Đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia là một tình trạng thường gặp. Vậy tình trạng này có nguy hiểm hay không và cách xử lý như thế nào? Bạn hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia là gì? Có nguy hiểm không?
Đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia có xu hướng xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Tình trạng này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý xương khớp thông thường. Nhưng cũng có thể là sự kích ứng của cơ thể do những ảnh hưởng từ rượu bia.
Nhìn chung, tình trạng đau nhức xương khớp sau khi uống bia rượu có gây nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đây có thể chỉ là những cơn đau nhức thời, không kéo dài. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên cẩn trọng khi tình trạng đau nhức, ê mỏi tái phát về lâu dài. Đối với những người thường xuyên sử dụng rượu bia thì bạn phải đặc biệt lưu ý vấn đề trên.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp sau khi uống bia rượu
Các chuyên gia nhận định tình trạng đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia là phản ứng của cơ thể khi tiếp nhận một lượng chất kích thích vào bên trong. Các chất này sẽ tác động đến dây thần kinh cảm giác. Đây cũng là một triệu chứng dị ứng hiếm gặp. Nếu chủ quan thì tình trạng này có thể gây ra những tổn thương về sau cho hệ thống xương khớp.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp cấp tính sau khi uống bia rượu:
- Do ngồi lâu: Thời gian cho mỗi bữa nhậu có thể kéo dài đến hàng giờ đồng hồ. Điều này sẽ khiến xương khớp của người bệnh chịu sự bó hẹp trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó người bệnh sẽ bị đau nhức cơ thể sau khi uống rượu bia.
- Dị ứng rượu: Một số người bị dị ứng với rượu bia nhưng không nhận ra vì tình trạng dị ứng không biểu hàng rõ ràng ra bên ngoài như các triệu chứng da liễu khác. Ở những người có cơ địa nhạy cảm, cơ thể sẽ phản ứng với lượng cồn trong rượu bia khiến cơ khớp bị co thắt, gây đau nhức.
- Bệnh gout: Hầu hết khi uống bia bạn sẽ ăn nhiều loại thức ăn chứa lượng đạm cao gây ra bệnh gout. Hơn nữa, một số loại thực phẩm có phản ứng với độ cồn trong rượu bia gây ra phản ứng sưng đau khớp. Biểu hiện đặc trưng của bệnh gout là tình trạng sưng đỏ, phù nề gây khó chịu.
- Bệnh xương khớp: Đối với những người mắc các bệnh về xương khớp, bác sĩ sẽ khuyên kiêng uống bia rượu. Nguyên nhân là do các chất kích thích trong đồ uống có cồn sẽ khiến cơn đau tái phát và tồi tệ hơn.
- Phản ứng với một số thành phần trong bia rượu: Một số bệnh nhân bị bệnh celiac, bệnh lupus hay viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng dị ứng với các loại đồ uống có chiết xuất từ ngũ cốc. Các hoạt chất trong ngũ cốc có thể làm tình trạng đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn.
- Phản ứng với purin: Các loại rượu vang, rượu trắng, bia từ lúa mạch sẽ có thành phần purin cao để tăng cường khả năng lên men. Purin sẽ khiến cơ thể dễ sản sinh lượng axit uric và gây nên bệnh gout.
- Mắc bệnh viêm khớp: Người uống rượu bia sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn người bình thường. Không chỉ gây đau nhức
, lạm dụng rượu bia sẽ làm tăng khả năng mắc hội chứng đau cơ xơ hóa – một biến chứng của bệnh viêm khớp. - Rượu bia tương tác với thuốc: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đang sử dụng các loại thuốc liên quan đến cơ chế tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Khi uống đồ uống có cồn, cơ thể sẽ xảy ra phản ứng hóa học với thuốc. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức trong vòng 1 – 2 ngày.
Triệu chứng của bệnh
Các cơn đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia thường chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Nếu là cơn đau sinh lý thì tình trạng đau nhức sẽ diễn ra trong vòng vài giờ đồng hồ và lâu nhất là 2 ngày. Khi được nghỉ ngơi, cơn đau sẽ tự động thuyên giảm mà không cần phải sử dụng thuốc.
Ngoài ra, tình trạng đau nhức xương khớp có thể kèm theo một số triệu chứng như sưng đỏ, phù nề và tê mỏi cơ. Để xác định rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán.
Các cách điều trị đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể lựa chọn cách điều trị theo phác đồ của bác sĩ hoặc điều trị tại nhà.
Uống thuốc Tây y trị đau nhức xương khớp
Với những cơn đau nhức mãn tính, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc Tây y có thành phần kháng sinh, kháng viêm để cải thiện triệu chứng. Một số loại thuốc tân dược chữa đau nhức xương khớp thường được bác sĩ kê toa sử dụng như:
- Thuốc giảm đau: Loại thuốc này có tác dụng ức chế dây thần kinh cảm giác và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Các loại thuốc giảm đau thường được chỉ định sử dụng như Paracetamol, Aspirin, Efferalgan…
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng trong các trường hợp đau khớp và bị viêm nhẹ. Một số loại thuốc kháng viêm thường được sử dụng như Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen…
- Corticoid: Thuốc này được sử dụng cho những trường hợp bị viêm khớp nặng. Corticoid giúp giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm ở ổ khớp và giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát được cơn đau.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc khác như thuốc tác dụng chậm DMARs, vitamin bồi bổ xương khớp tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Bệnh nhân nên uống thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Đông y chữa đau nhức xương khớp
Theo Đông y, bệnh đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia là do tà khí phong hàn thấp nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, thời tiết lạnh, cơ thể suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi gây đau nhức nghiêm trọng.
