Viêm khớp háng là bệnh lý thường gặp ở nhiều người và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn khá chủ quan khi mắc phải căn bệnh này mà đợi đến khi chuyển sang mãn tính mới bắt đầu điều trị. Hãy cùng tìm một số thông tin chi tiết nhất về bệnh này để phòng tránh một cách tốt nhất qua bài viết dưới đây.
Bệnh viêm khớp háng là gì? Đối tượng? Có nguy hiểm không?
Viêm khớp háng là một loại tổn thương, viêm nhiễm xảy ra ở vùng khớp háng. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do những cơ khớp bị thoái hóa, bắt đầu xuất hiện những cơn đau, nhức từ phần háng lan truyền đến nhiều bộ phận khác xuống dưới chân.
Viêm khớp háng được phân chia thành hai loại chính như sau:
- Viêm khớp háng nguyên phát: Tình trạng này chủ yếu là do tuổi tác đến thời kỳ các khớp xương bị lão hóa, không sản sinh dịch khớp.
- Viêm khớp háng thứ phát: Tình trạng này được phân chia nhỏ thành nhiều dạng khác: Viêm khớp háng do chấn thương (gãy cổ xương đùi, trật khớp háng,….); Thoái hóa khớp sau biến chứng; Viêm khớp háng trên nền dị dạng cũ.
Bệnh chủ yếu xuất hiện nhiều nhất ở người cao tuổi, những người bước vào giai đoạn trung niên, khi cơ thể không thể tự sản sinh ra các dịch khớp để di chuyển khớp xương.
Tuy nhiên những người trẻ tuổi và trẻ nhỏ vẫn có thể mắc bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra nữ giới và đặc biệt là những phụ nữ sau khi sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn so với nam giới.
Bệnh có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể gây tàn tật đến suốt đời nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Vì khớp háng là vùng điều khiển toàn bộ chi dưới và truyền lực đến những vị trí khác trong cơ thể như lưng, vai,….
Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ phải hứng chịu những cơn đau đớn nhức mỏi từ vị trí này gây ra, gây bất tiện trong việc đi lại, ngồi lên đứng xuống. Ngoài ra người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng đáng nguy hiểm như teo cơ mông, đùi, sưng đau khớp ngón chân.
Hậu quả nặng nề nhất của viêm khớp háng chính là tàn tật, người bệnh sẽ mất khả năng di chuyển và lao động, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Càng là trẻ nhỏ thì càng cần điều trị tự sớm
Triệu chứng, nguyên nhân gây viêm khớp háng
Viêm khớp háng có rất nhiều triệu chứng và nguyên nhân khác nhau gây nên. Tuy nhiên người bệnh thường bỏ qua đến khi tình trạng trở nên nặng hơn thì mới đi khám và điều trị.
Triệu chứng viêm khớp ở háng
Dấu hiệu viêm khớp háng sẽ được thể hiện rõ ràng nhất qua từng giai đoạn của bệnh.
- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng và gắn liền với những tình trạng khác. Thậm chí các dấu hiệu còn mất đi sau một vài ngày biểu hiện. Người bệnh chủ yếu thấy xuất hiện những cơn đau ở vùng háng, bẹn, thỉnh thoảng có lan truyền đến vùng đùi và chân, không đứng được lâu, mỏi, di chuyển hơi khó khăn.
- Giai đoạn giữa: Bệnh bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng, những cơn đau, buốt xuất hiện nhiều hơn khiến việc đi lại bắt đầu gặp khó khăn hơn. Cơn đau ập đến và xông đến não khi đột ngột di chuyển, dạng chân hoặc gập người. Đặc biệt là khi ngủ dậy là lúc đau đớn nhất, không di chuyển được chân, tê cứng hai chân. Thường thì bệnh nhân đã phát triển đến cuối giai đoạn này thì mới bắt đầu đi điều trị, rất dễ để xảy ra biến chứng.
