Tìm hiểu chung
Đau cơ xương khớp là gì?
Đau cơ xương khớp là tình trạng đau ở cơ, xương, dây chằng, gân và dây thần kinh. Cơn đau có thể là cấp tính (khởi phát nhanh với các triệu chứng nghiêm trọng) hoặc mạn tính (kéo dài hơn 3 – 6 tháng). Đau cơ xương khớp có thể khu trú ở một khu vực của cơ thể (như lưng) hoặc lan rộng (như trong bệnh đau cơ xơ hóa), mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cơ xương khớp là gì?
Dấu hiệu đầu tiên chính là cơn đau nhưng mức độ đau có thể thay đổi tùy theo bộ phận khởi phát.
- Đau xương: Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc đau nhói sâu và thường khó chịu hơn đau cơ hay đau gân.
- Đau cơ: Cơn đau có thể dữ dội và kéo dài nếu bị co thắt cơ bắp (chuột rút). Cơ giật vặn xoắn hoặc hầu như luôn trong tình trạng căng cứng không thư giãn.
- Đau gân: Cơn đau sau khi chấn thương gân có thể đột ngột và rất nhói, thường trở nặng hơn khi di chuyển hoặc kéo căng vùng gân bị ảnh hưởng và sẽ cải thiện khi nghỉ ngơi.
- Đau khớp: Cơn đau không dữ dội bằng cảm giác nhức, có thể đi kèm với việc khó vận động (cứng khớp) và bị sưng vùng khớp ảnh hưởng.
- Đau cơ xơ hóa: Người bệnh sẽ bị đau ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể.
- Đau do chèn ép dây thần kinh: Người bệnh có thể có cảm giác tê bì, ngứa ran.
Các triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau có thể bao gồm:
- Cảm giác cứng, không thoải mái vận động
- Sưng, đỏ, cảm giác nóng từ bên trong
- Có âm thanh trong khớp khi di chuyển
- Yếu sức
- Mệt mỏi
- Khó ngủ
- Bầm tím
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh là gì?
Bất cứ ai cũng có thể bị đau cơ xương khớp và nguyên nhân của bệnh rất đa dạng. Thông thường là do chấn thương xương, khớp, cơ, gân, dây chằng hoặc dây thần kinh do các động tác giật, tai nạn xe hơi, ngã, gãy xương, bong gân, trật khớp hay lực va đập trực tiếp vào cơ bắp. Các tình huống này dễ gây ra bệnh cơ xương khớp, từ đó gây đau.
Đau cơ xương khớp cũng có thể là hệ quả của việc lao lực, lạm dụng sức bền cơ thể quá mức – tình trạng ảnh hưởng đến 33% người lớn. Đau lưng dưới do lao lực trong công việc là chẩn đoán phổ biến nhất ở xã hội phương Tây. Ngoài ra, thay đổi tư thế không đúng cách hoặc cơ thể không vận động trong thời gian kéo dài cũng có thể gây đau cơ xương khớp.
Tìm hiểu chung
Đau cơ xương khớp là gì?
Đau cơ xương khớp là tình trạng đau ở cơ, xương, dây chằng, gân và dây thần kinh. Cơn đau có thể là cấp tính (khởi phát nhanh với các triệu chứng nghiêm trọng) hoặc mạn tính (kéo dài hơn 3 – 6 tháng). Đau cơ xương khớp có thể khu trú ở một khu vực của cơ thể (như lưng) hoặc lan rộng (như trong bệnh đau cơ xơ hóa), mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng và can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cơ xương khớp là gì?
Dấu hiệu đầu tiên chính là cơn đau nhưng mức độ đau có thể thay đổi tùy theo bộ phận khởi phát.
- Đau xương: Cơn đau diễn ra âm ỉ hoặc đau nhói sâu và thường khó chịu hơn đau cơ hay đau gân.
- Đau cơ: Cơn đau có thể dữ dội và kéo dài nếu bị co thắt cơ bắp (chuột rút). Cơ giật vặn xoắn hoặc hầu như luôn trong tình trạng căng cứng không thư giãn.
- Đau gân: Cơn đau sau khi chấn thương gân có thể đột ngột và rất nhói, thường trở nặng hơn khi di chuyển hoặc kéo căng vùng gân bị ảnh hưởng và sẽ cải thiện khi nghỉ ngơi.
- Đau khớp: Cơn đau không dữ dội bằng cảm giác nhức, có thể đi kèm với việc khó vận động (cứng khớp) và bị sưng vùng khớp ảnh hưởng.
- Đau cơ xơ hóa: Người bệnh sẽ bị đau ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể.
- Đau do chèn ép dây thần kinh: Người bệnh có thể có cảm giác tê bì, ngứa ran.
Các triệu chứng khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau có thể bao gồm:
- Cảm giác cứng, không thoải mái vận động
- Sưng, đỏ, cảm giác nóng từ bên trong
- Có âm thanh trong khớp khi di chuyển
- Yếu sức
- Mệt mỏi
- Khó ngủ
- Bầm tím
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh là gì?
