Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh phong thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phong thấp (phong tê thấp) là tên gọi dân gian để chỉ các triệu chứng đau nhức xảy ra ở cơ bắp, gân và khớp. Theo dân gian, chứng bệnh này khởi phát do vệ khí cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho phong, thấp và hàn xâm nhập dẫn đến rối loạn khí huyết và gây ứ trệ kinh mạch.

Bệnh phong thấp (phong tê thấp) là gì?

Bệnh phong thấp là gì?

Phong thấp (phong tê thấp) là tên gọi dân gian đề cập đến chứng đau nhức xảy ra ở xương khớp, gân, cơ và bắp thịt. Theo Tây y, tên gọi này là thuật ngữ chung của các bệnh lý có thể gây đau nhức cơ thể như thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, thấp khớp và viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp). Tuy nhiên hiện nay, thuật ngữ này chủ yếu đề cập đến bệnh viêm đa khớp.

Chứng phong thấp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi – đặc biệt là người phải lao động nặng, cơ thể suy nhược và sống/ làm việc trong điều kiện không khí lạnh, ẩm. Chứng bệnh này không chỉ gây đau nhức xương khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm phát sinh một số biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, ăn uống kém, cơ thể suy nhược, sốt nhẹ,…

Triệu chứng của bệnh phong thấp

Chứng phong thấp có biểu hiện và mức độ tương đối đa dạng phụ thuộc vào cơ địa, sức khỏe và tình trạng bệnh lý.

Phong thấp đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức, mỏi, tê cứng và sưng đỏ khớp

Các triệu chứng điển hình, bao gồm:

Các triệu chứng của bệnh phong thấp có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Nếu không điều trị kịp thời, ổ khớp có thể bị tổn thương nặng dẫn đến biến dạng, giảm hoặc mất hẳn chức năng vận động. Ngoài triệu chứng tại chỗ, phong thấp còn có thể ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như da, dây thần kinh, thận, phổi, mắt,…

Nguyên nhân gây phong thấp thường gặp

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra chứng phong thấp, bao gồm nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

1. Nguyên nhân theo Đông y

Theo Đông y, chứng phong thấp gây đau nhức xương khớp được gọi chung là chứng tý. Chứng bệnh này xảy ra khi vệ khí của cơ thể suy yếu (giảm chức năng đề kháng) khiến thấp, hàn và phong xâm nhập qua da, nang lông sau đó di chuyển vào kinh lạc và đi khắp cơ thể. Từ đó khiến khí huyết rối loạn, kinh mạch tắc nghẽn, sinh ra ứ trệ và gây ra chứng phong thấp.

2. Nguyên nhân theo Tây y

Theo Tây y, bệnh phong thấp có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

Tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân gây ra chứng phong tê thấp

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Phong tê thấp là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh có tiến triển chậm, mãn tính và dai dẳng. Bệnh lý này không chỉ gây tổn thương mô sụn và làm giảm khả năng vận động mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như da, mạch máu, phổi, thận,…

Vì vậy nếu không điều trị kịp thời, bệnh phong thấp có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường như biến dạng khớp, teo cơ, mất khả năng vận động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Phong thấp gây đau nhức nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ

Ngoài ra, bệnh lý này còn gây đau nhức, sưng đỏ, tê cứng khớp, dẫn đến giảm hiệu suất lao động, đồng thời tác động không nhỏ đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, cơn đau do bệnh phong tê thấp có xu hướng bùng phát mạnh về đêm (do nhiệt độ giảm và độ ẩm tăng). Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Các phương pháp điều trị bệnh phong thấp phổ biến

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh phong thấp. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Vì vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc về mức độ triệu chứng, giai đoạn phát triển của bệnh, tình trạng sức khỏe và độ tuổi của bệnh nhân để chỉ định phương pháp phù hợp.

Mặc dù có nhiều phương pháp chữa trị nhưng trên thực tế, các phương pháp này chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có biện pháp điều trị phong tê thấp dứt điểm.

