Viêm khớp dạng thấp và gout đều là bệnh lý có xuất phát từ viêm khớp phổ biến. Cả hai căn bệnh đều có triệu chứng đau nhức tại khớp, biểu hiện không đặc trưng khó phân biệt. Do đó người bệnh cần nắm rõ cách phân biệt những bệnh lý này để có thể chủ động trong điều trị và kiểm soát bệnh từ sớm.
Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp và gout
Viêm khớp dạng thấp và gout là hai bệnh lý viêm khớp phổ biến ở độ tuổi trung niên. Triệu chứng đặc trưng là tình trạng viêm và đau nhức tại một hoặc nhiều khớp. Người bệnh thường dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này vì những tương đồng trong biểu hiện của bệnh lý ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên viêm khớp dạng thấp, gout đều xuất phát từ những nguyên nhân khác biệt với kế hoạch điều trị riêng.
Người bệnh nên nắm rõ các kiến thức quan trọng để phân biệt hai loại viêm khớp. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu, điều trị và phòng ngừa sớm giúp cải thiện các triệu chứng xấu hơn có thể xảy ra.
Bệnh gout
Gout là căn bệnh thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Gout thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa khi cơ thể mất cân bằng axit uric, từ đó hình thành nên các tinh thể urat lắng đọng tại khớp. Những đặc điểm của bệnh gout gồm có:
- Khớp bị sưng, đỏ và đau dữ dội
- Phổ biến xảy ra ở khớp ngón cái, khớp ngón tay, bàn chân, cổ tay…
- Đặc biệt là ở gốc ngón chân cái biến dạng
- Làm giảm phạm vi hoạt động của các khớp
- Các đợt viêm khớp đột ngột và rầm rộ.
Ở giai đoạn đầu, bệnh gout thường không gây ra nhiều ảnh hưởng. Mặc dù vậy, một số người cũng có thể bị gout ở mắt cá chân, các ngón chân, khuỷu tay hoặc cổ tay. Ngoài ra bệnh gout cũng không dẫn đến các triệu chứng tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
Trong mỗi đợt tái phát gout cấp thường kéo dài từ 3 – 5 ngày, nguyên nhân chủ yếu là do bổ sung quá nhiều chất đạm vào cơ thể. Trong trường hợp cơn đau do gout tiến triển biến chứng, bệnh nhân có thể đau nhức đến mức không thể khống chế được, thậm chí còn có thể tê liệt tại các vị trí sưng viêm.
Thực phẩm, đồ uống và một số loại thuốc được cho là nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh gout. Dựa trên cơ sở khoa học, nguyên nhân xuất phát gout là do purin cùng những hoạt chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Những loại thực phẩm nhiều purin như thịt và nội tạng, cá, động vật có vỏ và cả một số loại rau thường được hạn chế trong thực đơn dinh dưỡng của bệnh nhân gout.
Axit uric trong cơ thể có thể được thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể tích trữ quá nhiều axit uric có thể dẫn đến hình thành các tinh thể muối sắt nhọn gây đau đớn nghiêm trọng tại các khớp. Ở giai đoạn biến chứng, tinh thể muối lắng đọng thành cấu trúc chắc chắn ở khớp gây ra tình trạng biến dạng.
Bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một dạng của bệnh tự miễn, khi hệ miễn dịch tấn công ngược đến cấu trúc khớp. Người bệnh viêm khớp dạng thấp ban đầu cũng có những biểu hiện cơ bản như viêm, cứng, sưng và đau đớn. Tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi, chủ yếu người bệnh bị sưng nóng đỏ ở các khớp – đặc biệt là các khớp nhỏ như khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân.