Bất cứ ai cũng có thể bị đau cơ xương khớp và nguyên nhân của bệnh rất đa dạng. Thông thường là do chấn thương xương, khớp, cơ, gân, dây chằng hoặc dây thần kinh do các động tác giật, tai nạn xe hơi, ngã, gãy xương, bong gân, trật khớp hay lực va đập trực tiếp vào cơ bắp. Các tình huống này dễ gây ra bệnh cơ xương khớp, từ đó gây đau.
Đau cơ xương khớp cũng có thể là hệ quả của việc lao lực, lạm dụng sức bền cơ thể quá mức – tình trạng ảnh hưởng đến 33% người lớn. Đau lưng dưới do lao lực trong công việc là chẩn đoán phổ biến nhất ở xã hội phương Tây. Ngoài ra, thay đổi tư thế không đúng cách hoặc cơ thể không vận động trong thời gian kéo dài cũng có thể gây đau cơ xương khớp.
Trong một số trường hợp, mặc dù cơn đau có thể khiến người bệnh cảm thấy như bắt nguồn từ hệ thống cơ xương nhưng thực ra lại đến từ hệ thống cơ quan khác. Chẳng hạn như một cơn đau tim cũng có thể gây ra cơn đau lan xuống cánh tay. Đây được gọi là đau quy chiếu (referred pa
in) và nguồn gốc chính xác của nó có thể từ:
- Tim
- Phổi
- Thận
- Túi mật
- Lá lách
- Tuyến tụy
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh?
Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc không cải thiện trong vài tuần, hãy đến bệnh viện hay phòng khám cơ xương khớp để được kiểm tra. Vì đau cơ xương khớp có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, trước tiên bác sĩ cần nắm tiền sử bệnh chi tiết và các triệu chứng của người bệnh, chẳng hạn như:
- Cơn đau bắt đầu khi nào?
- Trước thời điểm phát đau, người bệnh đang làm gì (ví dụ: tập thể dục hoặc chơi thể thao)?
- Miêu tả cảm giác đau: đau nhói, châm chích, tê bì, âm ỉ…?
- Cơn đau bộc phát ở vị trí nào trên cơ thể?
- Người bệnh còn có những triệu chứng nào khác không (khó ngủ, mệt mỏi…)?
- Người bệnh cảm thấy đỡ đau hay đau nặng hơn khi làm gì?
Bác sĩ có thể khám lâm sàng bằng cách nhấn hoặc dịch chuyển vùng bị đau để tìm vị trí chính xác nơi cơn đau khởi phát. Bên cạnh đó, có một số xét nghiệm cũng có thể giúp xác định nguyên nhân cơn đau là:
- Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu viêm (nếu mắc viêm khớp)
- Chụp X-quang hoặc CT để kiểm tra xương
- Chụp MRI để kiểm tra các mô mềm như cơ, dây chằng và gân
- Xét nghiệm dịch khớp để tìm nhiễm trùng hoặc tinh thể gây bệnh gout
Những phương pháp điều trị bệnh
Người bị đau cơ xương khớp thường sẽ được điều trị bởi 1 bác sĩ chăm sóc chính. Chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ chuyên ngành nắn xương, chuyên gia chỉnh hình và các chuyên gia khác cũng có thể tham gia điều trị trong một số trường hợp.
Trong một số trường hợp, mặc dù cơn đau có thể khiến người bệnh cảm thấy như bắt nguồn từ hệ thống cơ xương nhưng thực ra lại đến từ hệ thống cơ quan khác. Chẳng hạn như một cơn đau tim cũng có thể gây ra cơn đau lan xuống cánh tay. Đây được gọi là đau quy chiếu (referred pa
in) và nguồn gốc chính xác của nó có thể từ:
- Tim
- Phổi
- Thận
- Túi mật
- Lá lách
- Tuyến tụy
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh?
Nếu cơn đau nghiêm trọng hoặc không cải thiện trong vài tuần, hãy đến bệnh viện hay phòng khám cơ xương khớp để được kiểm tra. Vì đau cơ xương khớp có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, trước tiên bác sĩ cần nắm tiền sử bệnh chi tiết và các triệu chứng của người bệnh, chẳng hạn như:
- Cơn đau bắt đầu khi nào?
- Trước thời điểm phát đau, người bệnh đang làm gì (ví dụ: tập thể dục hoặc chơi thể thao)?
- Miêu tả cảm giác đau: đau nhói, châm chích, tê bì, âm ỉ…?
- Cơn đau bộc phát ở vị trí nào trên cơ thể?
- Người bệnh còn có những triệu chứng nào khác không (khó ngủ, mệt mỏi…)?
- Người bệnh cảm thấy đỡ đau hay đau nặng hơn khi làm gì?