1. Điều trị phong thấp theo Tây y

Điều trị phong tê thấp theo Tây y có ưu điểm tác dụng nhanh, tiện lợi và hiệu quả đồng nhất do ít phụ thuộc vào cơ địa. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc Tây đều gây hại lên gan, thận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu lạm dụng trong thời gian dài.

Điều trị bằng Tây y cho tác dụng nhanh chóng và hiệu quả tương đối đồng nhất

Các phương pháp điều trị phong tê thấp theo Tây y được áp dụng phổ biến hiện nay:

Điều trị phong tê thấp bằng Tây y cho hiệu quả nhanh và tương đối đồng nhất. Tuy nhiên, các phương pháp từ Tây y thường có chi phí cao, gây hại lên gan thận và dễ phát sinh tác dụng ngoại ý nếu thiếu thận trọng khi áp dụng.

2. Sử dụng thuốc nam chữa phong thấp

Đối với chứng phong tê thấp có mức độ nhẹ và cơn đau không đáng kể, bệnh nhân có thể sử dụng một số cây thuốc nam có tính ấm để tán phong hàn, thúc đẩy tuần hoàn, giải phóng ứ trệ và giảm đau nhức xương khớp.

Chữa bệnh phong thấp bằng thuốc nam thích hợp với những trường hợp có mức độ nhẹ

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số cây thuốc nam khác như thiên niên kiện, lá trầu không, dây đau xương, vòi voi, rễ bưởi bung, cỏ xước,… để giảm đau nhức, cứng khớp và tê bì do chứng phong tê thấp gây ra.

Mặc dù có độ an toàn cao nhưng các bài thuốc nam chữa phong thấp chỉ có hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhẹ. Vì vậy nếu cơn đau có mức độ nặng, ổ khớp bị tổn thương và sưng đỏ nhiều, nên phối hợp với các phương pháp từ Tây y để kịp thời kiểm soát và ngăn chặn tiến triển của bệnh.

3. Đông y điều trị bệnh phong thấp

Khác với Tây y, Đông y chia chứng phong tê thấp thành nhiều thể bệnh tùy thuộc căn nguyên và biểu hiện lâm sàng. Sau đó, sử dụng bài thuốc có tác dụng tương ứng nhằm cải thiện căn nguyên, điều hòa khí huyết và làm giảm đau nhức, tê bì,…

Bài thuốc Đông y trị phong tê thấp có tác dụng giảm đau, bồi bổ khí huyết và nâng cao vệ khí

Một số bài thuốc Đông y điều trị phong thấp được áp dụng phổ biến:

Các bài thuốc Đông y điều trị phong tê thấp không chỉ cải thiện triệu chứng tại chỗ mà còn hỗ trợ nâng cao vệ khí, bồi bổ khí huyết và giảm mệt mỏi. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp các bài thuốc này cùng với bài thuốc chườm đắp từ các cây thuốc nam. Hoặc phối hợp với xoa bóp bấm huyệt, châm cứu để giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động.

Lối sống dành cho người bị phong thấp

Phong tê thấp là chứng bệnh mãn tính, tiến triển dai dẳng và chưa thể điều trị hoàn toàn. Vì vậy bên cạnh các phương pháp chữa trị, bệnh nhân nên phối hợp với lối sống khoa học để kiểm soát triệu chứng, bảo tồn chức năng khớp và hỗ trợ phòng ngừa biến chứng.

Nên tập luyện đều đặn để cải thiện triệu chứng, ngăn chặn tiến triển và bảo tồn chức năng vận động

Lối sống khoa học dành cho bệnh nhân phong tê thấp:

Bệnh phong thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để kiểm soát triệu chứng, bảo tồn ổ khớp và duy trì chức năng vận động. Tình trạng chủ quan có thể khiến khớp bị tổn thương nặng, biến dạng và có nguy cơ tàn phế cao.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-phong-thap-28115.html

Xem thêm: [Tâm sự] Từng suy sụp vì viêm loét Hp dạ dày nặng, cô giáo bất ngờ hồi phục hoàn toàn nhờ bài thuốc quý

Rate this post
Exit mobile version