Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi, ít hại?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các đối tượng đang mắc phải. Để cải thiện bệnh lý, thuốc kê đơn hoặc không kê đơn chính là giải pháp hữu hiệu giúp giảm nhanh triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây nên. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng uống thuốc gì để bệnh mau khỏi, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra còn là thắc mắc của đa số người bệnh?

Thuốc trị viêm mũi dị ứng nhanh khỏi và ít gây ra tác dụng phụ

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi, ít hại?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý khó điều trị dứt điểm hoàn toàn bởi bệnh lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để loại bỏ triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên, ngoài tránh xa các tác nhân gây dị ứng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc. Và đây cũng chính là một trong những phương án điều trị được khá nhiều người bệnh lựa chọn để cải thiện bệnh lý.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều thương hiệu thuốc uống trị viêm mũi dị ứng. Chính vì sự trôi nổi quá nhiều đã gây ra không ít sự lựa chọn và khiến người bệnh phải đau đầu không biết đâu là sản phẩm sử dụng nhanh khỏi và ít hại. Thông thường, để kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bệnh, bác sĩ thường kê các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng sau:

1. Thuốc Zyrtec trị viêm mũi dị ứng

Zyrtec là thuốc thuộc nhóm kháng histamin có tác dụng làm giảm phản ứng histamin của cơ thể. Từ đó giúp kiểm soát triệu chứng chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi hoặc ngứa ở mũi do bệnh viêm mũi dị ứng gây nên.

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên chú ý liều lượng và thời gian uống thuốc. Tùy thuộc vào mức độ viêm cũng như độ tuổi mà bác sĩ sẽ kê liều dùng Zyrtec phù hợp với từng đối tượng. Không nên sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài để phòng tránh thuốc gây tác dụng phụ, cụ thể hơn:

Một số phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng Zyrtec như: Chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu, khô miệng, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, táo bón,… Khi gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh cần tạm ngưng sử dụng thuốc và tìm đến bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.

Zyrtec là thuốc thuộc nhóm kháng histamin có tác dụng làm giảm phản ứng histamin của cơ thể

2. Thuốc Cetirizin trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Cetirizin được chỉ định sử dụng cho các đối tượng bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay mãn tính vô căn,… Thuốc Cetirizin có tác dụng đối kháng với thụ thể H1 và liên kết mạch với protein trong huyết tương nên không thể loại bỏ các phương pháp thẩm thấu tách máu.

Các đối tượng bị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng loại thuốc này để cải thiện bệnh lý. Liều dùng thuốc Cetirizin được giới chuyên môn đề nghị như sau:

Thuốc Cetirizin có chứa một số thành phần hoạt chất có tác dụng đối kháng với thụ thể H1

3. Thuốc Claritin điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Claritin là một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như: ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ngứa cổ họng, hắt hơi,… với thành phần chính là hoạt chất Loratadine với cơ chế là kìm hãm sự hoạt động của Histamin.

Liều dùng thuốc Clarin được giới chuyên môn đề nghị như sau:

Trong quá trình sử dụng sản phẩm Claritin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như: Đau đầu, chóng mặt, kích ứng da, tiêu chảy,… Khi gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh cần hết sức bình tĩnh và tạm ngưng sử dụng thuốc, đồng thời, tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Thành phần hoạt chất Loratadine có trong thuốc Claritin có tác dụng kiềm hãm sự hoạt động của Histamin

4. Loratadine – Thuốc uống cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng

Loratadine là thuốc kháng histamin, có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng ngứa, hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi do viêm mũi dị ứng gây nên. Bên cạnh đó, thuốc còn dùng chữa chứng sổ mũi, nổi mẩn da và các biểu hiện dị ứng khác.

Thuốc Loratadine không chỉ định dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó, thuốc được uống bằng cách nuốt cả viên, tuyệt đối không được nhai hoặc nghiền nát trước khi uống. Về liều dùng, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình sử dụng Loratadine, bệnh nhân nên ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải triệu chứng sau: cảm giác đau đầu dữ dội, nhịp tim không đều hoặc nhanh. Ngoài các tác dụng phụ này, thuốc Loratadine cũng có thể gây một vài phản ứng phụ với biểu hiện nhẹ như: đau đầu, buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, khô miệng, cảm giác lo lắng, nôn mửa, đau dạ dày,… Mặt khác, không sử dụng thuốc Loratadine chung với các loại thuốc viêm mũi dị ứng khác nhằm tránh tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh và sức khỏe.

Thuốc Loratadine có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng ngứa, hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi do viêm mũi dị ứng gây nên

5. Allegra Allergy (Fexofenadine) – Thuốc chữa viêm mũi dị ứng an toàn

Thuốc Allegra là thuốc kháng histamin với thành phần hoạt chất chính là Fexofenadine với cơ chế hoạt động kháng histamin. Thuốc Allegra Allergy được bào chế ở khá nhiều dạng như: viên nén, viên nang mềm, viên ngậm, dung dịch siro,… Loại thuốc này có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như: chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,…

Liều lượng sử dụng thuốc Allegra Allergy được đề nghị như sau:

Người bệnh nên tuân thủ liều lượng và cách sử dụng thuốc để thuốc phát huy đúng công dụng vốn có của chúng.

Thuốc Allegra là thuốc kháng histamin với thành phần hoạt chất chính là Fexofenadine

6. Thuốc Allergex trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Allergex là một trong những loại thuốc kháng sinh được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Thành phần chính có trong mỗi viên nén là thành phần hoạt chất Acrivastine 8mg cùng với một số thành phần tá dược khác vừa đủ một viên.

Để thuốc phát huy hết công dụng vốn có của chúng, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được các bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn chỉ định, cụ thể:

Thuốc Allergex có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

7. Thuốc uống điều trị vi
êm mũi dị ứng Telfast HD

Thuốc Telfast HD là thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng với thành phần chính là hoạt chất Fexofenadine. Đây là thành phần hoạt chất có tác dụng kháng histamin (nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng). Ngoài công dụng trị bệnh viêm mũi dị ứng, loại thuốc này cũng được sử dụng để chống dị ứng, cải thiện tình trạng hắt hơi, xì mũi,…

Các đối tượng bị viêm mũi dị ứng nên sử dụng thuốc đúng liều lượng với chỉ định của bác sĩ hoặc của nhà sản xuất như:

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc Telfast HD cần được điều trị đúng cách để phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thuốc Telfast HD là thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng với thành phần chính là hoạt chất Fexofenadine

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc uống trị viêm mũi dị ứng

Việc dùng thuốc uống cải thiện bệnh lý luôn là phương pháp được đa số người bệnh lựa chọn, bệnh viêm mũi dị ứng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phát huy hết công dụng của thuốc cũng như phòng ngừa một số trường hợp xấu có thể xảy ra:

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc uống điều trị viêm mũi dị ứng

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì nhanh khỏi, ít hại và một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng. Người bệnh có thể tham vào những loại thuốc trên và tìm mua để cải thiện bệnh lý. Đồng thời, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết thêm thông tin chi tiết của từng sản phẩm.

Thuocdantoc.vn không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa nào.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

  • Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của Nhật loại nào tốt?
  • Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không?

Xem thêm: Nấm móng chân

Rate this post
Exit mobile version