Tìm hiểu chung
Đau đùi dị cảm là gì?
Đau đùi dị cảm (meralgia paresthetica) là cảm giác xuất hiện khi dây thần kinh bì đùi ngoài bị chèn ép gây ra các triệu chứng đặc trưng gồm ngứa ran, đau châm chích, tê và cảm giác nóng rát ở má đùi ngoài.
Dây thần kinh bì đùi ngoài giúp bạn cảm nhận được các cảm giác kích thích vùng da ở mặt ngoài đùi. Do đó, khi dây thần kinh này bị chèn ép, chịu áp lực do sưng, chấn thương sẽ gây ra đau, tê liệt hoặc rối loạn chức năng.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng đau đùi dị cảm
Khi dây thần kinh bì đùi ngoài bị chèn ép, bạn sẽ có một số triệu chứng mà thường được gọi là dị cảm, gồm:
- Đau nhói, cảm giác châm chích và tê ở má ngoài của đùi
- Đau nóng rát trên bề mặt da má ngoài đùi
- Cơn đau có thể lan xuống phía ngoài đầu gối, cơn đau ở vùng háng có khi lan xuống mông
Những triệu chứng này thường xảy ra ở một bên cơ thể và có thể cảm nhận rõ rệt hơn sau khi đi, đứng trong thời gian dài hay chạm, ma sát nhẹ vào đùi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân đau đùi dị cảm là gì?
Như đã đề cập, tình trạng này xảy ra do dây thần kinh bì đùi ngoài bị chèn ép. Đây là dây thần kinh giúp dẫn truyền tín hiệu mang lại cảm giác cho bạn, không ảnh hưởng đến khả năng vận động các cơ bắp chân.
Dây thần kinh này có thể bị kẹt dưới dây chằng bẹn chạy dọc theo háng, từ phần bụng đến đùi trên.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chèn ép thần kinh này có thể là bất kỳ điều gì gây tăng áp lực lên vùng háng, như:
- Mặc quần áo bó sát, như đeo thắt lưng, áo nịt và quần bó sát
- Thừa cân, béo phì
- Đeo đai quanh hông mang những dụng cụ nặng
- Mang thai
- Có mô sẹo gần dây chằng bẹn do chấn thương hoặc phẫu thuật trước đây
- Chấn thương dây thần kinh, có thể do bệnh đái tháo đường hoặc chấn thương trong tai nạn xe
- Độ dài của hai chân không đều nhau
- Bị suy giáp, nghiện rượu…
Các yếu tố rủi ro của đau đùi dị cảm là gì?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này là:
Tìm hiểu chung
Đau đùi dị cảm là gì?
Đau đùi dị cảm (meralgia paresthetica) là cảm giác xuất hiện khi dây thần kinh bì đùi ngoài bị chèn ép gây ra các triệu chứng đặc trưng gồm ngứa ran, đau châm chích, tê và cảm giác nóng rát ở má đùi ngoài.
Dây thần kinh bì đùi ngoài giúp bạn cảm nhận được các cảm giác kích thích vùng da ở mặt ngoài đùi. Do đó, khi dây thần kinh này bị chèn ép, chịu áp lực do sưng, chấn thương sẽ gây ra đau, tê liệt hoặc rối loạn chức năng.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng đau đùi dị cảm
Khi dây thần kinh bì đùi ngoài bị chèn ép, bạn sẽ có một số triệu chứng mà thường được gọi là dị cảm, gồm:
- Đau nhói, cảm giác châm chích và tê ở má ngoài của đùi
- Đau nóng rát trên bề mặt da má ngoài đùi
- Cơn đau có thể lan xuống phía ngoài đầu gối, cơn đau ở vùng háng có khi lan xuống mông
Những triệu chứng này thường xảy ra ở một bên cơ thể và có thể cảm nhận rõ rệt hơn sau khi đi, đứng trong thời gian dài hay chạm, ma sát nhẹ vào đùi.
Nguyên nhân
Nguyên nhân đau đùi dị cảm là gì?
Như đã đề cập, tình trạng này xảy ra do dây thần kinh bì đùi ngoài bị chèn ép. Đây là dây thần kinh giúp dẫn truyền tín hiệu mang lại cảm giác cho bạn, không ảnh hưởng đến khả năng vận động các cơ bắp chân.
Dây thần kinh này có thể bị kẹt dưới dây chằng bẹn chạy dọc theo háng, từ phần bụng đến đùi trên.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chèn ép thần kinh này có thể là bất kỳ điều gì gây tăng áp lực lên vùng háng, như:
- Mặc quần áo bó sát, như đeo thắt lưng, áo nịt và quần bó sát
- Thừa cân, béo phì
- Đeo đai quanh hông mang những dụng cụ nặng
- Mang thai
- Có mô sẹo gần dây chằng bẹn do chấn thương hoặc phẫu thuật trước đây
- Chấn thương dây thần kinh, có thể do bệnh đái tháo đường hoặc chấn thương trong tai nạn xe
- Độ dài của hai chân không đều nhau
- Bị suy giáp, nghiện rượu…
Các yếu tố rủi ro của đau đùi dị cảm là gì?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này là:
- Thừa cân, béo phì. Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể làm tăng áp lực lên trên dây thần kinh bì đùi ngoài.
