Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tình trạng bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến, tỷ lệ người mắc phải lên đến 30%. Tuy không nguy hại trực tiếp đến sức khỏe nhưng về lâu dài, hội chứng bàn chân bẹt có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và cuộc sống. Điều trị bàn chân bẹt bằng vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi chức năng mà không cần can thiệp xâm lấn hay sử dụng thuốc, phòng tránh được nhiều nguy cơ.

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Tổng quan về hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là hiện tượng một người không có vòm bàn chân hoặc bàn chân có độ lõm nông. Tình trạng này theo thống kê có tới 30% dân số châu Á gặp phải. Thông thường, bàn chân bẹt sẽ xuất hiện ở cả hai bàn chân, tuy nhiên cũng có một số người chỉ bị ở một bên chân.

Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ em khi sinh ra đều đã có bàn chân bẹt. Cho đến khi em bé phát triển, giai đoạn 2 – 3 tuổi, lúc này vòm chân sẽ được hình thành cùng lúc khi hệ thống dây chằng trở nên chắc chắn hơn. Nhờ đó mà bàn chân chịu được trọng lượng của cơ thể, đi lại, chạy nhảy linh hoạt, thuận tiện.

Đối với người lớn, tình trạng bàn chân bẹt có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó có thể kể đến như: Dị tật bẩm sinh, rách hoặc viêm gân bàn chân, gãy xương chân, viêm khớp dạng thấp, bại não, ảnh hưởng của hệ thần kinh hoặc do di truyền. Ngoài ra, những người thừa cân, béo phì, tiểu đường, phụ nữ mang thai cũng dễ gặp phải vấn đề này.

Người lớn có thể kiểm tra bàn chân của trẻ em độ tuổi từ 2 – 3 tuổi để sớm can thiệp phục hồi chức năng bằng các cách sau:

Bàn chân bẹt tuy không ảnh hưởng ngay đến sức khỏe, nhưng về lâu dài cấu trúc xương dần biến dạng. Điều này có thể khiến bàn chân không còn cử động linh hoạt như bình thường. Không những thế, khớp gối, cột sống hoặc thần kinh cũng bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng đau khớp. Nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều bệnh lý, biến dạng nguy hiểm.

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Tình trạng bàn chân bẹt nếu được nhận diện sớm và điều trị có thể giúp người bệnh phòng tránh được nhiều rủi ro, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp khắc phục khiếm khuyết vòm bàn chân này. Trong đó có biện pháp vật lý trị liệu bàn chân bẹt.

Người bệnh không nhất thiết phải can thiệp xâm lấn hoặc sử dụng quá nhiều thuốc tân dược để điều trị. Thay vào đó, người mắc phải hội chứng này có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để phục hồi chức năng của xương khớp an toàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập, động tác đơn giản bạn có thể tham khảo thực hiện:

Bài tập 1: Co giãn gót chân: 

Bài tập 2: Nâng vòm chân:

Bài tập 3: Luyện cơ bắp chân:

Bài tập 4: Lăn chân với bóng:

Bài tập 5: Nâng vòm chân với bục:

Bài tập 6: Luyện tập ngón chân:

Bài tập 7: Lân chân với khăn:

Bài tập 8: Tăng cường cơ vòm bàn chân:

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt trên thực tế chỉ giúp người bệnh khắc phục được một vài vấn đề do hội chứng này gây ra. Chúng không đủ khả năng để điều trị dứt điểm hội chứng này. Vì thế, người mắc phải kết hợp điều trị với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả.

Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt

Nhiều người mắc hội chứng bàn chân bẹt đều nghĩ đây là tình trạng liên quan đến xương khớp. Chính vì thế phải can thiệp phẫu thuật để điều trị tận gốc. Tuy n
hiên, can thiệp xâm lấn có thể để lại nhiều nguy cơ, kèm theo đó chi phí cũng khá đắt đỏ. Phẫu thuật chỉ thực sự cần thiết khi tình trạng bàn chân bẹt ảnh hưởng đến xương khớp và sức khỏe nặng nề cho người bệnh.

Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một số dụng cụ nắn chỉnh như mang đế chỉnh hình cho bàn chân và kết hợp các bài tập vật lý trị liệu chữa bàn chân bẹt tại nhà. Trong quá trình thực hiện, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm động tác luyện tập phục hồi chức năng. Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và an toàn nhất, bạn nên kết hợp với thăm khám y khoa để được chẩn đoán tình trạng cụ thể hơn. Thông qua đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp chữa trị hiệu quả nhất, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí, phòng tránh được nhiều nguy cơ, biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

  • 6 trung tâm tập vật lý trị liệu chất lượng tại TP HCM
  • TOP 10 Bác sĩ vật lý trị liệu giỏi nhất nước ta 2020

Xem thêm: Tự làm bữa sáng hoàn hảo cho người bị Gout

Rate this post
Exit mobile version