Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh: Phát hiện triệu chứng sớm để điều trị hiệu quả

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là một trong những tình trạng bệnh lý về da liễu khiến không ít bố mẹ đau đầu. Mặc dù theo các số liệu thống kê, vảy nến thường xuất hiện ở những người thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 35 tuy nhiên căn bệnh này cũng được phát hiện ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Dù hiện tượng trẻ sơ sinh mắc vảy nến khá hiếm nhưng phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan, thờ ơ với các triệu chứng bất thường.

>>>XEM THÊM: SAU 10 NĂM BỊ VẢY NẾN ĐEO BÁM, NGƯỜI THỢ XÂY ĐÃ TÌM ĐƯỢC CÁCH CHỮA KHỎI

Hiện tượng bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Vảy nến là một bệnh lý mãn tính về da. Khi mắc căn bệnh này, quá trình hình thành của các tế bào da được tăng tốc nhanh hơn so với bình thường. Điều này dẫn tới tình trạng các tế bào tích tụ thành từng lớp, từng mảng. Tế bào này chưa biến mất thì tế bào khác đã sinh ra.

Triệu chứng trẻ sơ sinh mắc vảy nến

Không chỉ với người lớn mà vảy nến xuất hiện ở cả trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh. Tuy số ca trẻ sơ sinh mắc vảy nến khá ít nhưng phụ huynh không nên vì thế mà chủ quan với căn bệnh này.

Làn da trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên dễ mắc các bệnh lý da liễu

Ngay khi thấy các triệu chứng đặc trưng dưới đây thì cha mẹ nên cân nhắc khả năng bé yêu bị mắc vảy nến:

Thực tế các biểu hiện vảy nến ở trẻ sơ sinh rất khó nhận biết. Các triệu chứng xuất hiện dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác thường gặp ở trẻ nhỏ là: Phát ban, ham tã, viêm da tiết bã hay rôm sảy…

Với người lớn thì có thể phát hiện nhanh chóng những bất thường và khó chịu của cơ thể nhưng trẻ sơ sinh chưa biết nói, không thể diễn tả chính xác và cụ thể những cảm giác của bản thân nên khiến bố mẹ khá lúng túng trong việc xác định.

Do vậy khi thấy các dấu hiệu bất thường trên da của bé và con tỏ ra khó chịu, quấy khóc, bỏ bú và không vui chơi như bình thường thì cha mẹ cần tiến hành đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa nhi.

Nguyên nhân mắc vảy nến ở trẻ sơ sinh

Vảy nến không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nên nó không có khả năng lây từ người này sang người khác.

Hiện nay, khoa học hiện đại chưa xác định được chính xác căn nguyên gây ra bệnh lý vảy nến nhưng cũng như với người lớn, sự hình thành vảy nến ở trẻ sơ sinh là do một số yếu tố tiêu biểu dưới đây:

Ngoài ra, đối với trẻ lớn hơn hoặc người lớn, béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc vảy nến. Tình trạng này hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cha mẹ cần chú ý để xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế nguy cơ béo phì nhằm tránh mắc các bệnh nguy hiểm.

Hình ảnh vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh

Tinh thần căng thẳng, tác dụng phụ của một số loại thuốc, thay đổi thời tiết (nhất là từ nóng sang lạnh) hoặc tổn thương da cũng là những yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của căn bệnh vảy nến.

Những dạng vảy nến trẻ sơ sinh thường mắc phải

Theo số liệu thống kê các ca mắc vảy nến, các nhà nghiên cứu rút ra được kết luận một số dạng vảy nến trẻ sơ sinh thường mắc phải là:

Trẻ sơ sinh mắc vảy nến có nguy hiểm không?

Bệnh lý nào cũng có những mối nguy hiểm nhất định. Với trẻ sơ sinh, vảy nến có thể gây ra những biến chứng gì?
Vì các triệu chứng khó chịu mà vảy nến gây ra, trẻ quấy khóc, bỏ bú, cơ thể suy nhược, sức đề kháng suy giảm khiến sức khỏe kém, dễ mắc các bệnh lý khác.

Vảy nến không được điều trị sẽ dẫn tới các biến chứng về xương khớp, tim mạch, viêm thận hay các bệnh về chuyển hóa.

Vảy nến phát triển cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Vảy nến ở lòng bàn tay một em bé

Như vậy có thể thấy vảy nến có thể gây ra một loạt các bệnh lý nguy hiểm nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Đối với trẻ sơ sinh, sự phát triển thể chất của bé còn lâu dài do đó nếu không điều trị hiệu quả bệnh lý vảy nến thì bé sẽ phải chịu đựng các triệu chứng hình thành và phát triển trong thời gian dài, thậm chí còn bị các biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày.

