Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

10+ Loại trà chữa mất ngủ giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn

Trà tim sen, lạc tiên, trà hoa cúc, bạc hà, hoa nhài,… là các loại trà có tác dụng chữa mất ngủ, giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc. Sử dụng các loại trà này đều đặn có thể ổn định giấc ngủ lâu dài và hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, có thể sử dụng các loại trà có tác dụng an thần để chữa mất ngủ

10+ Loại trà chữa mất ngủ, khó ngủ và giảm căng thẳng

Mất ngủ, khó ngủ là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi và người bị căng thẳng thần kinh quá mức. Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các cơ quan, tái tạo tế bào và tạo thời gian để não bộ “nghỉ ngơi”. Chính vì vậy, chất lượng và thời gian ngủ sụt giảm có thể dẫn đến nhiều hệ quả đến với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Một trong những cách trị mất ngủ đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà là sử dụng các loại trà có tác dụng an thần, thanh tâm và gây ngủ. Các loại trà này thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên có độ an toàn cao, dễ sử dụng, hương vị thơm ngon và phù hợp với nhiều đối tượng. Bên cạnh việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, uống các loại trà có tác dụng an thần còn giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và giảm áp lực lên não bộ.

Dưới đây là 10 loại trà chữa mất ngủ, giải tỏa căng thẳng bạn có thể sử dụng để cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian ngủ:

1. Trà tim sen trị mất ngủ, khó ngủ ở người cao tuổi

Trà tim sen là loại trà được người cao tuổi ưa chuộng với vị đắng nhẹ, hậu ngọt và mùi thơm đặc trưng. Theo y học cổ truyền, tim sen (tâm sen) có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh tâm, an thần, gây ngủ và trấn kinh. Loại trà từ thảo dược này thích hợp với người già bị mất ngủ do ảnh hưởng của tuổi tác hoặc do các bệnh lý liên quan đến tim mạch như thiếu máu cơ tim, cao huyết áp,…

Tác dụng an thần và gây ngủ của tim sen không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà đã được công nhận trên phương diện khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, Nuciferin, Asparagine và một số alkaloid trong thảo dược này tác động trực tiếp lên não bộ, giãn mao mạch và làm dịu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy bên cạnh tác dụng giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc, tim sen còn giúp điều hòa huyết áp, giảm tình trạng bồn chồn, lo âu, đánh trống ngực và đau đầu.

Các alkaloid trong tim sen có tác dụng giãn mao mạch và làm dịu hệ thần kinh trung ương

Cách pha trà tim sen chữa mất ngủ:

Trà tim sen có vị đắng đặc trưng và khá khó uống. Vì vậy, bạn có thể thêm vào trà 1 ít đường phèn để giảm vị đắng và gia tăng hương vị.

2. Trà gừng mật ong ấm

Dùng một tách trà gừng mật ong ấm vào buổi tối trước khi ngủ có thể cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc. Không chỉ được dùng để làm gia vị, gừng còn được biết đến là vị thuốc nam quý với tác dụng dược lý và công năng đa dạng.

Gừng (sinh khương) có tính ấm, vị cay nồng, mùi thơm, tác dụng hành khí, giải độc, chống buồn nôn, tán phong hàn. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để trị ho lâu ngày, ngộ độc thực phẩm, nghẹt mũi, đau bụng,… Ngoài ra một số nghiên cứu khoa học còn nhận thấy, các hoạt chất chống oxy hóa trong gừng (Gingerol, Cineol) có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, thúc đẩy tuần hoàn máu và thư giãn cơ.

Mật ong không tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương như gừng và các loại thảo dược khác. Tuy nhiên, nguyên liệu này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao – trong đó có tryptophan. Tryptophan là một loại protein có tác dụng thúc đẩy não bộ sản sinh chất dẫn truyền thần kinh serotonin và endorphin giúp giảm căng thẳng, điều chỉnh tâm trạng và hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

Uống một tách trà gừng mật ong ấm vào buổi tối giúp giải tỏa căng thẳng và ngủ ngon giấc

Hướng dẫn pha trà gừng mật ong giúp ngủ ngon:

Ngoài việc sử dụng trà gừng trị mất ngủ, bạn cũng có thể ngâm chân với gừng tươi và muối biển từ 15 – 20 phút trước khi ngủ 30 – 60 phút. Mẹo chữa này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, điều hòa huyết áp, thư giãn cơ và cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt.

3. Giảm mất ngủ, ngủ chập chờn với trà hoa hòe

Trà hoa hòe là một trong những loại trà có tác dụng chữa mất ngủ, ngủ không ngon và dễ tỉnh giấc giữa đêm. Loại trà này có vị đắng, tình hàn, mùi thơm nhẹ, tác dụng chỉ huyết và lương huyết. Hoa hòe không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền mà đã được ứng dụng trong các sản phẩm hỗ trợ và phòng ngừa – điều trị các bệnh lý thường gặp.

