Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng. Nhờ đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn cao, loại dược liệu này có khả năng khắc phục tốt những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm phế quản mà không gây tác dụng phụ.
Lá trầu không và công dụng chữa viêm phế quản
Trầu không (Piper betle) là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Loại cây này có thân leo, sống lâu năm và có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Trầu không được biết đến như một loại cây gia vị và một loại cây thuốc. Lá trầu không thường được ông bà xưa sử dụng như mội loại nguyên liệu ăn cùng với quả cau và vôi tôi. Ngoài ra, nhờ những hoạt chất có lợi, lá trầu không còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và điều trị nhiều bệnh hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản.
Trong Đông Y lá trầu không mang trong mình tính ấm, vị cay nồng và mùi thơm có tác dụng giải độc, khử phong tán hàn, dụng trung hành khí. Đồng thời giúp tiêu thủng chỉ thống, hóa đàm, ngăn ngừa tình trạng khó thở, thở khò khè và khắc phục nhanh triệu chứng ngứa cổ họng, tức ngực. Ngoài ra, nhờ tính ấm và vị cay nồng, loại dược liệu này còn có khả năng sát khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại, làm giảm sưng, giảm viêm tại phổi và cuống phổi. Vì thế, lá trầu không thường được dùng trong điều trị viêm phế quản và nhiều bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp gồm: Hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm họng, bệnh phổi, ho, viêm thượng vị…
Trong Y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm thấy một lượng lớn tinh dầu thơm có trong lá trầu không. Lượng tinh dầu này có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản và những triệu chứng khó chịu đi kèm gồm: Cổ họng có đờm, khó thở, thở khò khè, cơ thể mệt mỏi, tức ngực, sốt, ớn lạnh… Bên cạnh đó, dược liệu còn chứa hai phenol quan trọng: Betel và chavico. Cả hai phenol này đóng vai trò như những chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ngăn ngừa sự phát triển và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, vi khuẩn subtillis, song cầu khuẩn và một số loại virus.
Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa, mức độ phát triển bệnh lý và sở thích của mỗi người, người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng một trong những cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không dưới đây:
Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và mật ong
Trong Đông y, mật ong mang trong mình tính bình, vị ngọt thanh có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó thở. Đồng thời khắc phục tốt triệu chứng viêm, sưng và thúc đẩy quá trình làm lành những vết thương do các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp gây nên. Ngoài ra trong mật ong nguyên chất còn chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu viêm, tiêu đờm. Đồng thời khắc phục tình trạng thở khò khè và điều trị tốt bệnh viêm phế quản.
Từ những công dụng hữu hiệu nêu trên, sự kết hợp giữa lá trầu không và mật ong sẽ tạo ra một bài thuốc điều trị viêm phế quản hoàn hảo.
Nguyên liệu:
- 10 gram lá trầu không
- Mật ong nguyên chất.
Thực hiện cách 1:
- Lá trầu không mang đi rửa sạch
- Ngâm lá trầu không trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất và lượng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt lá
- Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
- Cho lá trầu không sạch vào máy xay sinh tố cùng với một bát nước sôi
- Thực hiện xay nhuyễn lá trầu không
- Dùng vợt lọc, lọc lấy nước và bỏ bã
- Rót nước lá trầu không vào ly
- Thêm 10ml mật ong nguyên chất vào cùng, khuấy đều
- Uống từ 2 – 3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn trong 2 tuần.
Thực hiện cách 2:
- Lá trầu không mang đi r
ửa sạch - Ngâm lá trầu không trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất và lượng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt lá
- Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
- Thái nhỏ lá trầu không và cho vào bát cơm, giã nhuyễn
- Rót nước sôi ngập ¾ bát
- Ngâm lá trầu không trong nước sôi khoảng 20 phút
- Vệ sinh tay thật sạch sẽ
- Dùng tay vò nát lá trầu không và vắt kiệt tinh chất thuốc trong lá trầu không ra hết trong nước
- Gạt nước lá trầu không qua lớp vải mỏng
- Rót nước lá trầu không vào chén
- Thêm ¾ thìa canh mật ong vào cùng, khuấy đều
- Uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút. Đồng thời dùng lá trầu không hơ nóng sau đó dán vào ngực trước khi đi ngủ
- Sử dụng liên tục từ 8 – 10 ngày.
