Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Siêu âm đầu dò là gì? Phát hiện bệnh phụ khoa nào?

Siêu âm đầu dò là một kỹ thuật siêu âm vùng chậu. Kỹ thuật này thường được bác sĩ Sản phụ khoa chỉ định để thăm khám tổng quát bộ phận sinh dục, chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở cổ tử cung, ống dẫn trứng, vòi trứng, buồng trứng… của phụ nữ. Kết quả siêu âm đầu dò có giá trị cao trong chẩn đoán, cung cấp những thông tin quan trọng giúp bác sĩ ra hướng điều trị các bệnh phụ khoa hoặc những vấn đề liên quan đến hệ sinh sản.

Tìm hiểu siêu âm đầu dò là gì? Phát hiện bệnh phụ khoa nào? Quy trình thực hiện và những điều cần lưu ý

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò (Transvaginal Ultrasonography) là một kỹ thuật siêu âm vùng chậu. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách dùng sóng siêu âm tần số cao tác động qua ngã âm đạo đối với nữ giới đã quan hệ tình dục, người lớn tuổi và những người đã có gia đình. Dựa vào các mục đích khác, những bệnh nhân chưa quan hệ tình dục hoặc bệnh nhi sẽ được siêu âm qua ngã trực tràng.

Kết quả siêu âm đầu dò cho phép bác sĩ chuyên khoa quan sát hình ảnh buồng trứng, tử cung, cổ tử cung và những bộ phận quan trọng khác của cơ quan sinh sản. Hình ảnh từ kỹ thuật này có độ phân giải cao giúp bác sĩ có thể tìm điểm bất thường, đồng thời chẩn đoán chính xác những vấn đề ở cơ quan sinh dục và bệnh lý phụ khoa.

Tùy thuộc vào mục đích chẩn đoán, bác sĩ Sản phụ khoa có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm đầu dò hậu môn. Cụ thể:

Để thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo đánh giá sức khỏe sinh sản và sinh lý của nữ giới, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một dụng cụ có đầu tròn nhỏ (kích thước dao động khoảng 2- 3 inch) để tiếp xúc trực tiếp với thành âm đạo. Từ đó thu về hình ảnh rõ nét từ bên trong để đánh giá tình trạng sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.

Siêu âm đầu dò phát hiện bệnh phụ khoa nào?

Khi nhận thấy có một hoặc nhiều bất thường diễn ra bên trong cơ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra bộ phận sinh dục. Ngoài ra kỹ thuật này có thể được chỉ định nếu muốn kiểm tra chi tiết vòi trứng, buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, đánh giá tình trạng rụng trứng, độ dày của niêm mạc từ cung và sự phát triển của trứng…

Đối với nữ giới, siêu âm đầu dò sẽ giúp phát hiện những bệnh lý sau:

Ung thư tử cung có thể được phát hiện và chẩn đoán chính xác mức độ nguy hiểm thông qua kết quả siêu âm siêu âm đầu dò

Đối với phụ nữ mang thai, hình ảnh từ phương pháp siêu âm đầu dò sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xác định được những vấn đề sau:

Khi nào nên siêu âm đầu dò?

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật chẩn đoán giúp đánh giá chính xác và chi tiết về những bất thường đang diễn ra ở cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng… Chính vì thế nếu nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng bất thường xuất hiện hoặc rơi vào một trong những trường hợp được liệt kê dưới đây, nữ giới cần đến bệnh viện và tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo.

Ngoài ra bạn cũng có thể tiến hành siêu âm phụ khoa trong trường hợp:

Siêu âm đầu dò khi bị đau vùng bụng dưới, đau vùng xương chậu nhiều lần trong ngày hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác

Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò

Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò gồm các bước cơ bản sau:

Những điều cần lưu ý khi thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo

Tùy thuộc vào lý do siêu âm và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bàng quang phải đầy (bàng quang đầy giúp làm rõ hình ảnh siêu âm của những bộ phận, cơ quan vùng chậu) hoặc bàng quang phải trống.

Bệnh nhân cần đi vệ sinh trước khi tiến hành siêu âm đầu dò nếu được yêu cầu làm trống bàng quang

Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò

Kỹ thuật siêu âm đầu dò tồn tại những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

Siêu âm đầu dò có đau không? Nguy hiểm không?

Việc đưa đầu dò vào sâu trong ống âm đạo thường không gây đau nhưng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu và áp lực. Tuy nhiên cảm giác khó chịu này thường không nhiều và không kéo dài. Thông thường ngay sau khi hoàn tất cảm giác khó chịu cũng sẽ biến mất.

Những bác sĩ thực hiện kỹ thuật siêu âm đầu dò thường có chuyên môn cao, lành nghề nên hầu hết các trường hợp siêu âm qua ngã âm đạo đều không phát sinh bất kỳ rủi ro sức khỏe nào.

Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ chuyên khoa sẽ di chuyển đầu dò quanh âm đạo khi siêu âm thai chứ không chạm vào cổ tử cung. Vì thế quá trình siêu âm sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời không làm phát sinh bất kỳ ảnh hưởng nào liên quan đến cổ tử cung và tử cung.

Siêu âm đầu dò thường không gây đau nhưng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy hơi khó chịu và áp lực

Hy vọng thông tin trong bài viết có thể hỗ trợ, giúp bạn hiểu hơn về vấn đề “Siêu âm đầu dò là gì? Phát hiện bệnh phụ khoa nào? Quy trình thực hiện và những điều cần lưu ý”. Nhìn chung kết quả thu được từ quá trình siêu âm đầu dò có thể giúp bạn chẩn đoán phát hiện sớm bệnh lý và những vấn đề bất thường. Từ đó giúp kịp thời thăm khám và điều trị, tránh phát sinh rủi ro và biến chứng không mong muốn. Vì thế, tốt nhất bạn nên khám sức khỏe và siêu âm định kỳ để đánh giá và kiểm soát tình trạng sức khỏe hiệu quả.

Bài viết liên quan:

  • Khám phụ khoa gồm những gì? Quy trình và lưu ý
  • Khám phụ khoa ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay 2020?
  • 10 bệnh phụ khoa nguy hiểm – Có thể gây vô sinh, ung thư

Xem thêm: 11+ Bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, chi phí thấp

Rate this post
Exit mobile version