Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Dị ứng thời tiết: Triệu chứng điển hình, nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng thời tiết là hiện tượng xảy ra khá phổ biến hiện nay nhất là vào thời điểm chuyển mùa và thời tiết thay đổi đột ngột. Căn bệnh này liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể, có thể gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khi thời tiết thay đổi. Vậy bệnh lý này có những triệu chứng điển hình nào, điều trị ngăn ngừa ra sao? mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 

Dị ứng thời tiết là gì? Các thể bệnh thường gặp

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể vào thời điểm chuyển mùa, do thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại làm ảnh hưởng tới các dị nguyên như nấm, phấn hoa,… trong không khí từ đó tác tới hệ miễn dịch của cơ thể.

Dị ứng thời tiết, căn bệnh ám ảnh theo mùa

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng dị ứng thời tiết là do rối loạn hệ miễn dịch, từ đó gây ra các phản ứng dị ứng, sản sinh ra kháng thể chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài. 

Cũng theo bác sĩ Phương, dị ứng thời tiết được chia thành nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng thời tiết, trong đó phải thường gặp nhất phải kể tới:

Ngoài ra, dị ứng thời tiết còn xuất hiện khi thời tiết khô hanh, ẩm ướt. Những người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da tiếp xúc,… cũng có nguy cơ dị ứng cao hơn bình thường. 

Triệu chứng dị ứng thời tiết điển hình

Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết có thể gặp một số biểu hiện điển hình gồm có:

Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào kể trên, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ tới bác sĩ để được tư vấn các xử lý kịp thời, tránh để lâu khiến tình trạng dị ứng thời tiết diễn tiến nặng và gây ra các ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân dị ứng thời tiết là gì?

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, dị ứng thời tiết thường bắt đầu khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển lạnh, độ ẩm không khí cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất nhờ. Điều này khiến chất sừng của da bị mất nước, da khô hơn, đóng vảy. 

Nguyên nhân dị ứng thời tiết

Ngoài ra, thời tiết cũng tác động tới protein trong cơ thể, khiến chúng biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể, từ đó gây ra các phản ứng như, ngứa, nổi sần, mẩn, mề đay.

Bệnh có nguy hiểm không? Bệnh có lây không?

Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Dị ứng thời tiết gồm dạng cấp tính và dạng mãn tính. Khi ở trạng thái cấp tính, bệnh sẽ kéo dài từ 1 ngày tới 6 tuần, với những triệu chứng ngứa khó chịu trên da. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, dị ứng thời tiết cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Một số biến chứng bệnh nhân có thể đối mặt khi mắc dị ứng thời tiết phải kể tới nhiễm trùng da, bội nhiễm, mất thẩm mỹ do để lại sẹo, phù mạch, khó thở, co thắt thanh quản, suy hô hấp, thậm chí là sốc phản vệ.”

Do đó bệnh nhân không được chủ quan khi mắc phải căn bệnh này. 

Về vấn đề dị ứng thời tiết có lây không, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Mặc dù tình trạng mẩn đỏ trên da phát triển trên diện rộng khiến nhiều người lo lắng bệnh sẽ lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, dị ứng thời tiết không phải là bệnh lây nhiễm, do đó sẽ không lây từ người này sang người khác. Nhưng, nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, các tổn thương trên da có thể lan tỏa theo diện rộng nhất là khi gãi hay chà xát nhiều vào các vết thương.”

Cách chữa dị ứng khi thay đổi thời tiết hiệu quả

Dị ứng thời tiết do các nguyên nhân khác nhau sẽ có cách xử lý khác nhau. Mức độ phát triển của bệnh lý cũng như tình trạng bệnh ở mỗi người, cơ địa khác nhau cũng sẽ khác nhau. Có nhiều cách ngăn ngừa, giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết khó chịu. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ kê đơn và đưa ra phác đồ phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị dị ứng thời tiết được các bác sĩ khuyên dùng có thể kể đến như:

Bị dị ứng do thay đổi thời tiết uống thuốc gì?

Một số loại thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh dị ứng thường gặp phải kể tới:

Thuốc Tây chữa dị ứng thời tiết

Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về sử dụng bởi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có những loại thuốc điều trị khác nhau, việc tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí khiến bệnh nặng thêm, khó điều trị. 

Mẹo chữa dân gian bằng nguyên liệu thiên nhiên tại nhà

Để giảm các triệu chứng của dị ứng, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, chanh, mật ong,…. Phương pháp này an toàn, lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, giúp đẩy lùi tạm thời các triệu chứng do dị ứng gây ra. Tuy nhiên, cần lưu ý, các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hạn chế tác động của bệnh chứ không giúp chữa bệnh tận gốc. 

Một số mẹo dân gian thường được áp dụng chữa dị ứng do thay đổi thời tiết phải kể tới:

Chữa bệnh bằng Đông y 

Chữa dị ứng thời tiết bằng Đông y cũng là giải pháp đang được nhiều người bệnh áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài. Bác sĩ Lê Phương cho biết, YHCT quan niệm dị ứng thời tiết là bệnh do chức năng tạng phủ trong cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là gan và hệ miễn dịch. 

Do đó, để điều trị, các thầy thuốc Đông y sẽ kết hợp thành phần thảo dược nhằm đẩy lùi căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong bằng các tăng cường chức năng giải độc gan, thải độc thận, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp mang tới hiệu quả điều trị bền vững. 

Cơ chế điều trị bằng Đông y

Đây là phương pháp được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh dị ứng. Bởi nó giúp lưu thông khí huyết, phục hồi tạng hư tổn, đồng thời bồi bổ chức năng gan, thanh lọc cơ thể. 

Dị ứng do thay đổi thời tiết ăn gì, kiêng gì?

Những người thường xuyên bị dị ứng do thay đổi thời tiết cần tránh một số thực phẩm có khả năng có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Cần kiêng: 

Nên ăn:

Dị ứng do thay đổi thời tiết phải làm sao?

Theo bác sĩ Lê Phương, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo liệu trình của bác sĩ, để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần chú ý một số điểm sau:

Khi các biện pháp giảm dị ứng thời tiết không mang tới kết quả như mong muốn, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời, tránh để lâu bệnh dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Dị ứng do thay đổi thời tiết không phải là bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do đó, ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu dị ứng khó chịu hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm họng hạt đang nghiêm trọng và bạn nên đi khám

Rate this post
Exit mobile version