Người bệnh cần kiên trì thực hiện bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và mật ong để bệnh tình có thể nhanh chóng thuyên giảm. Tình trạng khó thở, thở khò khè, cổ họng có đờm, cơ thể mệt mỏi, tức ngực, sốt, ớn lạnh và một số triệu chứng khó chịu khác do bệnh viêm phế quản gây ra cũng không còn.
Bài thuốc từ củ nén và lá trầu không chữa viêm phế quản
Trong Đông y, củ nén mang trong mình tính ấm, mùi hăng, vị hơi cay có tác dụng đào thải độc tố, khử phong tán hàn, giúp tiêu đờm, hạ sốt và cải thiện chứng ớn lạnh. Bên cạnh đó nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, củ nén còn có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, khắc phục nhanh bệnh viêm phế quản và những triệu chứng khó chịu đi kèm.
Nguyên liệu:
- 10 gram lá trầu không
- 2 – 4 củ nén.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không mang đi rửa sạch
- Ngâm lá trầu không trong nước muối để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất và bụi bẩn
- Sau 15 phút, vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
- Thái nhỏ lá trầu không
- Củ nén bóc bỏ vỏ và rửa sạch
- Thái củ nén thành từng lát mỏng
- Cho củ nén và lá trầu không đã sơ chế vào cối và thực hiện giã nát
- Cho hỗn hợp lá trầu không và củ nén vào chén cùng với 250ml nước sôi
- Ngâm hỗn hợp trong 20 phút
- Vệ sinh tay sạch sẽ
- Dùng tay vò nát nguyên liệu và vắt tinh chất của dược liệu sao cho ra hết trong nước
- Uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút
- Sử dụng liên tục từ 8 – 10 ngày.
Bài thuốc kết hợp gừng tươi và lá trầu không chữa viêm phế quản
Gừng tươi chứa nhiều hoạt chất có lợi mang tên: zingiberene, sesquiphellandrene, beta-bisabolene, gingerols, shogaols, beta-sesquiphellandrene… Những hoạt chất này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp tiêu viêm, tiêu đờm, cải thiện tình trạng sưng và khó thở. Đồng thời điều trị tốt các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản.
Trong Đông y, gừng mang trong mình tính ấm, vị cay, quy vào kinh phế (phổi), vị (dạ dày), tỳ (lá lách). Do đó loại dược liệu này thường được sử dụng để chữa chứng phong hàn, điều trị bệnh phổi, viêm phế quản và các triệu chứng đi kèm gồm: Khó thở, thở khò khè, cổ họng có đờm, cơ thể mệt mỏi, tức ngực, sốt, ớn lạnh…
Nguyên liệu:
- 10 gram lá trầu không
- 1 củ gừng tươi nhỏ.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi mang đi cạo vỏ và rửa sạch
- Thái gừng thành từng lát mỏng
- Lá trầu không mang đi rửa sạch
- Ngâm lá trầu không trong nước muối khoảng 15 phút
- Vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
- Thái nhỏ lá trầu không
- Cho lá trầu không và gừng đã sơ chế vào cối, sau đó thực hiện giã nát
- Dùng vải mùng chắt lấy lượng nước cốt và bỏ bã
- Uống 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn 30 phút
- Sử dụng liên tục bài thuốc kết hợp gừng tươi và lá trầu không chữa viêm phế quản từ 5 – 6 ngày.
Bài thuốc chữa viêm phế quản từ lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương
Bài thuốc chữa viêm phế quản từ lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương có khả năng khắc phục tốt bệnh lý và những triệu chứng khó chịu đi kèm.
Nguyên liệu:
- 10 gram lá trầu không
- 5 gram nụ đinh hương
- 5 gram nhục đậu khấu.
Cách thực hiện:
- Mang lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương rửa sạch
- Ngâm nguyên liệu trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất và bụi bẩn
- Vớt lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương ra ngoài, rửa lại với nước sạch và để ráo nước
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với 300ml nước lọc
- Thực hiện đun sôi nguyên liệu trong 10 phút
- Để nguội bớt và chắt lấy phần nước
- Chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày
- Người bệnh sử dụng bài thuốc chữa viêm phế quản từ lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương liên tục trong 10 ngày.
Lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương khi kết hợp cùng với nhau sẽ tạo ra chất kháng sinh cực mạnh giúp tiêu viêm, tiêu đờm và điều trị tốt bệnh viêm phế quản.
Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất
Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất là bài thuốc chữa bệnh vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa không tốn nhiều công sức.
Nguyên liệu:
- 10 gram lá trầu không
- Muối hạt.
Cách thực hiện:
- Lá trầu không mang đi rửa sạch
- Dùng muối
hạt pha một lượng nước muối loãng vừa đủ - Ngâm lá trầu không trong nước muối. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, tạp chất và lượng bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt lá
- Sau 15 phút, vớt lá trầu không ra ngoài và rửa lại với nước sạch, để ráo nước
- Cho lá trầu không sạch vào cối và thực hiện giã nát
- Chắt lấy nước cốt lá trầu không bằng tấm vải mỏng
- Uống 2 lần/ngày sau ăn.
Người bệnh cần kiên trì áp dụng bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không nguyên chất từ 1 – 2 tuần để bệnh tình mau chóng được cải thiện. Những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm phế quản gây ra cũng không còn.
Những điều cần lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu không
Bên cạnh những cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Những bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không có thể áp dụng cho trẻ em. Tuy nhiên liều dùng thuốc ở trẻ cần được giảm còn ¼ – ½ so với người lớn. Ngoài ra khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ, phụ huynh có thể thêm ít đường cho trẻ dễ uống
- Trong thời gian sử dụng những bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, nếu nhận thấy khó chịu do dạ dày yếu, người bệnh nên sử dụng bài thuốc hết 3 ngày thì dừng lại. Sau 3 ngày tiếp theo nếu cảm thấy những triệu chứng khó chịu không còn, người bệnh tiếp tục dùng thuốc thêm 3 – 5 ngày
- Người bệnh không nên pha cũng như sử dụng đồng thời củ nén và mật ong bởi hai nguyên liệu này khắc nhau
- Bạn cần vệ sinh các nguyên liệu sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm
- Người bệnh nên chọn lá trầu không già, lá màu xanh đậm để thực hiện những bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không. Bởi trong những lá già sẽ chứa hàm lượng tinh dầu nhiều hơn các lá non. Từ đó giúp người bệnh kháng viêm, kháng khuẩn, giúp tiêu viêm, tiêu đờm và chữa bệnh viêm phế quản tốt hơn
- Những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị đau dạ dày không nên sử dụng bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không và mật ong quá thường xuyên
- Người bệnh cần sử dụng những cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không theo giờ nhất định. Đồng thời người bệnh cần chắc chắn rằng bạn đang sử dụng thuốc liên tục và đúng cách. Bởi điều này sẽ giúp những hoạt chất có thể thấm sâu và phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh
- Tùy thuộc vào yếu tố cơ địa và mức độ phát triển bệnh lý, thời gian chữa viêm phế quản bằng lá trầu không ở mỗi người không giống nhau
- Trong thời gian sử dụng những cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường hoặc bệnh tình không thể thuyên giảm, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa bệnh bằng những phương pháp thích hợp hơn
- Người bệnh cần thường xuyên vận động, tập thể dục kết hợp hít thở sâu mỗi ngày trong quá trình chữa viêm phế quản bằng lá trầu không. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ điều trị tốt bệnh lý. Những bài tập thể dục bạn có thể thực hiện bao gồm: Đi bộ, chạy bộ, tập yoga, ngồi thiền.
Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không có khả năng khắc phục tốt bệnh lý và những triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và chắc chắn rằng bệnh tình có thể sớm được khắc phục, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc. Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra bệnh lý. Đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết. Nhất là đối với những bệnh nhân bị viêm phế quản nặng, viêm phế quản mãn tính.
Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó nếu có thắc mắc về vấn đề nào, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Xem thêm: Siêu âm đầu dò là gì? Phát hiện bệnh phụ khoa nào?