Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày uống nước cam, chanh… (đồ chua) được không?

Nước cam hay nước chanh đều được biết đến là loại nước rất dễ chế biến và sử dụng. Đặc biệt là những ngày hè nắng nóng, một ly nước cam/ chanh có thể giúp bạn đánh tan cơn khát. Tuy nhiên, trong loại đồ uống này có chứa hàm lượng acid khá cao nên một số đối tượng bị đau dạ dày thường thắc mắc có uống được không. Để làm rõ hơn vấn đề này, chuyên gia thuocdantoc.vn sẽ giúp bạn gỡ rối và tìm ra những giải pháp phù hợp.

Bị đau dạ dày có được uống nước cam hay nước chanh không? – Chuyên gia nói gì

Tìm hiểu công dụng của nước cam, chanh đối với sức khỏe

Nếu nước cam là loại đồ uống được chiết xuất và ép trực tiếp từ những quả cam tươi thì nước chanh cũng tương tự như vậy. Hai loại đồ uống này đều mang vị chua của quả, vị ngọt của đường cùng với sự mát lạnh của những viên đá. Đây đều là một trong những loại đồ uống không thể không nhắc đến trong danh sách các đồ uống vừa giúp giải khát vừa bổ dưỡng.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam và chanh sở hữu nhiều khoáng chất, vitamin cùng với các hoạt chất cần thiết cho cơ thể. Bao gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin B12, B6, calo, lipid, natri, kali, sắt, magie, calcium,… Nhờ có những dưỡng chất này, đồ uống từ cam và chanh mang lại những lợi ích sau:

Ngoài những công dụng đã được liệt kê trên, nước cam hay nước chanh còn mang lại nhiều công dụng khác như: khắc phục tình trạng ợ nóng, táo bón, chữa viêm họng, đau rát cổ họng, điều trị da đầu bị gàu, ổn định đường huyết, giảm lượng cholesterol có trong máu, bổ sung máu cho cơ thể, giảm cân, làm đẹp da,…

Nước cam, chanh không chỉ có công dụng giải khát, thanh nhiệt mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Trả lời câu hỏi: “Đau dạ dày có uống nước cam, chanh được không?” – Chuyên gia giải đáp

Để trả lời câu hỏi “Bị đau dạ dày có uống nước cam, nước chanh được không?”, trước hết người bệnh nắm rõ một số thông tin cơ bản về căn bệnh đau dạ dày.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc cho biết: “Đau dạ dày là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng rất ít người có thể phân biệt được căn bệnh này với những bệnh lý khác. Bởi triệu chứng của bệnh đau dạ dày thường bị nhầm lẫn với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa”.

Khi mắc bệnh đau dạ dày, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như:

Để có những phương án điều trị phù hợp cũng như ngăn chặn bệnh tái phát, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý đang mắc phải. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp.

Đau tức vùng bụng – Triệu chứng điển hình của bệnh đau dạ dày

Quay
trở lại vấn đề “Người bị đau dạ dày có uống được nước cam hay nước chanh không?“. Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan đã chỉ ra những mặt lợi và mặt hại của loại đồ uống mang vị chua đối với người bị đau dạ dày. Điều này đồng nghĩa với việc, các đối tượng bị đau dạ dày có thể uống được nước cam hay nước chanh nhưng cần uống đúng cách và uống vừa đủ.

Những lợi ích nổi bật của nước cam, nước chanh đối với người bị đau dạ dày:

Trong nước cam, chanh có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm, đặc biệt là chống lại sự tấn công của vi khuẩn HP

Dựa vào những lý lẽ trên cho thấy, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng nước cam và nước chanh để giải nhiệt cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng vừa đủ và đúng cách, tuyệt đối không được lạm dụng. Bởi vì, lượng acid được dung nạp vào trong cơ thể bị dư thừa sẽ làm gia tăng tiết dịch vị gây kích thích mạnh mẽ lên lớp niêm mạc dạ dày. Khi đó, người bệnh sẽ chịu phải nhiều chứng đau đơn khó chịu, thậm chí dạ dày bị viêm loét.

Đặc biệt, các đối tượng vừa trải qua ca phẫu thuật bệnh đường tiêu hóa thì không nên sử dụng nước cam hay nước chanh trong mọi trường hợp. Nếu cố tình sử dụng, chất citrat trong thức uống sẽ khiến cho vết mổ có nguy cơ bị xuất huyết.

Chính vì thế, các đối tượng bị viêm loét dạ dày vẫn có thể uống được nước chanh hoặc nước cam nhưng uống vừa đủ và đúng cách để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý.

Nếu lạm dụng nước cam hoặc chanh có thể gây ra một số trường hợp gây bất lợi cho sức khỏe. Khi đó, quá trình điều trị bệnh đau dạ dày cũng bị ảnh hưởng không kém

Điều chỉnh cách uống nước cam, chanh cho người bị đau dạ dày

Như đã đề cập, các đối tượng bị đau dạ dày cần uống nước cam hoặc nước chanh đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình chữa lành bệnh. Tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo các nguyên tắc được trình bày rõ ở đây:

Cách pha nước cam, nước chanh đúng cách

Đối với các đối tượng bị đau dạ dày, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên pha loãng nước cam/ chanh với nước ấm trước khi sử dụng. Vì khi làm như vậy, vị chua của thức uống sẽ được gia giảm và không làm ảnh hưởng đến sự tiết dịch của dạ dày. Đồng thời, vị chua không quá gắt nên không gây hại đến thành niêm mạc.

Nếu bạn uống nước chanh pha loãng thì nên giữ nguyên cả vỏ. Bởi phần vỏ chanh chứa hàm lượng flavonoid khá cao. Hàm lượng này giúp cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, khi thái chanh thành từng lát mỏng, thành phần tinh dầu ở vỏ chanh dễ dàng bay ra ngoài, đồng thời giữ lại chất chống oxy hóa.

Thời điểm thích hợp để uống nước cam, nước chanh

Ngoài việc uống nước chanh/ cam đúng cách, người bị đau dạ dày cũng cần uống đúng thời điểm. Bởi vì, uống đúng thời điểm không chỉ phát huy tối đa công dụng của đồ uống mang vị chua mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày được tốt hơn. Cụ thể:

Thời điểm thích hợp để uống nước cam/ chanh là sau bữa ăn ít nhất 1,5 giờ đồng hồ

Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Bị đau dạ dày có uống được nước cam, chanh được không?” cũng như một số luu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin đã được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cho bạn đọc hiểu phần nào công dụng của quả cam, chanh trong việc cải thiện và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ khoa học và lối sinh hoạt hợp lý để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

  • Đau d
    ạ dày có nên uống nhiều nước không? Nhiêu lít/ngày?
  • Đau dạ dày có uống được chè vằng không? Bao nhiêu/ngày?

Xem thêm: Viêm phế quản phổi ở trẻ và cách điều trị hiệu quả nhất

Rate this post
Exit mobile version