Đau dạ dày đi ngoài lỏng (tiêu chảy) không? Thực ra đây là hiện tượng gây khó chịu ở người bệnh và đây cũng là triệu chứng thường gặp nhưng vẫn tùy thuộc vào thể bệnh, mức độ nặng nhẹ của từng người khác nhau. Tham khảo ngay bài viết để biết thêm nguyên nhân, cách nhận biết và hướng chữa trị đúng, hiệu quả!
Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, nguyên nhân là gì?
Đau dạ dày vốn là bệnh lý về đường tiêu hóa dễ gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm và tổn thương.
Chúng khiến cho người bệnh đau bụng nhiều ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, khó tiêu, trướng bụng, chán ăn… và đi kèm thêm triệu chứng đi ngoài (táo bón, tiêu chảy)… Vậy nên người bệnh đau dạ dày đi ngoài lỏng với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Theo như nhận định của các chuyên gia thì đau dạ dày kèm theo tiêu chảy là do dạ dày bị tổn thương, chức năng đã bị ảnh hưởng và có phần bị suy giảm.
Vì vậy mà, việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên khó khăn hơn, không thể tiêu hóa hết được gây hiện tượng còn thức ăn thừa đẩy xuống tá tràng, đại tràng vì thức ăn chỉ ở trong dạ dày từ 3 – 4 giờ sẽ được chuyển xuống dưới để đào thải ra ngoài.
Lúc này tá tràng và trực tràng cũng bị tạo sức ép, không thể hấp thu được hết khoáng chất, nước từ lượng thức ăn đó. Vậy nên, chất cặn đó còn chất lỏng và đào thải ra ngoài không thành khuôn, lỏng, nát…
Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày đi ngoài lỏng
Thực tế, người bệnh hay nhầm lẫn giữa việc đi ngoài lỏng do bệnh đau dạ dày với rối loạn đại tiện. Vì vậy người bệnh cũng cần xác định rõ và phân biệt được đúng thể bệnh của bệnh để điều trị được hiệu quả hơn.
Dưới đây là cách nhận biết người bệnh bị đi ngoài do đau dạ dày:
- Tần suất: Đối với người mắc bệnh ở mức độ nhẹ thì có thể dao động từ 1 – 2 lần/ ngày. Còn nặng hơn thì có thể là 3 – 5 lần, kéo dài sẽ rất nguy hiểm.
- Vị trí đau bụng: Tập trung đau nhiều ở vùng thượng vị (dưới phần ức và trên rốn).
- Thời điểm: Cơn đau có thể sẽ xuất hiện khoảng 60 phút sau khi ăn, nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo, thực phẩm chứa chất kích thích… thì có thể đi ngoài luôn hoặc ngay sau khi vừa ăn.
- Đặc điểm của phân: Phân lỏng, nát còn nhiều nước nhưng không có dịch nhầy nhưng có mùi hôi. Trong trường hợp có dịch nhầy thì có thể là do bệnh lý khác gây ra như viêm đại tràng.
Đau dạ dày đi ngoài nhiều nguy hiểm không?
Nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng như kể trên thì bạn cần tìm đến bác sĩ uy tín để được chẩn đoán và kịp thời có hướng chữa trị. Vì những dấu hiệu đó không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà, khi để lâu bệnh có thể trở nặng, khó chữa hơn và có thể bị biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây sẽ là những nguy cơ mà người bệnh bị đau dạ dày và tiêu chảy có thể gặp phải nếu không chữa trị đúng cách:
- Suy nhược, sụt cân, cơ thể mệt mỏi: Với những triệu chứng bệnh đau dạ dày gây ra cũng đã khiến người bệnh suy kiệt. Nếu thêm dấu hiệu tiêu chảy, thì người bệnh sẽ càng mất sức, mất nước và sợ ăn uống. Khi đó các chất dinh dưỡng cũng bị hạn chế dung nạp vào cơ thể, gây thiếu chất.