- Giai đoạn sau: Lúc này tình trạng bệnh nếu chưa được điều trị sẽ rất khó để lành bệnh. Các cơn đau xảy ra liên tục với tần suất cao hơn, thậm chí là cả ngày. Vùng khớp háng đau đớn, cứng hông, không thể di chuyển được, không xoay được người, gập hay dạng háng. Các cơ khớp bị thoái hóa và teo nhỏ lại. Giai đoạn này bệnh rất dễ xảy ra những biến chứng nhất định, nguy hiểm đến người bệnh, nặng nề nhất chính là liệt hai chân, không di chuyển được.
Nguyên nhân gây bệnh ở người lớn
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh viêm khớp háng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc hiểu được nguyên nhân của bệnh sẽ giúp mọi người chủ động phòng tránh tốt hơn trong cuộc sống.
- Viêm khớp háng do
lão hóa: Đây thường là nguyên nhân phổ biến nhất do người bệnh bắt đầu có tuổi, dịch khớp không sản sinh ra, các khớp xương bước vào thời kỳ thoái hóa, phá vỡ cấu trúc bên trong. Những sụn khớp bị phá hủy rồi rất khó để có thể lành và phục hồi lại, đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm khớp háng ở nhiều người. - Viêm khớp háng cho chấn thương: Đây là nguyên nhân nhiều người thường gặp, khi mà người bệnh mắc những chấn thương do hoạt động thể dục thể thao, tai nạn lao động hoặc lao động quá sức.
- Do thừa cân béo phì: Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp háng. Khi thừa cân, phần thân trên cơ thể sẽ tích tụ nhiều mỡ thừa tăng áp lực cho hai chân phải chống đỡ, lúc này khớp háng sẽ bị tác động lực rất mạnh gây nên viêm nhiễm, chấn thương.
- Do tính chất công việc: Nhiều người hiện đang làm những công việc lao động tay chân, thường xuyên phải mang vác nặng nhọc di chuyển cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Do di truyền: Một số ít bệnh nhân là trẻ nhỏ đã bị viêm khớp háng do di truyền từ bố mẹ, tỉ lệ này không cao nhưng vẫn có những trường hợp đã được ghi nhận.
Ngoài ra, người bệnh bị viêm khớp có thể là do biến chứng của một số loại bệnh như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, thoát vị bẹn, bệnh viêm gân, viêm bao màng hoạt dịch…
Phương pháp chẩn đoán, điều trị viêm khớp háng hiện nay
Ngay khi có những triệu chứng nhất định của bệnh viêm khớp háng bạn nên đến cơ sở y tế để tiến hành khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.
Việc này giúp người bệnh giảm bớt đau đớn cũng như nhanh chóng giải quyết tình trạng bệnh tránh để lại những biến chứng về sau.
Phương pháp chẩn đoán
Khi đi khám viêm khớp háng, bác sĩ sẽ có những câu hỏi nhất định về tiểu sử và triệu chứng của bệnh mà người bệnh thường gặp. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành những bước kiểm tra thể chất và chỉ định làm một số những xét nghiệm để việc chẩn đoán tình hình sức khỏe hiện tại là chính xác nhất.
- Kiểm tra thể chất: Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng đi lại, di chuyển của háng, hông và xuống hai bắp đùi. Nếu cơn đau tăng lên theo những cử động thì là dấu hiệu của bệnh viêm khớp háng. Một vài trường hợp đi lại khập khiễng hoặc việc đi lại co cứng là do cứng khớp háng (tình huống này thì bệnh sẽ nhẹ hơn).
- X-Quang: Bệnh nhân sau khi có những chẩn đoán lâm sàng sẽ được chỉ định đi chụp X-Quang để có thể thấy chính xác cấu trúc xương hiện tại của người bệnh. Qua hình ảnh chụp được, bạn sẽ thấy tình trạng xương ở vị trí này đã bị thoái hóa hay tổn thương đến mức độ nào. Dựa trên đó mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân.
- Xét nghiệm máu: Bệnh nhân cũng được yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu để xác định có yếu tố dạng thấp hay những kháng thể nào gây tổn thương và gây viêm xương khớp háng hay không.
Viêm khớp háng điều trị bằng Đông y
Hiện nay nhiều người bệnh lựa chọn điều trị bệnh viêm khớp háng Đông y thay vì những phương pháp khác. Hình thức này sẽ mang lại nhiều lợi ích nhất định, vừa an toàn cho người dùng, vừa đảm bảo không xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc.
Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng nhanh như Tây y mà bạn cần liên trì thực hiện trong một thời gian dài thì mới đem lại hiệu quả cao.
Bài thuốc từ ngũ gia bì
Ngũ gia bì là một vị thuốc thuộc họ nhân sâm được dùng trong nhiều bài thuốc để chữa bệnh viêm khớp háng. Bộ phận chính sử dụng là rễ và thân của cây.
Ngũ gia bì có tính hàn, bị đắng cay, có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa cho tuổi tác hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra vị thuốc còn có tác dụng trong điều trị cảm mạo, sốt, thương hàn,…. hiệu quả.
- Thành phần: Ngũ gia bì và rượu trắng.
- Cách thực hiện: Bạn cắt nhỏ khoảng 100gr ngũ gia bì và cho lên chảo rang nóng. Sau đó, bạn cho phần ngũ gia bì đã rang này vào trong một hũ thủy tinh, đổ vào đó 350ml rượu trắng và ủ trong 15 ngày.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày bạn uống một chén nhỏ sau bữa cơm tối hoặc trước khi đi ngủ. Thực hiện liên tục hàng ngày và liên tục trong 3 tháng để thấy hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc từ hy thiêm
Nhắc đến Hy Thiêm thì nhiều người không biết đây là vị thuốc gì, tuy nhiên đây chính là tên gọi khác của cây cỏ cứt lợn mà nhiều người vẫn dùng để trị cảm sốt cho trẻ nhỏ.
Hy Thiêm có tính hàn, vị đắng bên cạnh công dụng chính mà nhiều người biết đến, thì loại cây này còn được dùng để trị viêm xương khớp háng, viêm khớp dạng thấp,… rất hiệu quả.
- Thành phần: Hy T
hiêm, thiên niên kiện, xuyên khung. - Cách thực hiện: Bạn đem rửa sạch các thành phần và sao qua, sau đó đem đi nghiền, tán thành bột mịn. Sau đó một loại bột lấy khoảng 5 – 10gr, trộn với một ít nước sạch rồi vê lại thành từng viên nhỏ vừa uống.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày bạn uống 10 viên ngày chia làm hai lần sáng và tối. Bạn nên uống trước khi ăn và cách xa bữa ăn một chút, tầm 2 – 3 tiếng.
Bài thuốc từ thổ phục linh
Thổ phục linh hay còn được gọi là củ kim cang. Vị thuốc này có vị ngọt tính bình có tác dụng điều trị phong tê thấp, viêm nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp,…
- Thành phần: Thổ phục linh, thương nhĩ tử, hy thiêm, cỏ nhọ nhồi, ngải cứu, ngưu tất (mỗi loại 12 – 16gr).
- Cách thực hiện: Các vị thuốc này đem đi rửa sạch và cho vào ấm cùng 500ml nước. Bạn sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng lại. Mỗi ngày sắc một thang và sắc làm 3 lần.
- Cách sử dụng: Thuốc nên được uống khi nóng, 3 lần sắc uống vào 3 thời điểm trong ngày.
Bệnh viêm khớp háng và cách điều trị bằng thuốc Tây y
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Đông y thì sử dụng thuốc Tây cũng được nhiều người áp dụng hiện nay. Với việc sử dụng thuốc Tây hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh, giảm nhanh các cơn đau do viêm khớp háng mang lại.
Đồng thời một số loại thuốc chuyên trị có tác dụng hỗ trợ cơ thể sản sinh ra các dịch khớp ở sụn để điều trị bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây thì cũng không thể tránh khỏi những tác dụng phụ nhất định và dễ nảy sinh tình trạng lạm dụng thuốc, kháng thuốc, nhờn thuốc nếu dùng trong thời gian dài.
