đạt mức 2-3g trong khoảng 24h đầu khi tình trạng viêm bắt đầu. Hàm lượng này tiếp tục tăng lên sau đó, khi đạt 3,5g trong 24h, bệnh nhân lúc này đã có biểu hiện thận hư.
Hiện tượng phù
Cũng giống nh
ư bệnh viêm cầu thận nói chung, ở người bị viêm cầu thận mạn cũng gặp phải tình trạng phù cơ thể. Người bệnh sẽ thấy mắt trở nên nặng nề hơn, bên cạnh đó là tình trạng sụp mí mắt, phù hai chi dưới. Đặc biệt xuất hiện phổ biến vào buổi sáng, sau đó giảm dần vào buổi chiều.
Người bệnh có thể phải trải qua tình trạng phù nề bất thường này từ 10-15 ngày đầu tiên. Sau đó nếu việc tiểu tiện dễ dàng hơn, người bệnh tiểu được nhiều hơn tình trạng này sẽ bắt đầu cải thiện dần. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không nhận thấy cơ thể bị phù, sinh hoạt và vận động bình thường. Nhưng cũng có nhiều người bị phù to, phù trên diện rộng, toàn thân khá nguy hiểm.
Tăng huyết áp
Viêm cầu thận cấp tính hay mạn tính đều cũng có thể gây tăng huyết áp. Riêng trường hợp viêm mạn tính, người bệnh sẽ bị tăng huyết áp theo từng đợt. Đây cũng là biểu hiện cho thấy bệnh đang tiến triển nặng nề hơn.
Bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ ít gặp tình trạng tăng huyết áp hơn những bệnh nhân mắc bệnh nặng. Tỷ lệ người bệnh ở giai đoạn 3 – 4 gặp phải tình trạng này cao, khoảng trên 80%.
Triệu chứng thiếu máu
Viêm cầu thận mạn có thể gây suy thận nặng. Lúc này người bệnh ngoài những triệu chứng kể trên còn có thể kèm theo các dấu hiệu khi cơ thể bị thiếu máu. Cụ thể là hiện tượng nôn mửa, khó thở, choáng váng,…Thậm chí có một số bệnh nhân bị tăng ure máu rơi vào trạng thái hôn mê nguy hiểm.
Teo nhỏ bóng thận
Nhận biết triệu chứng này thông qua việc siêu âm thận, bác sĩ quan sát thông qua hình ảnh bóng thận trở nên teo nhỏ hơn kích thước bình thường. Tuy nhiên, nếu chưa xảy ra tình trạng suy thận, đài bể thận lúc này vẫn bình thường.
Bạn đọc nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể trên. Việc nhận biết sớm và can thiệp điều trị đúng phương pháp sẽ giúp bạn phòng tránh được rủi ro biến chứng nguy hiểm.
Viêm cầu thận mạn có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Viêm cầu thận mạn là bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kiểm soát, tình trạng viêm có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Người bệnh thậm chí còn bị đe dọa tính mạng nếu chậm trễ trong điều trị bệnh.
Khi viêm nhiễm chuyển sang giai đoạn mạn tính, điều trị trở nên khó khăn và khá phức tạp. Bác sĩ thường chỉ định các phương án can thiệp ban đầu với mục đích kiểm soát sự phát triển của bệnh viêm cầu thận mạn. Cụ thể như:
- Kiểm soát và điều chỉnh ổn định huyết áp của cơ thể bệnh nhân.
- Giúp người bệnh tránh tình trạng nhiễm trùng, giữ vệ sinh cá nhân, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
- Kiểm soát khẩu phần ăn, điều chỉnh lượng protein, photpho, kali, natri nạp vào cơ thể hàng ngày.
- Hạn chế sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
Người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ kết hợp với biện pháp chăm sóc và phòng ngừa biến chứng tốt sẽ là yếu tố giúp bạn phòng tránh được các rủi ro không mong muốn. Không tự ý dùng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc kháng sinh bừa bãi. Trường hợp dùng quá liều thường gây hại sức khỏe, ảnh hưởng đến bệnh lý của cơ thể.
Chẩn đoán viêm cầu thận mạn bằng cách nào?
Chẩn đoán bệnh viêm cầu thận mạn trước hết cần nhận điện các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, sau đó thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán viêm cầu thận mạn:
Chẩn đoán xác định bệnh: Bác sĩ sẽ thu thập thông tin triệu chứng của bệnh nhân, quan sát tình trạng sức khỏe của người bệnh qua các dấu hiệu phù, kiểm tra hồng cầu niệu, protein niệu, trụ niệu, ure máu, thu thập hình ảnh thận thông qua X quang, siêu âm.
Chẩn đoán phân biệt: Phân biệt các vấn đề của thận, xác định viêm cầu thận mạn:
- Viêm bể thận mạn: Bệnh thường xuất phát từ các tổn thương do viêm nhiễm đường tiết niệu trước đó. Ngoài ra còn là hệ quả của việc protein niệu thấm, tăng bạch cầu niệu hay do sự xâm nhập của vi khuẩn niệu. Bệnh nhân có dấu hiệu sỏi thận tiết niệu tuy nhiên sẽ không bị phù. Hai quả thận một bên to một bên nhỏ không đều, bờ thận gồ ghề và có sự giãn rộng tại đài thận.