- Mang thai. Thai nhi phát triển trong bụng sẽ làm tăng áp lực lên các bộ phận khác, bao gồm cả dây thần kinh ở đùi.
- Bệnh đái tháo đường. Tổn thương thần kinh liên quan đến đái tháo đường có thể gây ra đau đùi dị cảm.
- Tuổi tác. Những người trong độ tuổi từ 30–60 có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau đùi dị cảm?
Hầu hết trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bạn bị đau đùi dị cảm dựa vào tiền sử bệnh và quá trình thăm khám sức khỏe. Họ sẽ kiểm tra cảm giác đau ở bên đùi có dị cảm, yêu cầu bạn mô tả cơn đau và theo dõi vùng bị tê, đau nhói ở đùi. Các kiểm tra bổ sung như kiểm tra sức mạnh và phản xạ cũng được thực hiện để loại trừ những nguyên nhân khác có khả năng gây ra triệu chứng tương tự.
Nếu vẫn chưa chắc chắn, bác sĩ có khi đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh lý khác:
- Xét nghiệm hình ảnh. Đau đùi dị cảm có thể sẽ không thể hiện sự thay đổi đáng chú ý nào trên kết quả chụp X-quang nhưng hình ảnh vùng hông, xương chậu có tác dụng loại đi những nguyên nhân khác. Nếu nghi ngờ bạn có khối u gây ra cảm giác đau, bác sĩ thường chỉ định bạn chụp CT hoặc MRI.
- Đo điện cơ. Thử nghiệm này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ bắp và các tế bào thần kinh kiểm soát chúng. Các điện cực kim được đưa trực tiếp vào mô cơ để ghi lại hoạt động gửi tín hiệu điện.
- Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh. Các miếng dán điện cực sẽ được dán lên da để phát một xung điện nhẹ gây kích thích các dây thần kinh. Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được các dây thần kinh nào đang bị tổn thương.
- Phong bế thần kinh. Thủ thuật này giúp cung cấp thêm thông tin để bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Một mũi kim thuốc gây tê được tiêm vào vị trí có dây thần kinh bì đùi ngoài để xem bạn có bị đau đùi dị cảm hay không.
Những phương pháp điều trị đau đùi dị cảm
Hầu hết người bệnh đều cảm thấy các triệu chứng đau đùi dị cảm tự giảm bớt sau một vài tháng. Các phương pháp điều trị cũng tập trung vào việc giảm chèn ép
lên dây thần kinh.
Các biện pháp bảo tồn
Bạn có thể thực hiện các biện pháp bảo tồn này để giảm triệu chứng:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
- Giảm cân
- Dùng thuốc giảm đau phổ biến như paracetamol, ibuprofen hay aspirin
Sử dụng thuốc
- Thừa cân, béo phì. Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể làm tăng áp lực lên trên dây thần kinh bì đùi ngoài.
- Mang thai. Thai nhi phát triển trong bụng sẽ làm tăng áp lực lên các bộ phận khác, bao gồm cả dây thần kinh ở đùi.
- Bệnh đái tháo đường. Tổn thương thần kinh liên quan đến đái tháo đường có thể gây ra đau đùi dị cảm.
- Tuổi tác. Những người trong độ tuổi từ 30–60 có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau đùi dị cảm?
Hầu hết trường hợp, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bạn bị đau đùi dị cảm dựa vào tiền sử bệnh và quá trình thăm khám sức khỏe. Họ sẽ kiểm tra cảm giác đau ở bên đùi có dị cảm, yêu cầu bạn mô tả cơn đau và theo dõi vùng bị tê, đau nhói ở đùi. Các kiểm tra bổ sung như kiểm tra sức mạnh và phản xạ cũng được thực hiện để loại trừ những nguyên nhân khác có khả năng gây ra triệu chứng tương tự.
Nếu vẫn chưa chắc chắn, bác sĩ có khi đề nghị bạn thực hiện một số xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh lý khác:
- Xét nghiệm hình ảnh. Đau đùi dị cảm có thể sẽ không thể hiện sự thay đổi đáng chú ý nào trên kết quả chụp X-quang nhưng hình ảnh vùng hông, xương chậu có tác dụng loại đi những nguyên nhân khác. Nếu nghi ngờ bạn có khối u gây ra cảm giác đau, bác sĩ thường chỉ định bạn chụp CT hoặc MRI.