Các loại thuốc thường được kê đơn để điều trị viêm khớp háng bao gồm:
Các loại thuốc giảm đau
Đây là loại thuốc chính được kê đơn khi sử dụng thuốc Tây, để nhanh chóng làm giảm các cơn đau mà không khiến người dùng buồn ngủ. Tuy nhiên, liều lượng uống phải được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các nhóm thuốc giảm đau sẽ có:
- Nhóm thuốc chống viêm phi Steroids: Một số loại thuốc nhóm này như: Aspirin, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen,… Thuốc được kê cho những tình trạng bệnh từ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid): Đây là thuốc có tác dụng giảm đau liều mạnh, chúng hoạt động dựa trên cơ chế liên kết với các Opioid có sẵn trong cơ thể, tác động lên đại não để giảm đau. Loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ để không gây những tác dụng phụ hay biến chứng nhất định.
- Nhóm thuốc Salicylates: Đây là loại thuốc giảm đau có nguồn gốc từ thiên nhiên được làm chủ yếu từ vỏ liễu trắng, cây lộc đề,…). Cơ chế hoạt động gần giống thuốc chống viêm phi Steroids.
Thuốc viêm khớp háng – Corticosteroid
Đây là loại thuốc điều trị có tác dụng giống như hormon nội sinh của con người. Chúng đi vào hệ miễn dịch của con người để ức chế những tế bào gây viêm nhiễm khớp háng.
Những loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Prednisone, Hydrocortison (thể nhẹ); Methylprednisolone (thể vừa và trung bình); Triamcinolon, Dexamethason (thể mạnh, liều lượng chống viêm cực cao).
Thuốc chống viêm có Steroids – Glucocorticoid
Glucocorticoid là thuốc chống viêm liều mạnh cực cao và hỗ trợ ức chế các phản ứng miễn dịch. Khi sử dụng để điều trị viêm khớp háng người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau đơn, làm chậm các quá trình tổn thương mô cơ. Thuốc chủ yếu được sử dụng theo đường uống, tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được tiêm trực tiếp vào các khớp háng.
Tuy nhiên, Glucocorticoid cần được sử dụng có liều lượng trong thời gian nhất định và có chỉ định, theo dõi của bác sĩ. Vì loại thuốc này dễ xảy ra tác dụng phụ cực cao, chúng thường được kết hợp cùng thuốc nhóm DMARDs để điều trị bệnh.
Điều trị ngoại khoa viêm khớp háng bệnh học
Y học hiện nay rất hiện đại, người bệnh có nhiều lựa chọn hình thức để điều trị viêm khớp háng sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại của mình.
Vật lý trị liệu
Những bài tập từ đơn giản đến phức tạp tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Chúng sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu, và sự linh hoạt của các khớp xương. Các bài tập sẽ được dành riêng cho từng đối tượng khác nhau và nâng dần qua từng cấp độ có sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc người thân.
Phẫu thuật chữa viêm khớp háng
Trong một vài trường hợp nhất định việc uống thuốc
và vật lý trị liệu không đem lại tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giảm bớt đau đớn và tăng cường chức năng vận động. Những phương pháp được áp dụng:
Cắt bỏ một phần xương, hạn chế việc hình thành các gai xương gây đau đớn và di chuyển khó khăn. Từ đó giúp người bệnh di chuyển, vận động một cách bình thường hơn.
- Thay một phần khớp háng: Trường hợp này chỉ được tiến hành khi khớp háng chi bị viêm nhiễm một phần, sụn chưa bị bào mòn vẫn bao phủ ở các đầu xương. Phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dịch khớp để cải thiện tình trạng sức khỏe, việc đi lại, vận động dễ dàng hơn.
- Thay thế toàn bộ phần khớp háng: Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cắt bỏ toàn bộ phần sụn và xương bị viêm và gây đau đớn. Sau đó những vật liệu nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa sẽ đưa vào vị trí khớp háng để cố định và khôi phục khả năng hoạt động như ban đầu.
Phẫu thuật chữa khớp háng sẽ được thực hiện khi có chỉ định chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ vì rất dễ xảy ra biến chứng và tác dụng phụ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng phải tập vật lý trị liệu, có sự hỗ trợ của nạng và gậy để khôi phục khả năng hoạt động của vùng hông và bắp đùi.
Lưu ý trong quá trình điều trị viêm khớp háng
Để có thể điều trị hiệu quả nhất, nâng cao khả năng phục hồi thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề nhất định.