- Tăng nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa: Khi chức năng của dạ dày bị ảnh hưởng thì ít nhiều cũng khiến đường ruột bị tổn thương, khi đó các vết viêm loét ngày càng nghiêm trọng và ăn sâu hơn. Dẫn đến tình trạng chảy máu tiêu hóa, đây cũng là biến chứng nguy hiểm và người bệnh cần phải kịp thời xử lý để không ảnh hưởng đến tính mạng.
- Tăng nguy cơ bị bệnh trĩ: Nhiều người bệnh nhầm lẫn rằng bệnh trĩ chỉ có khả năng mắc đối với người bệnh táo bón. Tuy nhiên, nếu bị tiêu chảy kéo dài cũng có thể tạo áp lực vùng hậu môn – trực tràng, khi đó nguy cơ bị trĩ cũng rất cao.
Hướng xử lý và điều trị đau dạ dày bị tiêu chảy
Sau khi đã biết rằng đau dạ dày đi ngoài lỏng kéo dài sẽ có mức độ nguy hiểm ra sao, thì người bệnh cũng cần có kiến thức về các phương pháp điều trị cho phù hợp. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cách điều trị hiệu quả và thông dụng nhất.
Sử dụng thuốc Tây trị tiêu chảy do đau dạ dày
- Loperamid: Nếu đi ngoài nhẹ thì từ 2 – 4mg, nặng hơn thì có thể là 6 – 8 mg/ngày, không quá 16mg/ ngày.
- Dioctahedral smectite: Trẻ em thì tùy vào từng độ tuổi và chỉ định bác sĩ, thường là từ 1- 2 gói/ ngày. Người lớn thì từ 2 – 3 gói/ ngày, tùy vào từng tình trạng mỗi người.
- Men tiêu hóa – Enterogermina: Dạng ống, trẻ nhỏ thì uống từ 1-2 ống/ ngày. Người lớn có thể dùng từ 2-3 ống/ ngày.
- Oresol: Với trẻ nhỏ thì 50ml/lần – 150ml/lần, mỗi ngày 2 lần và người lớn 75ml/kg trong vòng 4 giờ.
Mặc dù các loại thuốc dạ dày này có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng, nhưng người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai hay cho con bú bắt buộc phải tuân theo chỉ định bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Theo ông cha ta từ thời xa xưa thì người bệnh có thể dùng búp ổi và chuối xanh để điều trị chứng tiêu chảy an toàn, lành tính. Cụ thể về công thức cần thực hiện như sau:
- Dùng búp ổi chữa đau dạ dày đi ngoài ra nước: Chọn khoảng 100g lá ổi non đã rửa sạch rồi đun với khoảng 700ml nước rồi lấy nước uống trong ngày.
- Dùng chuối xanh chữa đau dạ dày bị tiêu chảy: Dùng 1 quả chuối xanh đã bóc vỏ, rồi thái thành miếng mỏng và ngâm nước muối loãng. Sau 10 phút, vớt ráo là có thể sử dụng như ăn sống hoặc ăn kèm với thịt.
Tuy nhiên, cách chữa này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và cần nhiều thời gian (tối thiểu 15 ngày), sự hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy, giải pháp này chưa thực sự phù hợp với nhu cầu điều trị của người bị tiêu chảy, là phải nhanh chóng ngăn chặn triệu chứng.
Thuốc đông y trị tận gốc đau dạ dày
So với hai phương pháp chữa bệnh kể trên thì Đông y đang chiếm nhiều ưu thế hơn, bởi các bài thuốc chữa vừa mang đến sự hiệu quả lâu dài vừa giúp bệnh nhân điều trị bệnh an toàn.
Bởi nguyên lý điều trị bệnh dạ dày theo Đông y là tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi chức năng và bảo vệ dạ dày trước những tác nhân có thể làm ảnh hưởng sức khỏe đường ruột.
