Hệ tiết niệu hay hệ bài tiết bao gồm 4 bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi bộ phận đảm nhận một vai trò khác nhau. Cấu trúc, kích thước và vị trí của hệ cơ quan ở nam và nữ cũng có đôi chút khác biệt.
Hệ tiết niệu hay hệ bài tiết bao gồm 4 bộ phận: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi bộ phận đảm nhận một vai trò khác nhau. Cấu trúc, kích thước và vị trí của hệ cơ quan ở nam và nữ cũng có đôi chút khác biệt.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu về các chức năng chính và 6 căn bệnh thường gặp ở hệ bài tiết của mỗi người.
4 cơ quan chính trong hệ tiết niệu
Thận lọc máu
Thận có hình dạng giống như hạt đậu, màu nâu đỏ nằm ở dưới xương sườn, khoảng ở giữa lưng. Mỗi người có hai quả thận. Trong đó, thận phải nằm thấp hơn thận trái.
Cơ quan này có các chức năng là:
- Loại bỏ các chất thải và thuốc khỏi cơ thể
- Cân bằng dịch trong cơ thể
- Giải phóng hormone điều hòa huyết áp
- Kiểm soát quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu
Niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang
Trong hệ tiết niệu, niệu quản có hình chiếc ống dài, mỏng và trơn. Các cơ trơn trong ống niệu quản sẽ co thắt để đẩy nước tiểu từ thận xuống bàng quang trước khi thải ra ngoài. Ở người trưởng thành, ống niệu quản có chiều dài khoảng 25–30 cm.
Bàng quang chứa nước tiểu
Nước tiểu từ thận, chảy qua niệu quản đi vào bàng quang. Ở phụ nữ, bàng quang nằm ở phía trước âm đạo và bên dưới tử cung. Trong khi đó, bàng quang của nam giới nằm ở phía trước trực tràng và phía trên tuyến tiền liệt.
Bàng quang là một cơ quan rỗng, có hình dạng như một quả bóng sẽ nở rộng khi chứa đầy nước tiểu, nằm trong khung xương chậu. Cơ quan này có chức năng như một bể chứa. Nó có thể giữ được đến 500ml nước tiểu.
Niệu đạo dẫn nước tiểu ra ngoài
Chức năng chính của niệu đạo trong hệ tiết niệu của cả nam và nữ là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở nữ giới, niệu đạo hẹp và ngắn hơn so với niệu đạo của nam giới.
Với nam giới, niệu đạo dài khoảng 20cm vì kéo dài hết dương vật, trong khi ở nữ giới chỉ dài khoảng 4cm. Không những thế, ở đàn ông, ống niệu đạo còn là đường đi chung của hệ sinh dục và hệ bài tiết. Điều đó có nghĩa là cả nước tiểu và tinh dịch đều ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.
6 bệnh thường xảy ra ở hệ bài tiết nước tiểu
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Bệnh này xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu. Chúng có thể ảnh hưởng đến bất cơ quan nào trong hệ tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở nữ giới. Việc điều trị thường bắt đầu bằng cách dùng thuốc kháng sinh vì phần lớn là do nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Liệu trình dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn.
2. Bệnh về hệ bài tiết nước tiểu: Tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là một vấn đề thường gặp khác ở hệ tiết niệu. Bệnh này cũng xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Trong khi đó, ở nam giới, vấn đề liên quan đến tiểu tiện thường gặp nhất là tiểu đêm hoặc tiểu không hết. Điều này chủ yếu là do tuyến tiền liệt mở rộng, làm tắc nghẽn bàng quang.
Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu về các chức năng chính và 6 căn bệnh thường gặp ở hệ bài tiết của mỗi người.
4 cơ quan chính trong hệ tiết niệu
Thận lọc máu
Thận có hình dạng giống như hạt đậu, màu nâu đỏ nằm ở dưới xương sườn, khoảng ở giữa lưng. Mỗi người có hai quả thận. Trong đó, thận phải nằm thấp hơn thận trái.