Điều trị viêm khớp háng ở người lớn nên ăn gì
Trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp háng, bạn nên cung cấp nhiều hơn những loại thực phẩm giàu:
- Vitamin C: Đây là một chất chống oxy hóa rất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt là các sụn khớp. Vitamin C rất giàu trong các loại hoa quả như cam, ổi, dâu tây, súp lơ,…. Mỗi ngày bạn nên nạp vào cơ thể một lượng Vitamin C nhất định khoảng 75 milligram với nữ và 90 miligam với nam.
- Vitamin D: Theo nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin D sẽ có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự phá vỡ của các mô sụn ở khớp xương trong cơ thể. Vì thế, bạn nên hấp thụ Vitamin D một cách tự nhiên nhất, ngoài cách phơi nắng thì những loại thực phẩm như cá, tôm, trứng, sữa,… cũng rất giàu dưỡng chất này.
- Vitamin K: Vitamin K rất tốt cho sự tăng sự tăng cường chắc khỏe xương. Dưỡng chất này có nhiều trong các loại rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh,…
- Beta Carotene: Đây cũng là một chất chống oxy hóa rất cần cho cơ thể người mà cơ thể không tự tổng hợp được. Bạn chỉ có thể nạp những loại thực phẩm giàu Beta Carotene vào trong cơ thể như khoai lang, rau bina, của cải, măng tây,….
- Axit béo Omega – 3: Đây là dưỡng chất rất cần để ngăn ngừa sự phá vỡ cấu trúc sụn khi gặp tình trạng viêm nhiễm, giảm các cơn đau khớp tự nhiên một cách đáng kể. Những thực phẩm giàu Axit béo Omega – 3 là: cá hồi, cá trích, cá thu, hạt óc chó, hạt Macca,…
Điều trị viêm khớp háng nên kiêng ăn gì
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung nhiều hơn cho cơ thể thì cũng có những loại thực phẩm không nên sử dụng để tránh để tình trạng bệnh nặng hơn.
- Đồ ăn nhiều đường: Các loại bánh quy, bánh bông lan,… có thể gây phản ứng với hệ thống miễn dịch của con người. Đồng thời những thành phần của những thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
- Hạn chế những đồ ăn có lượng muối cao: Lượng Natri có trong muối sẽ khiến các tế bào sụn khớp bị viêm nhiễm sưng to hơn, chèn ép vào các mô và mạch máu gây cảm giác đau đớn hơn rất nhiều.
- Đồ chiên: Đặc biệt là những món ăn như khoai tây chiên, bánh rán, gà rán,….chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm các cơ, xương khớp hơn. Ngoài tác hại này thì bản thân những loại thực phẩm này còn làm tăng lượng Cholesterol trong cơ thể, bào mòn các đầu xương khớp.
- Bơ sữa động vật: Đây cũng là loại thực phẩm hạn chế hoặc không nên sử dụng trong quá trình điều trị. Các thành phần trong bơ sữa sẽ làm tăng kết dính tiểu cầu, cảm giác đau sẽ mạnh mẽ và nhức nhối hơn. Hơn nữa, thực phẩm này còn gây tăng huyết áp, tích tụ mỡ trong máu,…
Bệnh viêm khớp ở háng có nên vận động?
Viêm khớp háng gây nên những cơn đau nhức xuất phát từ hai bên háng lan truyền xuống đến hai bắp đùi. Việc này cản trở việc đi lại, di chuyển, vận động của cơ thể, thậm chí chỉ ngồi lên, đứng xuống cũng tạo ra những cơn đau nhất định.
Tuy nhiên với những người bị bệnh nhẹ trong quá trình sử dụng thuốc Tây, thuốc Nam thì nên kết hợp với vận động nhẹ và vật lý trị liệu. Như vậy sẽ tăng cường khả năng hoạt động của các sụn khớp và việc hồi
phục cũng dễ dàng hơn.
Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm khớp háng mà nhiều người quan tâm hiện nay. Hi vọng qua đó giúp bạn phòng tránh bệnh cũng như biết cách chăm sóc bản thân hoặc người thân khi mắc bệnh.
Xem thêm: Cắt bao quy đầu ở đâu an toàn và cần chuẩn bị những gì?