Rutin trong hoa hòe có tác dụng làm bền thành mạch, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, cầm máu và hạ huyết áp rõ rệt. Chính vì vậy, loại trà này thường được dùng để trị chứng mất ngủ do cao huyết áp gây ra. Ngoài ra, trà hoa hòe còn có tác dụng trị bệnh trĩ, rong kinh, đại tiện ra máu và chảy máu khó cầm.

Cách pha trà hoa hòe giảm mất ngủ:

Trà hoa hòe không chỉ tốt cho giấc ngủ mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe – đặc biệt là với người cao tuổi. Vì vậy ngay cả khi chứng mất ngủ đã thuyên giảm, bạn vẫn nên duy trì thói quen uống trà hoa hòe vào mỗi buổi tối để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mạch máu.

4. Trà lạc tiên trị mất ngủ và ngủ không sâu giấc

Cây lạc tiên (nhãn lồng) là vị thuốc nam quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần. Vị thuốc này thường được nhân dân sử dụng trong bài thuốc trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, giải độc gan và điều trị các chứng bệnh da liễu thường gặp như viêm da, ghẻ ngứa, mề đay,…

Bên cạnh đó, nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy lạc tiên chứa alkaloid, saponin và flavonoid có tác dụng an thần rõ rệt. Vì vậy hiện nay, có khá nhiều loại trà túi lọc và viên uống hỗ trợ bào chế từ dược liệu lạc tiên được sử dụng để bồi bổ cơ thể, giảm căng thẳng thần kinh và trị chứng mất ngủ.

Cách pha trà lạc tiên trị chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon:

5. Trà hoa cúc giảm chứng mất ngủ

Trà hoa cúc được biết đến với tác dụng an thần, thanh nhiệt và giải độc. Hơn nữa, loại trà này không chứa caffeine như trà xanh hay trà ô lông – hoạt chất có khả năng kích thích não bộ và gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương.

Trà hoa cúc không có vị đắng như các loại trà thông thường mà có vị ngọt nhẹ, mùi thơm thoang thoảng và dễ chịu. Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, mùi hương nhẹ nhàng từ loại trà này có hiệu quả trong việc giải tỏa căng thẳng thần kinh và ngăn ngừa stress.

Apigenin trong hoa cúc có khả năng làm dịu hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng và giúp ngủ ngon

Tác dụng an thần trong hoa cúc được xác định là nhờ hoạt chất apigenin – một chất chống oxy hóa có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương, tạo cảm giác buồn ngủ, giúp cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Hướng dẫn pha trà hoa cúc chữa mất ngủ:

TRÀ HOA CÚC VIETFARM CÓ THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU TỪ LOẠI CÚC CHI TIẾN VUA TRỨ DANH. ĐẶT MUA NGAY TẠI ĐÂY

6. Chữa chứng mất ngủ với trà hương thảo

Hương thảo là một loại thảo dược có mùi thơm đặc trưng, thường được sử dụng trong chế biến món ăn, trồng làm cảnh, đuổi muỗi và được sử dụng như một vị thuốc. Loại trà từ thảo dược này có hương vị, mùi thơm đặc biệt hơn so với những loại trà thông thường và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Các hợp chất chống oxy hóa trong hương thảo (axit carnosic và axit rosmarinic) có khả năng chống viêm, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi tác động của gốc tự do và các tác nhân bên ngoài (ánh nắng, môi trường ô nhiễm). Ngoài ra, mùi hương từ thảo dược này còn giúp giảm căng thẳng, chống buồn nôn, thư giãn não bộ và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.

Sử dụng trà hương thảo vào mỗi buổi tối không chỉ có tác dụng trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn mà còn giúp cải thiện trí nhớ và phòng ngừa tình trạng đau đầu, chóng mặt do học tập – làm việc với cường độ cao.

Trà hương thảo không chỉ có tác dụng chữa mất ngủ mà còn giúp cải thiện trí nhớ

Hướng dẫn pha trà hương thảo chữa mất ngủ, giảm căng thẳng:

Lưu ý: Trà hương thảo có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông máu, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế men chuyển. Vì vậy nếu đang sử dụng những loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà hương thảo để điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ.

7. Trà bạc hà giảm căng thẳng, ngủ sâu giấc

Tương tự như trà hoa cúc, trà bạc hà hầu như không chứa caffeine như các loại trà thông thường. Ngược lại, loại trà này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hoạt chất có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương, thư giãn cơ và giải phóng căng thẳng.