>>>THAM KHẢO: VẢY NẾN TÁI PHÁT NHIỀU LẦN PHẢI LÀM SAO? CHUYÊN GIA DA LIỄU CHỈ CÁCH TRỊ TẬN GỐC BỆNH, KHÔNG TÁI PHÁT

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Vảy nến là một dạng bệnh mãn tính, không thể xác định chính xác nguy cơ mắc bệnh. Nếu mắc bệnh thì có thể phải chung sống suốt đời với nó. Tuy nhiên, phát hiện và tiến hành điều trị các triệu chứng vảy nến ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả thì sẽ ngăn chặn thành công những ảnh hưởng của bệnh tới đời sống.

Mẹo dân gian trị vảy nến ở trẻ sơ sinh

Với các bệnh lý về da liễu, dân gian thường áp dụng các mẹo chữa trị bằng cách tắm hoặc rửa với nước nấu có thành phần từ thảo dược.

Dùng lá trầu không chữa vảy nến

Các mẹo dân gian khá đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm và không tốn quá nhiều thời gian để thực hiện. Nếu mức độ mắc vảy nến của con còn ở mức độ nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể tự tìm hiểu và áp dụng những mẹo kể trên.

Điều trị vảy nến theo Tây y

Trong Tây y, bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ đưa ra chẩn đoán bé bị mắc vảy nến sau quá trình thăm khám lâm sàng, xác định triệu chứng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý của gia đình.

Căn cứ vào tình trạng của bé, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

Y học hiện đại ngày càng phát triển, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị vảy nến thì còn có các phương pháp tối ưu khác như: Quang trị liệu, sinh học trị liệu…

Đối với trẻ sơ sinh việc dùng thuốc Tây y điều trị cần phải có đơn kê của bác sĩ, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị vì tiềm ẩn những tác dụng phụ khôn lường.

Đặc biệt các loại thuốc có chứa corticoid nếu bôi trong thời gian dài có thể gây ra những tổn thương với da, khiến tình trạng vảy nến ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chữa bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh bằng Đông y

Trong Đông y, vảy nến có tên gọi chuyên môn là tùng bì tiễn. Căn nguyên gây bệnh là do huyết nhiệt, lại cảm phải phong hàn, mất cân bằng âm dương, hoạt động của nội tạng rối loạn tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài tấn công gây bệnh.

Với trẻ sơ sinh, để chữa vảy nến, dạng thuốc bôi thường được ưu tiên sử dụng. Da của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên sau khi thăm khám, các lương y sẽ gia giảm các vị thuốc một cách hợp lý để điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Thông thường các vị thuốc Đông y, phần đa có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên có công dụng chữa vảy nến đa phần là: Sinh địa, hoa hòe, thổ phục linh, địa phu tử, hy thiêm, ké đầu ngựa, cam thảo đất, kim ngân hoa, hà thủ ô…

Chữa vảy nến cho trẻ sơ sinh theo Đông y

Các bài thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc bôi, thuốc uống hoặc thuốc ngâm rửa. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý vảy nến của người bệnh mà lương y sẽ chỉ định, kết hợp các phương pháp chữa trị cho phù hợp.

Cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở khám chữa bệnh theo y học cổ truyền uy tín, có giấy phép hoạt động và sở hữu cơ sở vật chất khang trang, các bác sĩ, lương y có tay nghề và tận tâm.

Điều trị vảy nến cho bé đòi hỏi sự kiên trì của cha mẹ, không nên quá nóng vội vì đây là một căn bệnh da liễu mãn tính, không thể khỏi nhanh chóng.

Lưu ý khi trẻ sơ sinh bị vảy nến

Khi trẻ sơ sinh mắc vảy nến, bên cạnh việc chủ động phát hiện các biểu hiện bất thường của con, nhanh chóng xác định nguyên nhân và khả năng mắc vảy nến rồi tiến hành phương pháp điều trị phù hợp, cha mẹ cũng cần ghi nhớ một số lời khuyên hữu ích dưới đây nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong công cuộc ngăn chặn vảy nến phát triển.

Tắm bé hàng ngày

Như vậy có thể thấy vảy nến ở trẻ sơ sinh khá hiếm nhưng cũng như với người lớn, nó cũng có những triệu chứng vô cùng khó chịu và gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị hiệu quả.

Trẻ sơ sinh còn bé, chưa thể biểu đạt hết vấn đề mà bản thân đang mắc phải nên sự chủ động của phụ huynh là mấu chốt giúp phát hiện và chữa trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh.

ĐỌC NGAY:

Xem thêm: Hội chứng dễ mắc khối u BAP1

Rate this post
Exit mobile version