Các bài thuốc Đông y chữa đau nhức xương khớp có tác dụng kiểm soát các cơn đau, tê mỏi và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Bài thuốc số 1: Ngải diệp khô, cỏ xước, cây cối xay, tục đoạn, tang chi, rễ cây xấu hổ mỗi vị 16g, thổ phục linh 20g, quế chi, thiên niên kiện mỗi vị 10g, chích thảo và xa tiền mỗi vị 10g. Người bệnh đun các vị thuốc trên trong 1 lít nước. Đến khi nước còn lại 350ml thì chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Tri mẫu, hoàng bá, tang chi, kim ngân hoa, đan bì mỗi vị 12g, quế chi 6g, thương truật 8g, sinh địa 20g, xích thược 8g. Người bệnh sắc các vị thuốc trên với 1 lít nước. Đến khi thuốc còn 400ml nước thì chia thành 2 – 3 lần uống hết trong ngày.
Để an toàn khi điều trị, người bệnh nên đến bác sĩ Đông y để chẩn đoán bệnh và áp dụng các bài thuốc cho phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các vị thuốc Đông y vì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Ngoài các cách kể trên, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng một số mẹo dân gian. Phương pháp này vừa giúp giảm đau nhanh chóng vừa an toàn, lành tính vì chỉ sử dụng các loại thảo dược vườn nhà. Bạn có thể tham khảo những mẹo dân gian chữa bệnh như sau:
- Đu đủ: Đu đủ hầm với mễ nhân là một trong những bài thuốc hay chữa đau nhức xương khớp. Theo nghiên cứu, đu đủ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Bạn chuẩn bị 1 quả đu đủ chín và 30g mễ nhân. Cho cả hai nguyên liệu vào nồi cùng với nước. Bạn hầm đến khi mễ nhân mềm thì cho thêm một ít đường vào nồi và dùng.
- Ngải cứu: Ngải cứu là một loại dược liệu có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng viêm, giảm ê mỏi, đau nhức xương khớp. Bạn chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, giã nát rồi cho vào chảo khô sao nóng. Sau đó, bạn cho lá ngải cứu vào miếng vải khô và chườm trực tiếp lên vùng bị đau nhức.
- Lá lốt: Đây là một loại thuốc được dân gian lưu truyền có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp. Sau khi uống rượu bia, bạn có thể ăn các món ăn được chế biến từ lá lốt để giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, bạn có thể phơi khô lá, sắc thành nước uống trong vài ngày để điều trị bệnh.
Cách điều trị đơn giản không dùng thuốc tại nhà
Hiện tượng đau nhức xương khớp ở người già xuất hiện khá phổ biến do tình trạng lão hóa, không thể điều trị tận gốc. Nếu các cơn đau nhức có mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng các cách điều trị đơn giản tại nhà như sau:
- Tắm nước ấm: Nước ấm sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi và thúc đẩy cân bằng nội mô khớp và giảm đau nhức. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không được ngâm mình quá lâu, chỉ nên tắm nước ấm từ 10 – 15 phút.
- Chườm nóng: Người bệnh có thể sử dụng các túi chườm nóng hoặc khăn ấm chườm lên chỗ bị sưng viêm, đau nhức. Hơi ấm sẽ giúp các khớp xương giãn nở và dễ chịu hơn.
- Thả lỏng xương khớp bị đau: Người bệnh nên nghỉ ngơi, thư giãn và thả lỏng tất cả các cơ xương khớp. Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị đau trong khoảng 5 phút để cải thiện triệu chứng.
Biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp sau khi uống bia rượu
Rượu bia mang đến rất nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng rượu bia, biết dừng đúng lúc và không nên uống quá nhiều. Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để hạn chế bị đau xương khớp sau khi uống rượu bia:
- Trước khi uống rượu bia, bạn nên ăn một chút thức ăn hoặc uống một ly sữa nóng để cơ thể giảm hấp thụ rượu bia.
- Nếu mắc các bệnh lý như gout, tiểu đường, dị ứng, xương khớp thì người bệnh tuyệt đối không nên uống bia rượu.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn nhanh, thuốc lá… Các chất này sẽ kích hoạt phản ứng viêm, gây đau nhức xương khớp trầm trọng.
Đau nhức xương khớp sau khi uống rượu bia là một trong những hệ lụy của việc thường xuyên sử dụng rượu bia. Do vậy người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu bia ở mức độ tối đa.
Xem thêm: Gối chống trào ngược có thực sự hiệu quả, nên dùng loại nào?