Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày là gì? Vị trí, triệu chứng, nguyên nhân kèm điều trị

Nói đến một trong số bệnh lý phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa thì chúng ta không thể không nhắc đến căn bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đau dạ dày là gì, vị trí đau ở đâu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng người bệnh gặp phải những vấn đề liên quan đến dạ dày như buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… Căn bệnh này không chỉ khiến cho chúng ta luôn phải đối mặt với các cơn đau dữ dội mà còn làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Trong một số trường hợp, đau dạ dày cũng có thể khiến cho sức khỏe sinh lý bị suy giảm.

Hình ảnh đau dạ dày ở bệnh nhân

 

Vị trí đau dạ dày

Đau dạ dày thường xảy ra phổ biến ở 3 vị trí:

Triệu chứng đau dạ dày

Bạn có thể nhận biết những dấu hiệu của căn bệnh đau dạ dày thông qua những biểu hiện dưới đây:

Người bị đau dạ dày thường có triệu chứng chán ăn, ăn không ngon

Nguyên nhân đau dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Nắm rõ được những nguyên nhân này sẽ giúp cho bạn chủ động phòng ngừa cũng như hạn chế được biến chứng nguy hiểm của bệnh lý. Thông thường, tình trạng đau dạ dày xảy ra là do:

Các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa, đau sỏi mật, viêm tụy, viêm vùng chậu… chính là nguồn gốc khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Những căn bệnh kể trên không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày mà còn gây suy giảm đáng kể sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân đau dạ dày có thể do vi khuẩn hp

  1. Sử dụng quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ chua và thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
  2. Nhịn ăn uống, ăn không đúng giờ giấc, thường xuyên ăn khuya.
  3. Vừa ăn cơm vừa làm các công việc khác như xem phim, đọc sách, chơi game…
  4. Hay dùng các loại thực phẩm bị ôi thiu, quá hạn sử dụng, chất lượng không đảm bảo.
  5. Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.

Mọi thói quen ăn uống này không chỉ khiến cho hệ tiêu hóa bị đảo lộn mà còn làm tăng thêm mức độ trầm trọng của căn bệnh viêm loét gây dạ dày. Chính vì vậy, để không bị đau dạ dày, bạn nên tuân thủ việc ăn uống sao cho khoa học và điều độ.

Phòng tránh bệnh đau dạ dày

Để không bị đau dạ dày, mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó mới đưa ra được cách phòng ngừa hiệu quả. Một số biện pháp ngăn chặn chứng đau dạ dày được giới chuyên gia, bác sĩ đánh giá cao đó là:

  1. Duy trì việc ăn sáng đều đặn, ăn đúng giờ giấc và tuyệt đối không được bỏ bữa, ăn quá khuya.
  2. Không ăn quá no, chỉ ăn với mức độ vừa phải để tránh tạo áp lực cho dạ dày.
  3. Chỉ ăn thức ăn đã được nấu chín, không nên ăn các loại thực phẩm tươi sống. Đồng thời cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi dùng bữa.
  4. Không nên ăn đồ ăn quá mặn 
  5. Nên tập trung ăn uống, không làm việc khác trong lúc ăn.
  6. Thay vì dùng các loại nước có ga hay nước đóng sẵn trên thị trường, bạn nên đun nước sôi lên để sử dụng hàng ngày.
  7. Kiểm soát việc giảm cân

Đây là cách phòng ngừa chứng đau dạ dày rất hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn phải biết cách giảm cân phù hợp. Bạn không nên nhịn ăn bởi việc làm này không chỉ khiến cho cơ thể bị suy nhược mà còn đẩy nhanh mức độ viêm loét thành dạ dày.

  1. Tránh học tập, làm việc quá sức.
  2. Thư giãn cơ thể sau giờ làm việc bằng các hoạt động ngoại khóa hay nghe nhạc, đọc báo.
  3. Không nên suy nghĩ tiêu cực, luôn lạc quan và vui vẻ.

Những cách điều trị đau dạ dày thông dụng

Bấm huyệt được đánh giá là phương pháp chữa đau dạ dày khá an toàn và dễ thực hiện. Những huyệt đạo có khả năng làm thuyên giảm các cơn đau dạ dày mà người bệnh có thể thực hiện là huyệt nội quan, huyệt trung quản, huyệt tam cúc. Mặc dù vậy, phương pháp này thường được nhiều người đánh giá không mang lại hiệu quả cao cho lắm.

Điều trị đau dạ dày bằng bấm huyệt

 

Dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày là phương pháp được rất nhiều người sử dụng bởi chúng thường đem đến hiệu quả nhanh chóng và tức thời. Sau khi các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh lý, họ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc điều trị đau dạ dày. Thuốc giảm tiết acid, thuốc bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP, thuốc kháng sinh… là những dạng thuốc chữa đau dạ dày phổ biến nhất.

Mặc dù vậy, khi sử dụng thuốc Tây, bạn cần phải sử dụng đúng thời điểm và liều lượng, tránh trường hợp dùng quá liều sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt đối với cơ thể. Ngoài ra, bạn cần phải thường xuyên theo dõi sự chuyển biến bệnh lý của mình để thông báo với các bác sĩ. Đồng thời cần phải tái khám sau một thời gian dùng thuốc.

Khác với các loại thuốc Tây y có thể gây tác dụng phụ đối với cơ thể thì sử dụng các bài thuốc thảo dược thường đem đến sự an toàn và hiệu quả không ngờ. Một số vị thuốc thảo dược hay dùng để chữa đau dạ dày phải kể đến như:

  1. Nghệ tươi: Hoạt chất Curcumin trong nghệ tươi có công dụng ức chế tốc độ phát triển của vi khuẩn HP và tiết dịch vị trong thành dạ dày. Đồng thời, loại thảo dược này còn bảo vệ lớp niêm mạc và ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả.
  2. Khổ sâm: Với tính mát, vị đắng và khả năng kháng khuẩn của mình,  khổ sâm là vị thảo dược chữa viêm loét, đau dạ dày rất tốt. Ngoài ra, hoạt chất tanin, polyphenol… còn ngăn cản sự hoạt động của các vi khuẩn, virus gây viêm loét dạ dày khá hiệu quả. 
  3. Cam thảo: Người ta hay sử dụng cam thảo trong các bài thuốc Đông y để ngăn ngừa sự hình thành vết loét cũng như thúc đẩy dịch tiết trong dạ dày. Ngoài ra, cam thảo còn thúc đẩy việc sản sinh tế bào mới ở lớp niêm mạc và tá tràng và hạn chế những cơn đau dạ dày.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến chứng bệnh đau dạ dày. Hy vọng bạn sẽ biết cách chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh ngay từ khi bắt đầu có những biểu hiện. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Nguồn: https://tamminhduong.com/benh-da-day/dau-da-day.html

Xem thêm: DANH Y chỉ cách chữa dị ứng thời tiết, dù nóng hay lạnh cũng không lo mẩn ngứa

Rate this post
Exit mobile version