Hoạt chất menthol trong bạc hà được chứng minh có hiệu quả làm giãn mạch máu giúp hạ huyết áp, thư giãn cơ, giảm mệt mỏi và căng thẳng. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng cải thiện chức năng của não bộ, giúp não bộ tỉnh táo và nghỉ ngơi theo chu kỳ sinh học.

Trà bạc hà là một trong những loại trà có tác dụng chữa bệnh mất ngủ

Cách pha trà bạc hà hỗ trợ làm giảm chứng mất ngủ, giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc:

Ngoài ra, uống trà bạc hà vào mỗi buổi tối trước khi ngủ còn giúp kiểm soát triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Các triệu chứng của bệnh lý này là một trong những nguyên nhân làm gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

ĐẶT MUA BẠC HÀ SẤY KHÔ THEO CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI NHẤT NHẬT BẢN GIỮ NGUYÊN DƯỢC CHẤT CHỈ TỪ 95.000Đ

8. Điều trị chứng mất ngủ kinh niên với trà nghệ

Sử dụng trà nghệ là một trong những biện pháp chữa chứng mất ngủ kinh niên ở người trung niên và cao tuổi. Nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm, giảm đau và phục hồi ổ viêm loét ở dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên trên thực tế, thảo dược này có dược tính đa dạng và đem lại vô vàn lợi ích đối với sức khỏe.

Nghệ không tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương như tim sen, hoa cúc và lạc tiên. Thảo dược này cung cấp các hoạt chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào thần kinh, bảo tồn chức năng sản sinh hormone melatonin của não bộ và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ lâu dài.

Ngoài ra với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, trà nghệ còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol và bảo vệ mạch máu. Sử dụng loại trà này đều đặn còn giúp duy trì thị lực, phòng ngừa thoái hóa điểm vàng và hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa.

Với chất chống oxy hóa dồi dào, trà nghệ có tác dụng chống viêm, giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc

Hướng dẫn pha trà nghệ trị mất ngủ, khó ngủ:

9. Trà hạt sen – Loại trà tốt cho giấc ngủ

Ngoài tim sen, hạt sen cũng được sử dụng để chữa chứng mất ngủ. Hạt sen không có vị đắng mà có vị ngọt nhạt, bùi, tính bình, tác dụng an thần, bổ tỳ và dưỡng tâm. Ngoài tác dụng an thần và gây ngủ, trà hạt sen còn giúp bổi bổ sức khỏe, giảm chứng suy nhược thần kinh và phục hồi thể trạng sau khi ốm dậy,

Thực tế, tác dụng an thần và gây ngủ của thảo dược này không chỉ được lưu truyền trong y học cổ truyền mà đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Các chuyên gia nhận thấy, hoạt chất glicozit trong hạt sen tham gia vào quá trình sản sinh 5-HTP (serotonin) của não bộ. 5-HTP là hợp chất được tạo ra từ tryptophan có khả năng điều chỉnh tâm trạng, giảm mệt mỏi, kích thích cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu giấc.

Hướng dẫn pha trà sen vàng trị mất ngủ, khó ngủ và ngủ chập chờn:

10. Trà hoa nhài giúp giảm mệt mỏi, ngủ ngon giấc

Hoa nhài (hoa lài) là vị thuốc quý trong Đông y có vị đắng, tính bình, tác dụng hoạt huyết, giải độc và thanh nhiệt. Vị thuốc này thường được sử dụng để trị chứng huyết áp cao, bầm tím và sưng do chấn thương. Ngoài ra, hoa nhài cũng được sử dụng để pha trà vì có hương vị đặc trưng và mùi thơm dễ chịu. Hơn nữa, trà hoa nhài còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe – trong đó có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ.

Trà hoa nhài chứa hàm lượng EGCG (epigallocatechin gallate) cao nhưng không chứa caffeine như trà xanh. EGCG có khả năng chống viêm, bảo vệ tim mạch và hạ lipid máu. Vì vậy, loại trà này có hiệu quả cải thiện giấc ngủ đối với những người bị mất ngủ và khó ngủ do bệnh cao huyết áp.

Ngoài ra, axit amin L-theanine trong hoa nhài có thể kích hoạt giải phóng GABA (axit gamma-aminobutyric) – một chất dẫn truyền thần kinh đem lại cảm giác thoải mái và thư giãn.

Trà hoa nhài đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng

Như vậy có thể thấy, loại trà này không chỉ có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Do đó, bạn nên dùng 1 tách trà ấm vào mỗi buổi tối để giảm tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý mãn tính.