- Đo điện cơ. Thử nghiệm này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ bắp và các tế bào thần kinh kiểm soát chúng. Các điện cực kim được đưa trực tiếp vào mô cơ để ghi lại hoạt động gửi tín hiệu điện.
- Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh. Các miếng dán điện cực sẽ được dán lên da để phát một xung điện nhẹ gây kích thích các dây thần kinh. Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được các dây thần kinh nào đang bị tổn thương.
- Phong bế thần kinh. Thủ thuật này giúp cung cấp thêm thông tin để bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Một mũi kim thuốc gây tê được tiêm vào vị trí có dây thần kinh bì đùi ngoài để xem bạn có bị đau đùi dị cảm hay không.
Những phương pháp điều trị đau đùi dị cảm
Hầu hết người bệnh đều cảm thấy các triệu chứng đau đùi dị cảm tự giảm bớt sau một vài tháng. Các phương pháp điều trị cũng tập trung vào việc giảm chèn ép
lên dây thần kinh.
Các biện pháp bảo tồn
Bạn có thể thực hiện các biện pháp bảo tồn này để giảm triệu chứng:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
- Giảm cân
- Dùng thuốc giảm đau phổ biến như paracetamol, ibuprofen hay aspirin
Sử dụng thuốc
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tháng hoặc cơn đau dữ dội, nghiêm trọng, một số thuốc có thể được sử dụng là:
- Tiêm corticosteroid. Tiêm corticosteroid sẽ giúp giảm đau và viêm tạm thời. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có khả năng xuất hiện gồm nhiễm trùng khớp, tổn thương thần kinh, đau do tiêm và vùng da quanh vị trí tiêm chuyển màu trắng.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng. Nhóm thuốc này cũng giúp giảm đau do nguyên nhân thần kinh hiệu quả. Một số tác dụng phụ cần lưu ý là buồn ngủ, khô miệng, táo bón và giảm ham muốn tình dục.
- Gabapentin, phenytoin hay pregabalin. Các thuốc chống động kinh này có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng dị cảm. Tương tự các thuốc khác, chúng gây ra một số tác dụng không mong muốn gồm táo bón, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật hiếm khi là lựa chọn trong điều trị chèn ép dây thần kinh. Bác sĩ chỉ lựa chọn phương pháp này cho những người có triệu chứng dữ dội, nghiêm trọng và kéo dài.
Biến chứng
Đau đùi dị cảm có thể gây ra những biến chứng gì?
Nếu không được điều trị, các triệu chứng như đau, tê hoặc cảm giác nóng rát, châm chích có thể ngày càng nặng hơn. Khi đó, khả năng đi lại và vận động bình thường có thể bị cản trở, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau đùi dị cảm?
Không có cách nào giúp phòng ngừa hoàn toàn tình trạng này xuất hiện nhưng bạn có thể giảm bớt nguy cơ gặp phải chúng bằng cách:
- Giảm cân
- Mặc quần áo rộng rãi
- Tránh đeo các đai nặng quanh hông
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tháng hoặc cơn đau dữ dội, nghiêm trọng, một số thuốc có thể được sử dụng là:
- Tiêm corticosteroid. Tiêm corticosteroid sẽ giúp giảm đau và viêm tạm thời. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có khả năng xuất hiện gồm nhiễm trùng khớp, tổn thương thần kinh, đau do tiêm và vùng da quanh vị trí tiêm chuyển màu trắng.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng. Nhóm thuốc này cũng giúp giảm đau do nguyên nhân thần kinh hiệu quả. Một số tác dụng phụ cần lưu ý là buồn ngủ, khô miệng, táo bón và giảm ham muốn tình dục.
- Gabapentin, phenytoin hay pregabalin. Các thuốc chống động kinh này có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng dị cảm. Tương tự các thuốc khác, chúng gây ra một số tác dụng không mong muốn gồm táo bón, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật hiếm khi là lựa chọn trong điều trị chèn ép dây thần kinh. Bác sĩ chỉ lựa chọn phương pháp này cho những người có triệu chứng dữ dội, nghiêm trọng và kéo dài.
Biến chứng
Đau đùi dị cảm có thể gây ra những biến chứng gì?
Nếu không được điều trị, các triệu chứng như đau, tê hoặc cảm giác nóng rát, châm chích có thể ngày càng nặng hơn. Khi đó, khả năng đi lại và vận động bình thường có thể bị cản trở, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa đau đùi dị cảm?
Không có cách nào giúp phòng ngừa hoàn toàn tình trạng này xuất hiện nhưng bạn có thể giảm bớt nguy cơ gặp phải chúng bằng cách:
- Giảm cân
- Mặc quần áo rộng rãi
- Tránh đeo các đai nặng quanh hông
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Mẩn ngứa lòng bàn tay: Đi tìm nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị hiệu quả!