Bên cạnh đó, dược liệu được sử dụng trong bài thuốc đều thuộc về thiên nhiên, không bị pha lẫn với bất cứ hóa chất nào. Vì vậy, dù người bệnh sử dụng thuốc trong một thời gian dài cũng không ảnh hưởng hay gặp phải tác dụng ngoài mong muốn như Tây y.
Điển hình trên thị trường hiện nay, Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc kết hợp giữa Chè dây, Ô tặc cốt, cam thảo,… và hơn 20 dược liệu quý khác, đang là sản phẩm được hàng nghìn người bệnh tin dùng trên toàn quốc.
Ngoài ưu điểm về nguyên lí điều trị bệnh từ nguyên căn, thì bài thuốc còn có khả năng hạn chế sự tái phát bệnh về sau dù bệnh nhân đã ngừng uống thuốc. Giúp người bệnh lấy lại được sức khỏe, xóa bỏ những triệu chứng của bệnh một cách từ từ và rõ rệt.
Thông thường lộ trình điều trị bệnh từ 15 – 20 ngày là đã thuyên giảm được phần nào triệu chứng, sau 1 tháng thì triệu chứng có thể mất dần và tháng thứ 2 mọi chức năng của dạ dày sẽ hoạt động bình thường. Và thời gian khỏi bệnh cũng tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh nặng nhẹ và quá trình áp dụng cũng như tuân thủ lộ trình điều trị của từng bệnh nhân.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp điều trị, người bệnh vẫn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học. Khi đó, tỷ lệ điều trị bệnh thành công sẽ tăng thêm 40%.
- Ăn uống đúng, đủ bữa, bổ sung nhiều dưỡng chất đầy đủ (chất xơ, nước, vitamin, chất béo omega – 3, chất đạm, khoáng chất…) và tránh xa thực phẩm không tốt cho dạ dày (dầu mỡ, chất bảo quản, phụ gia, chất kích thích,…).
- Thường xuyên tập thể dục, đi bộ hoặc tập yoga để cải thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không để tinh thần bị stress hay lo lắng kéo dài.
Lời khuyên bị đau bao tử và tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì?
Hiện nay, người bệnh có khá nhiều lựa chọn để chữa bệnh nhưng không phải bài chữa nào cũng mang đến hiệu quả như mong muốn. Người bệnh đau dạ dày đi ngoài ra nước cũng cần phải biết đau dạ dày nên ăn gì, và không nên ăn gì để cải thiện chế độ ăn uống kiêng khem khoa học để bệnh thuyên giảm như đã nhận định ở trên.
Người bệnh dạ dày bị tiêu chảy nên sử dụng:
- Thực phẩm chứa chất đạm dễ tiêu hóa: Thịt trắng (gà, vịt, lợn, cá, tôm, cua…), bánh mì, trứng…
- Bổ sung nhiều trái cây: Táo, kiwi, lựu, dâu tây, dưa hấu,… (chọn loại quả có lượng chất xơ vừa phải và không quá chua).
- Ăn sữa chua (không đường hoặc ít đường) để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, kích thích tiêu hóa dễ hơn.
Người đau bao tử cần kiêng:
- Sữa chứa đường lactose có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
- Hoa quả chứa nhiều acid: Họ nhà cam (chanh, quýt,…), xoài, cóc, dứa…
- Đồ ăn chứa nhiều đường (kẹo, bánh…), chất bảo quản (xúc xích, đồ đóng hộp…), thực phẩm sản xuất công nghiệp;
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng, chứa chất kích thích, cồn, cafein…
Một chế độ ăn uống khoa học luôn là giải pháp hữu hiệu được áp dụng hỗ trợ phương pháp đặc trị bệnh bệnh lý về tiêu hóa như đau dạ dày đi ngoài lỏng (tiêu chảy). Hãy đến ngay bệnh viện khi bản thân cảm thấy những dấu hiệu của bệnh để được điều tr
ị kịp thời và loại bỏ những biến chứng nguy hiểm của bệnh.