Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Triệu chứng này thường xảy ra do chấn thương, sai tư thế, lao động nặng, lười vận động,… Tuy nhiên trong một số trường hợp, xương khớp bị đau mỏi, tê bì có thể là biểu hiện của các bệnh xương khớp cấp và mãn tính.

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến, thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Đau nhức xương khớp và dấu hiệu nhận biết

Đau nhức xương khớp là tình trạng cơn đau khởi phát từ các khớp và xương bên trong cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra ở những khớp phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể như khớp gối, khớp vai, khớp háng và cột sống thắt lưng. Đau nhức xương khớp có thể âm ỉ hoặc dữ dội, khởi phát đột ngột từng cơn nhưng có thể tiến triển dai dẳng và mãn tính.

Ngoài cơn đau, tình trạng này còn có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như khớp tê cứng, phát ra âm thanh lục cục khi đi lại, di chuyển, vùng da bao xung quanh khớp sưng đỏ, nóng ran,… Đau nhức xương khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến người trung niên và người cao tuổi – đặc biệt là người phải làm công việc chân tay.

Dựa vào nguyên nhân và thời gian khởi phát, đau nhức xương khớp được chia thành 2 loại:

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là tình trạng rất phổ biến và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm:

1. Do bệnh lý

Đa phần đau nhức xương khớp đều là bắt nguồn từ các bệnh xương khớp cấp và mãn tính trong cơ thể. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể là ảnh hưởng của các bệnh nội khoa như rối loạn tự miễn, tiểu đường,…

Loãng xương là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức xương khớp

Các bệnh lý có thể gây đau nhức xương khớp:

2. Nguyên nhân thông thường

Ngoài những bệnh lý trên, đau nhức xương khớp còn có thể xảy ra do những nguyên nhân thông thường như:

Chấn thương có thể gây đau nhức, sưng đỏ, bầm tím,… ổ khớp

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, nguy cơ bị đau nhức xương khớp cũng có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi như tuổi tác cao, bị thừa cân – béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh xương khớp, thiếu canxi, vitamin D, hút thuốc lá trong thời gian dài, căng thẳng thần kinh,…

Đau nhức xương khớp – Khi nào cần đến bệnh viện?

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể thuyên giảm chỉ sau một thời gian ngắn nếu xảy ra do nguyên nhân thông thường. Tuy nhiên nếu khởi phát do bệnh lý, đau nhức xương khớp có xu hướng tiến triển mãn tính và chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực nếu không kịp thời kiểm soát và điều trị.

Tìm gặp bác sĩ khi xương khớp đau nhức kéo dài, mức độ đau nặng nề và dữ dội

Vì vậy, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng như:

Hầu hết các bệnh xương khớp mãn tính đều có triệu chứng khá mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, đa phần người bệnh đều chủ quan không thăm khám và điều trị sớm khiến ổ khớp bị tổn thương nặng, biến dạng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động.

Các kỹ thuật chẩn đoán đau nhức xương khớp

Trong trường hợp đau nhức xương khớp kéo dài dai dẳng, có mức độ nghiêm trọng và đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý và gia đình. Sau đó, khoanh vùng các nguy cơ có thể xảy ra và chỉ định một số kỹ thuật cận lâm sàng như:

X-Quang là xét nghiệm hình ảnh giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở hệ thống xương khớp

Bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng lâm sàng và kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán. Trong trường hợp chưa đủ dữ liệu, bạn có thể được đề nghị thực hiện một số xét nghiệm bổ sung.

Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp

Điều trị đau nhức xương khớp phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân cụ thể. Đối với những nguyên nhân thông thường, tình trạng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi dùng thuốc, nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu xảy ra do bệnh lý, cần điều trị y tế kết hợp với lối sống khoa học để kiểm soát tiến triển của bệnh.

Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp, bao gồm:

1. Giảm đau bằng biện pháp tại nhà

Nếu cơn đau có mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để cải thiện:

Có thể dùng thuốc giảm đau ở dạng dán, xịt và bôi để giảm đau nhức, tê bì, cứng khớp

Các biện pháp tại nhà có thể giảm cơn đau và cải thiện một số triệu chứng đi kèm chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu đau nhức xương khớp xảy ra do bệnh lý, các biện pháp này có thể không đem lại hiệu quả như mong đợi.

2. Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp đau nhức xương khớp có mức độ từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để giảm đau và chống viêm. Ngoài ra tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ cũng có thể yêu cầu sử dụng một số loại thuốc đặc trị như thuốc chống thoái hóa, thuốc chống thấp khớp, thuốc chống hủy xương,…

Trong trường hợp cần thiết, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp:

Hầu hết các loại thuốc Tây y đều có thể gây ra tác dụng phụ và một số rủi ro khi sử dụng. Do đó, chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định và cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn về liều lượng. Không nên lạm dụng thuốc quá mức – đặc biệt là đối với người có vấn đề về gan, thận, tim mạch và máu.

3. Vật lý trị liệu trị đau nhức xương khớp

Vật lý trị liệu là một trong biện pháp điều trị đau nhức xương khớp phổ biến. Phương pháp này có tác dụng giảm đau nhẹ, kiểm soát các triệu chứng đi kèm và phục hồi chức năng vận động. Vật lý trị liệu cho hiệu quả lâu dài và an toàn hơn so với sử dụng thuốc.

Các phương pháp vật lý trị liệu giảm đau nhức xương khớp:

4. Phẫu thuật

Rất ít trường hợp bị đau nhức xương khớp phải can thiệp phẫu thuật – ngay cả người bị các bệnh xương khớp mãn tính. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật nếu khớp và cột sống bị tổn thương nặng, không có đáp ứng với điều trị bảo tồn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động.

Phẫu thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp xương khớp bị tổn thương nặng nề

Phẫu thuật có thể thay thế hoặc chỉnh sửa các cơ quan bị tổn thương. Từ đó phục hồi cấu trúc cột sống, ổ khớp, cải thiện chức năng vận động và giảm hoàn toàn các triệu chứng đau nhức, tê bì,… Tuy nhiên, can thiệp ngoại khoa đi kèm với nhiều rủi ro, biến chứng và có chi phí cao. Do đó, chỉ nên thực hiện phẫu thuật khi không còn lựa chọn nào khác.

Phòng ngừa đau nhức xương khớp bằng cách nào?

Đau nhức xương khớp có thể tái phát thường xuyên nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu. Vì vậy song song với các biện pháp điều trị, nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

Nên tập thể thao thường xuyên và ăn uống điều độ để phòng ngừa đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là tình trạng thường gặp – đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày và không cải thiện khi áp dụng các biện pháp tại nhà, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://ihs.org.vn/dau-nhuc-xuong-khop-32986.html

Xem thêm: Vảy nến thể mảng: Biểu hiện, cách chữa và phòng ngừa

Rate this post
Exit mobile version