Cơ quan này có các chức năng là:
- Loại bỏ các chất thải và thuốc khỏi cơ thể
- Cân bằng dịch trong cơ thể
- Giải phóng hormone điều hòa huyết áp
- Kiểm soát quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu
Niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang
Trong hệ tiết niệu, niệu quản có hình chiếc ống dài, mỏng và trơn. Các cơ trơn trong ống niệu quản sẽ co thắt để đẩy nước tiểu từ thận xuống bàng quang trước khi thải ra ngoài. Ở người trưởng thành, ống niệu quản có chiều dài khoảng 25–30 cm.
Bàng quang chứa nước tiểu
Nước tiểu từ thận, chảy qua niệu quản đi vào bàng quang. Ở phụ nữ, bàng quang nằm ở phía trước âm đạo và bên dưới tử cung. Trong khi đó, bàng quang của nam giới nằm ở phía trước trực tràng và phía trên tuyến tiền liệt.
Bàng quang là một cơ quan rỗng, có hình dạng như một quả bóng sẽ nở rộng khi chứa đầy nước tiểu, nằm trong khung xương chậu. Cơ quan này có chức năng như một bể chứa. Nó có thể giữ được đến 500ml nước tiểu.
Niệu đạo dẫn nước tiểu ra ngoài
Chức năng chính của niệu đạo trong hệ tiết niệu của cả nam và nữ là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở nữ giới, niệu đạo hẹp và ngắn hơn so với niệu đạo của nam giới.
Với nam giới, niệu đạo dài khoảng 20cm vì kéo dài hết dương vật, trong khi ở nữ giới chỉ dài khoảng 4cm. Không những thế, ở đàn ông, ống niệu đạo còn là đường đi chung của hệ sinh dục và hệ bài tiết. Điều đó có nghĩa là cả nước tiểu và tinh dịch đều ra khỏi cơ thể qua niệu đạo.
6 bệnh thường xảy ra ở hệ bài tiết nước tiểu
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Bệnh này xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu. Chúng có thể ảnh hưởng đến bất cơ quan nào trong hệ tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở nữ giới. Việc điều trị thường bắt đầu bằng cách dùng thuốc kháng sinh vì phần lớn là do nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Liệu trình dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn.
2. Bệnh về hệ bài tiết nước tiểu: Tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ là một vấn đề thường gặp khác ở hệ tiết niệu. Bệnh này cũng xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Trong khi đó, ở nam giới, vấn đề liên quan đến tiểu tiện thường gặp nhất là tiểu đêm hoặc tiểu không hết. Điều này chủ yếu là do tuyến tiền liệt mở rộng, làm tắc nghẽn bàng quang.
Tiểu không tự chủ ở nữ giới thường xảy ra do sa xương chậu hoặc là kết quả của nhiều lần sinh nở. Một nguyên nhân gây bệnh tiểu không tự chủ khác là do bàng quang hoạt động quá mức. Nguyên nhân này thường không liên quan gì tới việc có con hoặc chấn thương.
Nhịn tiểu quá lâu và thường xuyên sẽ khiến bàng quang mở rộng quá mức. Điều này sẽ khiến thận chịu thêm áp lực. Theo thời gian, nhịn tiểu có khả năng gây ra nhiều vấn đề ở hệ tiết niệu như nhiễm trùng, viêm bàng quang hoặc suy giảm chức năng thận…
3. Viêm bàng quang kẽ
Người bị viêm bàng quang kẽ thường chịu đựng những cơn đau bàng quang mạn tính. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị đau vùng chậu ở các mức độ khác nhau. Lâu dần, bệnh làm cho bàng quang kém đàn hồi.
Nguyên nhân gây bệnh về hệ bài tiết nước tiểu này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều
có một khiếm khuyết trong lớp niêm mạc bảo vệ của bàng quang.
4. Ung thư bàng quang
Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở nam giới và người già.