Khi không điều trị sớm, viêm khớp dạng thấp có thể hình thành những tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những người thường bị viêm khớp dạng thấp là đối tượng người cao tuổi, bệnh do di truyền, người béo phì, tiểu đường, người thường xuyên làm việc căng thẳng, mệt mỏi…
Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp cũng gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như da, mắt, phổi và cả tim bởi vì đây là căn bệnh hệ thống. Bệnh lý này phổ biến hơn ở nữ giới, những biểu hiện đặc trưng bao gồm:
- Sốt, mệt mỏi
- Đau cơ nhẹ, trung bình hoặc nặng và thường gây cứng khớp
- Thường xảy ra ở những khớp đối xứng hai bên cơ thể
- Phổ biến hơn tại các khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay và bàn chân
- Khớp có thể bị đau, đỏ hoặc sưng
- Giảm cân mà không rõ lý do
Ở giai đoạn biến chứng, viêm khớp dạng thấp có thể gây loãng xương, gây tổn thương các khớp đến mức biến dạng, làm tăng nguy cơ bệnh tim và viêm bên trong mắt. Bệnh bùng phát thành từng đợt, đặc biệt phổ biến trong điều kiện thời tiết giao mùa. Triệu chứng của bệnh tiến triển từ từ và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng, dính và cứng khớp.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh cụ thể nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Mặc dù vậy, cấu trúc di truyền và một số tác động của môi trường như nhiễm virus, viêm khớp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout
Gout và viêm khớp đều có những biểu hiện ban đầu là các cơn đau tại khớp. Điều này khiến đa phần người bệnh có sự nhầm lẫn trong phân biệt giai đoạn đầu. Để phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout, bạn có thể phân biệt qua các đặc điểm sau đây:
Vị trí khớp bị ảnh hưởng
Viêm khớp dạng thấp và gout đều là bệnh gây tổn thương tại khớp. Tuy nhiên đối với bệnh gout , triệu chứng sưng đau chủ yếu xảy ra ở khớp ngón chân, phổ biến nhất là ngón cái. Những vị trí kém phổ biến hơn là mắt cá chân, giữa bàn chân, đầu gối và khuỷu tay.
Ngược lại vị trí bị viêm khớp dạng thấp thường gặp ở các khớp đối xương như khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân… Ban đầu bệnh có khuynh hướng phát triển tại các vùng ngón tay trước tiên.
Đặc điểm cơn đau tại khớp
Đau khớp là triệu chứng đặc trưng của cả hai bệnh lý viê
m khớp dạng thấp và bệnh gout nói chung. Các khớp bị sưng đỏ thường phổ biến ở bệnh gout hơn so với bệnh viêm khớp dạng thấp. Thông thường những bệnh nhân bị gout sẽ trải qua cơn đau dữ dội, gây khó khăn khi đi lại. Mỗi đợt đau thường diễn ra nhanh và có thể đạt đỉnh điểm trong 24 giờ. Ngoài ra cảm giác đau ở bệnh gout thường kèm theo tình trạng nóng rát ngoài da, cơn đau nghiêm trọng tới mức gió quạt thổi qua cũng thấy đau không chịu nổi.
Mặc dù viêm khớp dạng thấp cũng gây ra những cơn đau không kém phần dữ dội, nhưng đa phần cơn đau chỉ xảy ra bên trong khớp và diễn biến cơn đau thường diễn ra từ từ. Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp dạng thấp, thậm chí các cơn đau không có biểu hiện rõ rệt mà chỉ là cảm giác mỏi khớp, nhức khớp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cơn đau do viêm khớp dạng thấp sẽ kéo dài không có điểm dừng cho đến khi người bệnh được điều trị. Trong khi đau do bệnh gout gây ra có thể kéo dài 2 tuần hoặc ít hơn ngay cả khi không được điều trị.