Cách pha trà hoa nhài chữa mất ngủ:

11. Trà la hán quả hỗ trợ chữa chứng mất ngủ

La hán quả là vị thuốc quý trong Đông y có tác dụng chính là thông tiện, nhuận tràng và nhuận phế. Thảo dược này thường được dùng để pha trà và dùng trong các bài thuốc trị ho có đờm, mất tiếng, viêm thanh quản, viêm họng, cảm sốt,…

Trà la hán quả không tác động trực tiếp đến hoạt động sản sinh hormone melatonin của tuyến tùng cũng không có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương. Loại trà này hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, khó ngủ và thức giấc giữa đêm bằng cách kiểm soát triệu chứng của các bệnh lý hô hấp.

Thực tế, ngoài căng thẳng, ăn uống và sinh hoạt không điều độ, mất ngủ còn có thể hệ quả do bệnh viêm họng, ho dai dẳng không dứt, viêm phế quản,… Triệu chứng của những bệnh lý này bùng phát mạnh vào ban đêm khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc.

Trà la hán quả có tác dụng kiểm soát triệu chứng của các bệnh hô hấp và hỗ trợ giảm mất ngủ

Uống một tách trà la hán quả trước giờ ngủ có thể kiểm soát các triệu chứng hô hấp, giảm mệt mỏi và tránh làm gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, loại trà này còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

Cách pha trà la hán quả:

Bài viết đã tổng hợp 10+ loại trà có tác dụng chữa mất ngủ, giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên để cải thiện giấc ngủ lâu dài, bạn nên phối hợp với thói quen ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Trong trường hợp mất ngủ kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

12. Trà hoa vàng: “Thần dược” trị mất ngủ

Trà hoa vàng còn được biết tới với tên gọi kim hoa trà, là Nữ hoàng trà hoa. Xưa kia, cây trà hoa vàng được dùng với mục đích làm cây cảnh trang trí trong vườn thượng uyển của nhà vua. Bên cạnh đó, trà hoa vàng cũng ghi danh là một trong số các loại trà hoa được “sủng ái” nơi cung đình do mang nhiều tác động tích cực cho sức khoẻ và dưỡng nhan.

Y học hiện đại ngày nay đã chỉ ra bên trong trà hoa vàng có chứa hơn 400 thành phần dinh dưỡng, được ứng dụng làm dược liệu rất tốt. Một số thành phần nổi bật có thể lể đến như Saponin, Tea polyphenon và các nguyên tố như Selenium…

Trà hoa vàng mang vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh tâm, can và thận. Bên cạnh công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh nan y khác, trà hoa vàng còn giúp cải thiện giấc ngủ, giúp an thần, xua tan những mệt mỏi, căng thẳng và stress cho người bị mất ngủ kinh niên.

Cách dùng: Mỗi lần cho 3-5 bông trà hoa vàng vào ấm, pha với nước nóng và đậy nắm tránh làm bay mất mùi vị của trà. Thưởng thức khi nước trà có màu vàng đẹp, mùi thơm mát.

Trà hoa vàng Vietfarm

ĐẶT MUA TRÀ HOA VÀNG CHẤT LƯỢNG CAO VIETFARM CHỈ TỪ 750.000Đ TẠI ĐÂY

13. Trà hoa hồng: Thức uống giảm căng thẳng, mệt mỏi

Không chỉ được biết tới là loại trà hoa đẹp và quyến rũ bậc nhất, trà hoa hồng còn xuất hiện trong nhiều phác đồ điều trị các bệnh về rối loạn tiền đình, trầm cảm. Bên trong cánh hoa hồng có chứa nhiều vitamin B, K, canxi, kali… mang tới tác dụng giúp ổn định hệ tiêu hoá và tim mạch. Ngoài ra, hương thơm của trà hoa hồng cũng có tác dụng kích thích tâm trạng, giúp người dùng cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng và thư giãn hơn khi sử dụng.

Cách dùng: Cho một lượng nụ hoặc cánh hoa hồng đã qua chế biến, hoà cùng nước nóng và chờ trong ít phút. Thưởng thức khi nước trà có màu hồng nhạt đẹp mắt và lan toả hương thơm quyến rũ.

TRÀ HOA HỒNG VIETFARM CÓ NGUYÊN LIỆU TỪ TRANG TRẠI HOA HỒNG ORGANIC CỦA ĐÀ LẠT. LIÊN HỆ HOTLINE 096 171 6466 ĐỂ ĐẶT MUA SẢN PHẨM

Bên cạnh các loại trà hoa kể trên, Trung tâm dược liệu Vietfarm cung cấp một số loại trà dược liệu khác mang tới tác dụng an thần, giải toả căng thẳng, stress, giúp người dùng có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Để đặc mua các loại trà dược liệu VIetfarm, quý độc giả vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY 

Nguồn: https://ihs.org.vn/loai-tra-chua-mat-ngu-24901.html

Xem thêm: Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ kéo dài do rối loạn lo âu, trầm cảm nhiều năm

Rate this post
Exit mobile version