Triệu chứng bệnh thường là đau lưng, đau vùng chậu, khó tiểu, tiểu thường xuyên. Ngoài ra, ung thư bàng quang còn gây các rối loạn khác ở hệ tiết niệu của người bệnh.
5. Sỏi thận
Sỏi thận là những khối tinh thể rắn xuất hiện ở bất cứ đâu trong thận và có thể di chuyển trong đường tiết niệu. Những viên sỏi thận hình thành khi sự tích tụ hóa chất trong nước tiểu tạo thành một hoặc nhiều khối rắn với nhiều kích thước.
Bệnh thường gây đau lưng và có máu trong nước tiểu. Điều trị thường dùng các liệu pháp xâm lấn tối thiểu như tán sỏi bằng sóng xung kích ngoại bào hoặc tán sỏi bằng lazer.
6. Bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Suy thận
Bệnh suy thận có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Trong đó, tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là do chấn thương có tác động mạnh đến thận.
Tiểu không tự chủ ở nữ giới thường xảy ra do sa xương chậu hoặc là kết quả của nhiều lần sinh nở. Một nguyên nhân gây bệnh tiểu không tự chủ khác là do bàng quang hoạt động quá mức. Nguyên nhân này thường không liên quan gì tới việc có con hoặc chấn thương.
Nhịn tiểu quá lâu và thường xuyên sẽ khiến bàng quang mở rộng quá mức. Điều này sẽ khiến thận chịu thêm áp lực. Theo thời gian, nhịn tiểu có khả năng gây ra nhiều vấn đề ở hệ tiết niệu như nhiễm trùng, viêm bàng quang hoặc suy giảm chức năng thận…
3. Viêm bàng quang kẽ
Người bị viêm bàng quang kẽ thường chịu đựng những cơn đau bàng quang mạn tính. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị đau vùng chậu ở các mức độ khác nhau. Lâu dần, bệnh làm cho bàng quang kém đàn hồi.
Nguyên nhân gây bệnh về hệ bài tiết nước tiểu này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều
có một khiếm khuyết trong lớp niêm mạc bảo vệ của bàng quang.
4. Ung thư bàng quang
Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở nam giới và người già.
Triệu chứng bệnh thường là đau lưng, đau vùng chậu, khó tiểu, tiểu thường xuyên. Ngoài ra, ung thư bàng quang còn gây các rối loạn khác ở hệ tiết niệu của người bệnh.
5. Sỏi thận
Sỏi thận là những khối tinh thể rắn xuất hiện ở bất cứ đâu trong thận và có thể di chuyển trong đường tiết niệu. Những viên sỏi thận hình thành khi sự tích tụ hóa chất trong nước tiểu tạo thành một hoặc nhiều khối rắn với nhiều kích thước.
Bệnh thường gây đau lưng và có máu trong nước tiểu. Điều trị thường dùng các liệu pháp xâm lấn tối thiểu như tán sỏi bằng sóng xung kích ngoại bào hoặc tán sỏi bằng lazer.
6. Bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Suy thận
Bệnh suy thận có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc mạn tính. Trong đó, tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp. Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là do chấn thương có tác động mạnh đến thận.
Trong trường hợp mạn tính, bệnh khiến thận không thể lọc chất thải từ máu. Lúc này, người bệnh cần phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Nhìn chung, hệ tiết niệu đóng vai trò như một nhà máy sàng lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở hệ cơ quan này đều khiến cho chức năng chính của nó bị ảnh hưởng. Kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra ở hệ tiết niệu bằng cách thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng.
Trong trường hợp mạn tính, bệnh khiến thận không thể lọc chất thải từ máu. Lúc này, người bệnh cần phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Nhìn chung, hệ tiết niệu đóng vai trò như một nhà máy sàng lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở hệ cơ quan này đều khiến cho chức năng chính của nó bị ảnh hưởng. Kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra ở hệ tiết niệu bằng cách thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng.
Xem thêm: Xét nghiệm trào ngược dạ dày: Những thông tin hữu ích cần biết