Bác sĩ có thể khám lâm sàng bằng cách nhấn hoặc dịch chuyển vùng bị đau để tìm vị trí chính xác nơi cơn đau khởi phát. Bên cạnh đó, có một số xét nghiệm cũng có thể giúp xác định nguyên nhân cơn đau là:
- Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu viêm (nếu mắc viêm khớp)
- Chụp X-quang hoặc CT để kiểm tra xương
- Chụp MRI để kiểm tra các mô mềm như cơ, dây chằng và gân
- Xét nghiệm dịch khớp để tìm nhiễm trùng hoặc tinh thể gây bệnh gout
Những phương pháp điều trị bệnh
Người bị đau cơ xương khớp thường sẽ được điều trị bởi 1 bác sĩ chăm sóc chính. Chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ chuyên ngành nắn xương, chuyên gia chỉnh hình và các chuyên gia khác cũng có thể tham gia điều trị trong một số trường hợp.
Phương pháp điều trị thường được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây đau, chẳng hạn như:
- Thuốc. Người bệnh có thể được sử dụng paracetamol (acetaminophen), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen. Người bệnh cũng có thể được tiêm corticosteroid hay opioids (chỉ trong trường hợp đau nặng hơn do thuốc có nguy cơ gây nghiện và có tác dụng phụ).
- Trị liệu bằng tay. Massage trị liệu, thao tác chỉnh hình – nắn xương, vật lý trị liệu là những sự lựa chọn khác dành cho người bị đau cơ xương khớp.
- Liệu pháp điều trị thay thế. Người bệnh có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, bổ sung các viên uống thảo dược, vitamin và khoáng chất.
- Phẫu thuật. Phẫu thuật là lựa chọn cuối nếu cơn đau không cải thiện khi áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn. Người bệnh có thể sẽ cần thay khớp, phẫu thuật ghép, sửa chữa mô mềm và sụn, nội soi khớp.
Thay đổi lối sống
Người đau cơ xương khớp cần thay đổi lối sống như thế nào?
Đối với chấn thương hoặc các vấn đề liên quan đến việc lạm dụng sức khỏe cơ xương khớp, bác sĩ có thể khuyên người bệnh giảm khối lượng công việc, nghỉ ngơi phần cơ thể bị ảnh hưởng cho đến khi cơn đau giảm dần và có thể vận động bình thường. Nếu bị viêm khớp hoặc đau cơ khác, người bệnh có thể cần thực hiện một số bài tập giãn cơ với sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu.
Chườm đá và chườm nóng đều là những sự lựa chọn tốt để giảm đau. Chườm đá làm giảm sưng và đau ngay sau khi gặp ch
ấn thương. Chườm nóng làm giảm độ cứng của vùng bị ảnh hưởng sau khi chấn thương vài ngày.
Ngoài ra, việc trò chuyện với người khác về các cơn đau cũng là một cách “lạ” nhưng không mới. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) có thể giúp người bệnh kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Phương pháp điều trị thường được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây đau, chẳng hạn như:
- Thuốc. Người bệnh có thể được sử dụng paracetamol (acetaminophen), thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen. Người bệnh cũng có thể được tiêm corticosteroid hay opioids (chỉ trong trường hợp đau nặng hơn do thuốc có nguy cơ gây nghiện và có tác dụng phụ).
- Trị liệu bằng tay. Massage trị liệu, thao tác chỉnh hình – nắn xương, vật lý trị liệu là những sự lựa chọn khác dành cho người bị đau cơ xương khớp.
- Liệu pháp điều trị thay thế. Người bệnh có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, bổ sung các viên uống thảo dược, vitamin và khoáng chất.
- Phẫu thuật. Phẫu thuật là lựa chọn cuối nếu cơn đau không cải thiện khi áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn. Người bệnh có thể sẽ cần thay khớp, phẫu thuật ghép, sửa chữa mô mềm và sụn, nội soi khớp.
Thay đổi lối sống
Người đau cơ xương khớp cần thay đổi lối sống như thế nào?
Đối với chấn thương hoặc các vấn đề liên quan đến việc lạm dụng sức khỏe cơ xương khớp, bác sĩ có thể khuyên người bệnh giảm khối lượng công việc, nghỉ ngơi phần cơ thể bị ảnh hưởng cho đến khi cơn đau giảm dần và có thể vận động bình thường. Nếu bị viêm khớp hoặc đau cơ khác, người bệnh có thể cần thực hiện một số bài tập giãn cơ với sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu.
Chườm đá và chườm nóng đều là những sự lựa chọn tốt để giảm đau. Chườm đá làm giảm sưng và đau ngay sau khi gặp ch
ấn thương. Chườm nóng làm giảm độ cứng của vùng bị ảnh hưởng sau khi chấn thương vài ngày.
Ngoài ra, việc trò chuyện với người khác về các cơn đau cũng là một cách “lạ” nhưng không mới. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) có thể giúp người bệnh kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Triệu chứng mới của COVID-19: Ho ra máu