Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày quặn từng cơn làm sao để xoa dịu?

Đau dạ dày quặn từng cơn, đường tiêu hóa bất ổn, bụng khó chịu, người uể oải mệt mỏi là những vấn đề thường gặp và đang có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện đại. Vậy đau dạ dày từng cơn là bệnh gì, làm thế nào để xoa dịu cơn đau nhanh nhất và nên xử lý ra sao khi cơn đau xuất hiện thường xuyên? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Nguyên nhân đau dạ dày quặn từng cơn

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau dạ dày quặn từng cơn

Đau dạ dày quặn từng cơn là những cơn đau bất thường ở ổ bụng, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Đau dạ dày quặn từng cơn là bệnh gì?

Nhiều người cho rằng đau dạ dày là đau vùng bụng chứa dạ dày. Thế nhưng thực tế thì những vị trí khác trong ổ bụng cũng có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Theo thống kê, có đến 65% các trường hợp đau quặn dạ dày là do mắc phải bệnh dạ dày cấp tính. Bệnh thường có các triệu chứng sau đây:

Ngoài ra, đau quặn dạ dày từng cơn còn có thể là dấu hiệu của các triệu chứng và bệnh lý khác. Đây cũng là những vấn đề nguy hiểm cần được kịp thời thăm khám và điều trị. Các bệnh lý có triệu chứng này bao gồm:

Cách xoa dịu chứng đau dạ dày quặn từng cơn

Nếu tình trạng đau dạ dày từng cơn vừa xuất hiện, thay vì ôm bụng chịu đựng hoặc tự ý mua thuốc giảm đau, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà. Một số biện pháp xoa dịu chứng đau quặn dạ dày mà người bệnh có thể áp dụng là:

1. Trà hoa cúc 

Trà hoa cúc giúp giảm co thắt dạ dày, ruột cải thiện đáng kể cơn đau dạ dày

Theo Đông y, hoa cúc sau khi chế biến có vị ngọt đắng, tính hàn, mùi thơm mát, ít độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết tiêu thũng, kháng nham, kháng viêm. Hoa cúc còn có tác dụng chống viêm, giảm nhanh chứng co thắt ở dạ dày và ruột từ đó cải thiện cơn đau quặn từng cơn ở dạ dày. 

Cách thực hiện:

2. Trà gừng tươi

Trong Đông y, gừng còn có tên gọi khác là khương, có vị cay tính ấm, là vị thuốc đa công dụng. Theo nghiên cứu khoa học, gừng có chứa Oleoresin Tecpen, vitamin và khoáng chất có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày và tăng dịch tiêu hóa. Gừng cũng chứa Gingerol có tác dụng giảm khó chịu, cải thiện chứng buồn nôn do đau dạ dày gây ra.

Cách thực hiện:

Lưu ý: Không sử dụng trà gừng khi đói, không dùng vào ban đêm. Không dùng do trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ đang cho con bú, người mắc bệnh tiểu đường, tiểu mạch hoặc mắc chứng rối loạn chảy máu. 

>> Xem thêm: Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và những biến chứng thường gặp

 3. Nước muối pha loãng

Một trong những biện pháp giúp giảm đau quặn dạ dạ khẩn cấp là dùng muối hột pha loãng với nước ấm. Nước muối pha loãng sẽ giúp giảm co thắt dạ dày, khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm sạch đường ruột và vi khuẩn. Phương pháp này vô cùng phù hợp với người đau dạ dày do sử dụng thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn…

Pha loãng muối hột với nước ấm, uống từ từ từng ngụm sẽ giúp giảm đau dạ dày

Cách thực hiện:

4. Lá bạc hà

Lá bạc hà thường được sử dụng để kích thích ngon miệng, hỗ trợ điều trị các chứng ợ chua, đầy hơi, đau bụng khó tiêu. Tinh dầu bạc hà cũng có tác dụng cải thiện chứng năng đường ruột, giảm chứng khó tiêu, co thắt dạ dày rất tốt.

Cách thực hiện:

5. Tinh bột nghệ

Nghệ có chứa curcumin, có tác dụng giảm lượng axit có trong dạ dày

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nghệ có chứa curcumin, là hoạt chất có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị,
tăng tiết chất nhầy đồng thời làm giảm lượng axit có trong dịch vị. Không chỉ vậy, chất này còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm, giảm đau do co thắt dạ dày. 

Cách thực hiện:

6. Chườm nóng

Chườm nóng cũng là một trong những cách xoa dịu tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn được nhiều người áp dụng. Phương pháp này có thể giúp kích thích lưu thông máu, giảm khó chịu và cải thiện các chứng đầy bụng, khó tiêu, đau quặn thắt vùng bụng hiệu quả.

Cách thực hiện:

>> Báo VTC: Đi tìm lời giải đáp: Trung tâm Thuốc dân tộc chữa đau dạ dày có hiệu quả?

7. Xoa bụng

Xoa bụng hỗ trợ tích cực cho việc thư giãn của dạ dày từ đó giảm thiểu đáng kể cơn đau co thắt ở dạ dày. Phương pháp này cũng giúp làm giảm sự tích tụ khí và chất lỏng ở bụng, đồng thời kích thích hoạt động tiêu hóa của nhu động ruột, hỗ trợ chức năng hoạt động của dạ dày. 

Xoa bụng giúp tăng lượng máu lưu thông đến dạ dày và ruột

Cách thực hiện:

8. Một số mẹo giảm đau

 Ngoài những phương pháp trên, người bệnh cũng có thể áp dụng một số mẹo giảm đau nhanh chóng sau:

>> Xem thêm:

  • NSND Trần Nhượng – hành trình 3 tháng thoát khỏi cơn đau dạ dày và nguy cơ biến chứng nguy hiểm
  • Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ điều trị các bệnh đường tiêu hóa uy tín, chất lượng

Làm gì khi đau dạ dày quặn từng cơn?

Để giảm thiểu tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nếu tình trạng đau quặn dạ dày từng cơn kéo dài, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám ở khoa Nội tổng hợp để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

Chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt chia sẻ giải pháp chữa đau dạ dày bằng bài thuốc Đông y 100% thảo dược thiên nhiên

Tóm lại, có nhiều biện pháp xoa dịu tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn nếu tình trạng này mới xuất hiện. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài dai dẳng hoặc kèm theo nhiều triệu chứng khác liên quan đến bệnh lý thì nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách chữa đau dạ dày bằng đậu rồng đơn giản nhưng hiệu nghiệm
  • 9 Cách giảm cơn đau dạ dày cấp tốc người bệnh cần nắm rõ

Xem thêm: Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

Rate this post
Exit mobile version