Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là phương pháp hữu hiệu được ông cha ta sử dụng từ xưa đến nay. Ưu điểm của lá lốt có tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ và mang lại hiệu quả lớn. Để biết được cách điều trị và sử dụng, người bệnh nên tham khảo bài viết sau.
Thành phần và tác dụng của lá lốt
Lá lốt có mùi thơm, vị hơi the the, tính ấm và có thành phần chủ yếu bao gồm tinh dầu, piperine và piperonyl. Các hợp chất này có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tế bào tự do, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, viêm nhiễm, bệnh liên quan đến hệ xương khớp,….
Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân xương khớp, đặc biệt là người bệnh thoát vị đĩa đệm đã sử dụng lá lốt như một phương thuốc để giúp quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ hơn. Ngoài công dụng là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon bổ dưỡng, lá lốt còn có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cụ thể:
- Giúp tăng tuần hoàn máu cho cơ thể.
- Kháng sinh, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
- Điều trị vùng tổn thương tế bào do bị viêm, loét cấp độ nhẹ.
- Giảm đau hiệu quả các bệnh về phong thấp, thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp giai đoạn sớm.
- Giảm thiểu các triệu chứng đau cột sống do thoái hóa, thoát vị, gai cột sống,… cấp độ nhẹ.
- Hỗ trợ chữa trị các chứng tê nhức chân, tay.
- Hạn chế tình trạng đầy bụng, buồn nôn.
6 Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Người bệnh có thể chế biến món ăn với lá lốt hoặc sử dụng trực tiếp bằng cách đắp hoặc sắc thuốc uống. Dưới đây là một vài bài thuốc được nhiều bệnh nhân tin dùng:
1. Lá lốt kết hợp cây xấu hổ, đinh lăng
Lá lốt kết hợp lá cây xấu hổ, cây đinh lăng giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau rất hiệu quả. Cách làm như sau:
- Lá lốt, cây xấu hổ, đinh lăng mỗi loại 30 gam đem rửa sạch.
- Cắt nhỏ hỗn hợp 3 loại nguyên liệu rồi phơi khô.
- Đem đun sôi với 2 lít nước trong vòng 20 phút.
- Chia phần nước uống nhiều lần trong ngày. Duy trì sử dụng đều đặn từ 10 – 15 ngày để mang lại hiệu quả cao.
2. Chế biến các món ăn từ lá lốt
Lá lốt có thể sử dụng để ăn sống hoặc kết hợp chế biến cùng một số loại nguyên liệu khác. Ngoài việc dùng lá lốt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thông qua các bài thuốc sắc hoặc đắp trực tiếp lên da thì bệnh nhân cũng có thể chế biến thành các món ăn.
Nhiều bệnh nhân chọn cách chiên, xào thịt bò chung với lá lốt dùng trong các bữa cơm hằng ngày. Cách làm tương đối đơn giản như sau:
- Ướp thịt với đầy đủ gia vị.
- Lá lốt đem rửa sạch, để ráo nước.
- Phi thơm tỏi, đổ thịt vào xào chín tái.
- Đổ lá lốt vào đảo đều, nêm nếm chút gia vị cho vừa ăn.
- Đổ ra đĩa, dùng ăn kèm với cơm, nên ăn khi còn nóng.
- Ngoài ra có thể cuốn thịt trong lá lốt để nướng hoặc chiên.
3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, ý dĩ, đỗ trọng, cỏ xước
Các loại cây này đều là các loại thảo dược nổi tiếng có công dụng chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng theo các bước sau:
- Chuẩn bị 20 gam lá lốt, 20 gam lá ý dĩ, 20 gam cây đỗ trọng cùng 300 rễ cây cỏ xước.
- Đem hỗn hợp trên đun sôi với 2 lít nước trong 20 phút.
- Chia phần nước làm 3 phần để dùng sáng, trưa, chiều và nên uống khi còn ấm. Người bệnh kiên trì sử dụng thường xuyên để thấy các triệu chứng giảm đi rõ rệt.
4. Lá lốt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm kết hợp sữa tươi
Sự kết hợp giữa lá lốt và sữa bò mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp. Bởi trong đó có nhiều vitamin A, B, D, Canxi,… có tác dụng giảm viêm, làm xương chắc khỏe, hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm rất tốt. Cách điều chế bài thuốc như sau:
- Rửa sạch 200gr lá lốt rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước.
- Hòa chung phần nước với 500ml sữa bò tiệt trùng.
- Người bệnh uống hết trong vòng 1 ngày và nên sử dụng còn đang ấm, hạn chế uống khi đã nguội.
5. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt kết hợp cây chó đẻ, ngải cứu
Bài thuốc kết hợp giữa 3 vị thảo dược này được sử dụng để bôi lên vùng da bị tổn thương. Cách thực hiện như dưới đây:
- Lá lốt, chó đẻ, ngải cứu mỗi loại 100 gam đem rửa sạch.
- Đem hỗn hợp trên rang nóng cho đến khi lá héo lại.
- Gói hỗn hợp trong khăn, chườm ấm lên vùng bị đau 20 phút.
- Làm như vậy 1 ngày 2 – 3 lần.
6. Lá lốt kết hợp muối hạt
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị lá lốt sạch và muối hạt.
- Rang nóng hỗn hợp cho đến khi lá héo và tiết tinh dầu.
- Đem hỗn hợp này cuộn trong khăn, chườm lên chỗ bị đau nhức.
- Duy trì áp dụng mỗi ngày 3 lần để tăng hiệu quả.
Một số lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt
Lá lốt giúp chữa trị các triệu chứng đau nhức do thoái hóa, thoát vị ở mức độ nhẹ, không có tác dụng như một loại thuốc chính để trị dứt điểm bệnh. Người bệnh nên kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác như vật lý trị liệu, uống thuốc, châm cứu, bấm huyệt,…. để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
⇒ Hướng Dẫn Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Cây Xương Rồng Kết Hợp Lá Lốt Cực Hiệu Nghiệm
Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt không dùng lá lốt điều trị thoát vị đĩa đệm, cụ thể:
- Người bị dị ứng với các thành phần của lá lốt: Một số người không thể hấp thụ được lá lốt cả đường ăn và tiếp xúc như hơ nóng, chườm lá lốt. Lúc này người bệnh sẽ bị các triệu chứng dị ứng rất khó chịu như nổi ngứa, sưng tấy da, nổi phù nề, ngứa ngáy, tức ngực,….
- Người có tiền sử bị viêm, loét dạ dày: Các thành phần trong lá lốt sẽ làm các bệnh viêm loét của người bệnh trở nặng hơn.
- Người bệnh đang bị nhiệt miệng, nóng trong người: Thành phần trong lá lốt sẽ làm tình trạng bệnh này trở nên nặng hơn.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt. Người bệnh chỉ nên sử dụng lá lốt như một liều thuốc giảm đau tự nhiên. Mong chúc những người đang chiến đấu với căn bệnh này đều nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Xem thêm: Cây hoàn ngọc hỗ trợ điều trị ung thư