- Xơ mạch thận lành tính: Protein niệu xuất hiện chậm hơn và số lượng không nhiều.
- Xơ mạch thận ác tính: Diễn ra trong khoảng thời gian dài, thận bị teo nhỏ cả hai bênh, kèm theo tình trạng thiếu máu.
Chẩn đoán thể bệnh: Bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử bệnh viêm cầu thận của bệnh nhân để chẩn đoán thể bệnh. Bên cạnh đó còn dựa vào các kết quả xét nghiệm, sinh thiết thận để củng cố chẩn đoán.
Do nhiều tình trạng lâm sàng khác có thể gây ra những triệu chứng tương tự như viêm cầu thận, vì thế bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm bổ sung khi cần thiết. Thông qua đó, kết quả thu được sẽ chuẩn xác hơn, hỗ trợ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Điều trị viêm cầu thận mạn hiệu quả
Bệnh nhân khi đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa sẽ được thực hiện các bước kiểm tra, khám sàng l
ọc thận trọng. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sao cho giảm nhẹ nguy cơ biến chứng và giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng viêm cầu thận mạn tốt nhất. Các hướng điều trị thường là:
Điều trị bằng thuốc Tây y
Bệnh nhân viêm cầu thận mạn tính có thể được chỉ định sử dụng một số dạng thuốc tân dược như thuốc huyết áp, thuốc giảm sưng hoặc kháng sinh, kháng viêm. Cụ thể:
- Thuốc ổn định huyết áp: Trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp sẽ được chỉ định dùng thuốc ổn định huyết áp. Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh sẽ được theo dõi sát sao, có thể cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra. Một số bệnh nhân còn được dùng thêm thuốc lợi tiểu hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh.
- Thuốc giảm sưng: Bệnh nhân có thể bị sưng phù ở một số bộ phận cơ thể do hiện tượng ứ nước khi viêm cầu thận mạn. Do đó, bác sĩ lúc này sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc giảm sưng để kích thích lợi tiểu, làm xẹp khu vực ứ đọng chất lỏng.
- Thuốc kháng sinh: Áp dụng cho mỗi đợt viêm nhiễm. Một số loại phổ biến như penicillin, ampicillin,..Thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh không kéo dài, mỗi đợt khoảng 1-2 tuần.
Sử dụng thuốc tân dược có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể người bệnh. Do đó, để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không tự ý thay đổi phác đồ, tự ý ngưng sử dụng khi chưa được chỉ định, nhằm tránh các rủi ro, giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Điều trị hạn chế viêm cầu thận mạn tiến triển
Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của tình trạng viêm mạn tính như sau:
- Nghỉ ngơi thường xuyên kiểm soát huyết áp hàng ngày. Người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống, không nên ăn mặn, chỉ sử dụng lượng muối thấp, ưu tiên các món nhạt để quá trình điều trị thuận lợi hơn.
- Biện pháp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng vệ sinh cơ thể, môi trường sống thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc với dị nguyên, hại khuẩn gây hại cho sức khỏe.
- Trường hợp bị suy thận nên hạn chế protein trong thức ăn. Đây là yếu tố quan trọng giúp người bệnh tránh được các rủi ro, nhất là nguy cơ bệnh tiến triển nặng nề hơn, gây khó khăn cho công tác điều trị bệnh.
- Không sử dụng các thuốc có thể làm hư hại và ảnh hưởng chức năng của thận như thuốc kháng sinh gentamycin, streptomycin,…
Điều trị tích cực, kiểm soát huyết áp và kết hợp chăm sóc cơ thể, duy trì cân nặng hợp lý là các yếu tố quyết định đến sự thành công trong công tác điều trị, phòng ngừa bệnh biến chứng.
Phòng ngừa bệnh viêm cầu thận mạn
Viêm cầu thận mạn có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền, do tiến triển của viêm cầu thận cấp hoặc do ảnh hưởng của bệnh lupus ban đỏ, nhiễm liên cầu khuẩn trong thời gian dài,…Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh răng miệng và môi trường sống sạch sẽ hàng ngày.
- Điều trị kiểm soát tốt các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, mụn nhọt,…tránh nhiễm khuẩn xâm nhập sâu gây hại cho sức khỏe, nhất là nguy cơ bùng phát tình trạng viêm cầu thận.
- Đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh.
- Khám sức khỏe định kỳ cũng là cách tốt nhất để phát hiện sớm và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Viêm cầu thận mạn tính là căn bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn nên thăm khám và can thiệp kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm ống kẽ thận cấp là gì? Triệu chứng, cách điều trị
- 8 triệu chứng sỏi thận bạn nên đi khám ngay khi nhận ra
- Chạy thận là gì? – Những điều có thể bạn chưa biết
Xem thêm: Ung thư âm đạo – bệnh phụ nữ cần biết