Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Chảy máu cam ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất

Chảy máu cam ở trẻ theo chuyên gia là hiện tượng thường gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này có gây nguy hiểm hay không và nên xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ? Cha mẹ hãy theo dõi ngay bài chia sẻ dưới đây để có thể xử lý kịp thời tại nhà nếu con bị chảy máu cam.

Chảy máu cam ở trẻ là bệnh gì?

Chảy máu cam ở trẻ em (chảy máu mũi) là hiện tượng xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ gây xuất huyết. Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Và theo một số nghiên cứu cho thấy, hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện vào ban ngày hơn là ban đêm.

Chảy máu cam ở trẻ là hiện tượng thường gặp

Dựa vào tình trạng chảy máu có thể phân thành 2 dạng chính như sau:

Hiện tượng này chiếm đến 90% các trường hợp chảy máu cam nói chung. Vị trí chảy máu thường xuất phát ở khu vực phía trước của mũi, ở phần dưới vách ngăn của mũi. Nguyên nhân do mạch máu ở khu vực này rất dễ vỡ khi hỉ mũi hay va chạm cục bộ như ngoáy mũi, té ngã,…

Chảy máu mũi trước còn rất dễ gặp ở những trẻ sống tại những vùng khô lạnh hoặc ở trong môi trường máy lạnh thường xuyên. Khi đó, niêm mạc mũi trẻ bị khô, dễ bong tróc, nứt nẻ và dễ bị chảy máu.

Loại chảy máu cam này thường chảy ở một bên, chủ yếu chảy ra phía trước. Nếu máu chảy xuống họng thì số lượng cũng rất ít. Cách điều trị trường hợp này rất đơn giản, có thể áp dụng các phương pháp sơ cứu thông thường. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu này rất dễ tái phát lại nhiều lần.  

Đây là trường hợp chảy máu cam ở trẻ ít gặp hơn, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số các trường hợp. Nguyên nhân chảy máu thường liên quan đến những mạch máu cao hơn và sâu hơn của mũi.

Chảy máu mũi loại này thường là chảy hai bên mũi và máu chủ yếu chảy ra phía sau và xuống họng. Theo nghiên cứu tổng quan, chảy máu mũi sau thường gặp ở những người cao tuổi hoặc khi bị chấn thương vùng mặt.

Tuy trẻ nhỏ ít gặp nhưng chảy máu mũi sau lại nguy hiểm hơn chảy máu mũi trước rất nhiều. Thông thường trẻ cần phải được cấp cứu hoặc can thiệp y tế.

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy máu cam như:

Chấn thương, va đập là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Chảy máu cam ở trẻ có nguy hiểm không?

Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ nếu tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe như:

Như vậy chảy máu cam ở trẻ có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm. Cha mẹ không nên chủ quan mà cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách xử lý chảy máu cam ở trẻ tại nhà

Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp phải ở trẻ, do đó cha mẹ cần trang bị kiến thức để có thể xử lý tình trạng này kịp thời khi ở nhà.

Cách cầm máu cam cho trẻ 

Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ không nên hoảng hốt mà cần bình tĩnh thực hiện các bước xử lý sau:

Bước 1: Xác định bên mũi bị chảy máu

Thông thường máu chỉ chảy ra từ một bên lỗ mũi, nhưng trẻ có phản ứng dụi nên máu loang ra rất khó phân biệt chảy từ bên nào. Lúc này cha mẹ cần lau mũi sạch cho bé, sau đó để bé cúi đầu xuống cho máu chảy ra và xác định được chính xác bên mũi chảy máu cam.

Bước 2: Thực hiện cầm máu cho trẻ

Cha mẹ lấy ngón tay trỏ đè lên cánh mũi trẻ sao cho chạm vào vách ngăn. Để bé hơi ngửa đầu lên một chút rồi giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút thì máu sẽ ngừng chảy. 

Lưu ý: Chỉ nên để đầu trẻ hơi ngửa ra sau một chút, nếu ngửa quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng máu chảy ngược vào hốc mũi hoặc bao tử rất nguy hiểm.

Cha mẹ cần cầm máu cho trẻ nhanh chóng tránh gây hiện tượng mất máu

Bước 3: Chăm sóc khi trẻ bị chảy máu cam

Chú ý: Không được để bé nuốt máu chảy vào bụng vì có thể dẫn đến hiện tượng nôn mửa, đau bụng và khó chịu.

Biện pháp ngăn ngừa máu cam chảy lại

Trong một số trường hợp, chảy máu cam ở trẻ có thể tái phát lại sau khi đã được cầm máu. Nếu khối lượng máu chảy một lúc quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất máu ở trẻ. Chính vì vậy, sau khi cầm máu cho bé, cha mẹ cần thực hiện:

Nếu tình trạng chảy máu cam ở trẻ xuất hiện trở lại có thể áp dụng một số cách xử lý sau và có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám:

Chú ý: Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Xem thêm

Đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhanh

Khi nào trẻ cần đi khám bác sĩ

Chảy máu cam ở trẻ rất thường gặp, tuy nhiên trong các trường hợp sau cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có giải pháp điều trị kịp thời:

Khi tình trạng chảy máu kéo dài không ngừng cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị

Biện pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Cha mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ chảy máu cam ở trẻ bằng cách:

Chảy máu cam ở trẻ có thể biến chứng gây nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Do đó, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con trẻ.

Xem thêm: Nội soi dạ dày cho trẻ em: Nên hay không? Cần lưu ý những gì?

Rate this post
Exit mobile version