Phương pháp điều trị Gout và viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân bắt nguồn bệnh khác nhau, vì thế viêm khớp dạng thấp và gout được điều trị bằng những phương pháp riêng biệt. Do viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, trong khi gout là bệnh phát sinh từ rối loạn chuyển hóa nên việc điều trị nhầm lẫn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Phương pháp điều trị đối với từng bệnh lý bao gồm:
Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mãn tính, vì thế nên bệnh không thể điều trị dứt điểm được. Mục đích điều trị nhằm để kiểm soát tình trạng viêm khớp và giảm thiệt hại từ các triệu chứng. Người bệnh được kê đơn thuốc để ngăn ngừa thoái hóa khớp và giảm các tổn thương ở khớp xảy ra. Đối với từng bệnh nhân, tùy thuộc mức độ và độ tuổi để đưa ra kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp.
Một số biện pháp được áp dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Điều hòa hoạt động của hệ thống miễn dịch bằng các loại thuốc sinh học.
- Dùng thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm (DMARDs).
- Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, ưu tiên nhóm thực phẩm chống viêm.
- Duy trì cân nặng, xây dựng chế độ luyện tập phù hợp góp phần làm chậm ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp.
Điều trị bệnh gout
- Mục tiêu điều trị nhằm làm giảm lượng axit uric trong máu, từ đó có thể để ngăn ngừa các đợt tái phát cấp tính và phòng tránh các biến chứng chung xảy ra.
- Sử dụng các loại thuốc như Allopurinol và Probenecid, thuốc có tác dụng ngăn ngừa sản xuất axit uric hoặc tăng khả năng bài tiết axit uric, từ đó bảo vệ khớp khỏi sự lắng đọng tinh thể.
- Nhóm chống viêm không Steroid (NSAID) được chỉ định kết hợp để phòng tái phát viêm khớp.
- Kết hợp điều trị y tế và song song đó hạn chế những loại thực phẩm, đồ uống có thể dẫn đến bệnh gout.
- Bổ sung nước đầy đủ và tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng kiểm soát hoặc đào thải axit uric.
Khả năng viêm khớp dạng thấp và gout xảy ra cùng lúc?
Các chuyên gia xương khớp đã nhận định viêm khớp dạng thấp và gout đều là những căn bệnh có thể phát triển cùng lúc trên cùng một người. Nếu tình trạng này xảy ra, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm, đau đớn và sưng ở các khớp nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân nên cảnh giác trước nguy cơ bệnh gout khi đang điều trị viêm khớp dạng thấp nhưng không có hiệu quả.
Một tỷ lệ nhất định bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có thể phát triển các triệu chứng bệnh gout. Phần lớn đối tượng này là phụ nữ tuổi trung niên, do nhóm đối tượng này có chỉ số axit uric huyết thanh cao khi cơ địa sẵn bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu sự tăng axit uric diễn ra đột ngột trong máu kéo dài có thể dẫn đến bệnh gout. Ngược lại người bệnh có tiền sử bị gout sẽ ít có nguy cơ viêm khớp dạng thấp hơn, tuy nhiên điều này vẫn có thể xảy ra.
Để phòng tránh tình trạng mắc cả hai bệnh cùng lúc, bệnh nhân cần cấy dựng chế độ dinh dưỡng khoa học. Kết hợp vận động điều độ và tránh để xảy ra tình trạng căng thẳng, quá sức. Ngoài ra thăm khám tổng quá định kỳ nếu như bạn mắc phải một trong hai bệnh lý trên để được theo dõi và hỗ trợ sớm nhất.
Viêm khớp dạng thấp và gout đều là những bệnh lý xương khớp gây đau, sưng khớp, biến chứng phức tạp mà người bệnh không nên chủ quan xem nhẹ. Cả hai đều có xu hướng tiến triển mãn tính, ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế nên người bệnh nên đến bệnh viện để được
chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Bài viết đã chia sẻ cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout. Các triệu chứng từ cả hai bệnh lý có thể kiểm soát tốt khi người bệnh chủ động điều trị sớm và thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Để được hỗ trợ điều trị đúng hướng, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ cụ thể về những triệu chứng mình đang gặp phải.
Bài viết liên quan: Các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến
Xem thêm: Bệnh nhân tiểu đường ăn hoa quả gì là tốt cho sức khỏe?