Lá tía tô không chỉ là nguyên liệu phục vụ bữa ăn của chúng ta mà còn là vị thuốc rất tốt đối với sức khỏe. Không những thế, lá tía tô còn là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em rất ưa chuộng hiện nay.
Lá tía tô không chỉ là nguyên liệu phục vụ bữa ăn của chúng ta mà còn là vị thuốc rất tốt đối với sức khỏe. Không những thế, lá tía tô còn là phương pháp làm đẹp được nhiều chị em rất ưa chuộng hiện nay.
Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị the mát pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế có tính sát khuẩn rất hiệu quả.
Tác dụng làm đẹp cho phái nữ
Pha trà bằng lá tía tô có tác dụng tẩy sạch tế bào chết, làm mềm da và các vết chai sạn, giúp làn da trắng sáng tự nhiên. Bạn có thể uống trà tía tô mỗi ngày, dùng để rửa mặt hay gội đầu nếu tóc và da bị khô, súc miệng bằng trà tía tô để vệ sinh răng miệng và giúp hơi thở thơm tho.
Uống trà tía tô thường xuyên cũng là một cách giảm béo rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản: bạn rửa sạch lá tía tô, sau đó phơi khô dưới nắng to rồi pha trà uống như trà bình thường.
Chữa bệnh dạ dày
Theo các nghiên cứu khoa học, lá tía tô là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Trong lá có chứa tanin và glucosid, những chất có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét, liền sẹo và giảm gia tăng axit trong dạ dày.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Chữa bệnh mề đay
Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…) hỗ trợ điều trị bệnh da liễu hiệu quả nhờ tính kháng khuẩn (bệnh mề đay), tiêu viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị the mát pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế có tính sát khuẩn rất hiệu quả.
Tác dụng làm đẹp cho phái nữ
Pha trà bằng lá tía tô có tác dụng tẩy sạch tế bào chết, làm mềm da và các vết chai sạn, giúp làn da trắng sáng tự nhiên. Bạn có thể uống trà tía tô mỗi ngày, dùng để rửa mặt hay gội đầu nếu tóc và da bị khô, súc miệng bằng trà tía tô để vệ sinh răng miệng và giúp hơi thở thơm tho.
Uống trà tía tô thường xuyên cũng là một cách giảm béo rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản: bạn rửa sạch lá tía tô, sau đó phơi khô dưới nắng to rồi pha trà uống như trà bình thường.
Chữa bệnh dạ dày
Theo các nghiên cứu khoa học, lá tía tô là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Trong lá có chứa tanin và glucosid, những chất có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét, liền sẹo và giảm gia tăng axit trong dạ dày.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Chữa bệnh mề đay
Lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…) hỗ trợ điều trị bệnh da liễu hiệu quả nhờ tính kháng khuẩn (bệnh mề đay), tiêu viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài việc giúp ổn định quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, tăng cường chức năng gan thì lá tía tô còn giúp tiêu viêm sưng và chống nhiễm khuẩn từ bên ngoài, làm hạn chế những tổn thương do bệnh mề đay gây ra khá hiệu quả.
Giúp ngăn ngừa dị ứng
Lá tía tô có khả năng làm dịu các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, thở gắt,… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của lá tía tô trong việc điều trị các chứng mẫn cảm, dị ứng theo mùa và bệnh hen suyễn, nhờ các thành phần gồm quercetin, axit alpha-lineolic, luteolin và axit rosmarinic có trong lá tía tô.
Dầu tía tô giúp ngăn ngừa bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy những người sử dụng dầu tía tô thay cho dầu đậu nành giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ hình thành huyết khối (ngăn ngừa đau tim và đột quỵ) hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hạt tía tô giàu omega-3 và chất chống oxy hóa có tính năng làm giảm cholesterol LDL, thủ phạm chính gây ra chứng xơ vữa động mạch.
Tốt cho đường ruột
Nếu bị đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thực phẩm như cua cá, có thể lấy một nắm lá tía tô giã lấy nước cốt để uống. Để tránh rối loạn tiêu hóa, nên ăn kèm tía tô tươi trong bữa ăn có các loại thủy hải sản.
Tinh dầu tía tô chống trầm cảm
Tinh dầu tía tô đất được coi là loại tinh dầu khá an toàn, nhưng nó có thể tương tác với các loại thuốc nhất định, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc hạ huyết áp. Trước khi sử dụng tinh dầu tía tô như một liệu pháp điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe.
Ngoài việc giúp ổn định quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, tăng cường chức năng gan thì lá tía tô còn giúp tiêu viêm sưng và chống nhiễm khuẩn từ bên ngoài, làm hạn chế những tổn thương do bệnh mề đay gây ra khá hiệu quả.
Giúp ngăn ngừa dị ứng
Lá tía tô có khả năng làm dịu các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, thở gắt,… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của lá tía tô trong việc điều trị các chứng mẫn cảm, dị ứng theo mùa và bệnh hen suyễn, nhờ các thành phần gồm quercetin, axit alpha-lineolic, luteolin và axit rosmarinic có trong lá tía tô.
Dầu tía tô giúp ngăn ngừa bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy những người sử dụng dầu tía tô thay cho dầu đậu nành giúp ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ hình thành huyết khối (ngăn ngừa đau tim và đột quỵ) hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hạt tía tô giàu omega-3 và chất chống oxy hóa có tính năng làm giảm cholesterol LDL, thủ phạm chính gây ra chứng xơ vữa động mạch.
Tốt cho đường ruột
Nếu bị đau bụng đi ngoài, nôn mửa do ăn các loại thực phẩm như cua cá, có thể lấy một nắm lá tía tô giã lấy nước cốt để uống. Để tránh rối loạn tiêu hóa, nên ăn kèm tía tô tươi trong bữa ăn có các loại thủy hải sản.
Tinh dầu tía tô chống trầm cảm
Tinh dầu tía tô đất được coi là loại tinh dầu khá an toàn, nhưng nó có thể tương tác với các loại thuốc nhất định, bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc hạ huyết áp. Trước khi sử dụng tinh dầu tía tô như một liệu pháp điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia sức khỏe.
Lưu ý
- Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô;
- Không nên sử dụng lá tía tô khi bị tiêu chảy;
- Đối với nhiều người, tinh dầu tía tô có thể gây ra dị ứng nếu sử dụng trực tiếp trên da. Hãy thử một lượng nhỏ trên da tay, nếu không thấy ửng đỏ, ngứa ngáy, sưng hoặc phát ban thì mới sử dụng tiếp;
- Sau khi sử dụng tinh dầu tía tô trên da, chờ ít nhất một giờ mới được ra nắng cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Lá tía tô có rất nhiều công dụng hữu hiệu bất ngờ, vừa cải thiện được sức khỏe vừa có tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý
- Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô;
- Không nên sử dụng lá tía tô khi bị tiêu chảy;
- Đối với nhiều người, tinh dầu tía tô có thể gây ra dị ứng nếu sử dụng trực tiếp trên da. Hãy thử một lượng nhỏ trên da tay, nếu không thấy ửng đỏ, ngứa ngáy, sưng hoặc phát ban thì mới sử dụng tiếp;
- Sau khi sử dụng tinh dầu tía tô trên da, chờ ít nhất một giờ mới được ra nắng cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Lá tía tô có rất nhiều công dụng hữu hiệu bất ngờ, vừa cải thiện được sức khỏe vừa có tác dụng làm đẹp. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm: CÁC LOẠI DẦU GỘI DÀNH CHO TÓC KHÔ XƠ