Khớp gối kêu vốn không phải là hiện tượng hiếm gặp bởi khi chúng ta vận động xương khớp bình thường cũng có thể phát ra tiếng kêu. Tuy nhiên nếu tình trạng này kèm triệu chứng sưng đau thì có thể đang mắc một bệnh xương khớp nào đó. Bài viết sau đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, bên cạnh đó cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.
Vì sao khớp gối kêu lục cục?
Đầu gối của động vật hay người không phải lúc nào cũng yên lặng mà luôn có âm thanh lục cục có thể phát ra từ nhiều vị trí khớp khi bạn di chuyển, vận động. Tuy vậy, với người có xương khớp khỏe mạnh thì rất ít khi nghe được tiếng động này. Ngược lại khi khớp gối có vấn đề thì âm thanh khớp gối kêu lục cục, lạo xạo mới được bạn nghe thấy liên tục và to, rõ.
Có rất nhiều yếu tố gây nên hiện tượng khớp đầu gối kêu cục cục liên tục. Trong đó chia thành hai nhóm nguyên nhân chính đó là bệnh lý và sinh lý.
Nguyên nhân bệnh lý
Khớp gối kêu là bệnh gì thì có một số bệnh liên quan đến khớp, sụn hay dây chằng đều có thể khiến khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục khi vận động. Loại âm thanh này đôi khi cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Cụ thể các nguyên nhân bệnh lý có thể khiến khớp gối kêu gồm:
Viêm khớp
Đây là tình trạng viêm xung quanh khớp, sụn và đầu xương bọc vùng khớp. Bệnh này chỉ xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể không thể chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn ở lớp lót ở ổ khớp.
Hiện tượng đau, sưng khớp, cứng khớp, khó cử động hoặc phát ra tiếng kêu tại khớp khi vận động là những triệu chứng tiêu biểu giúp nhận diện bệnh này. Khi viêm khớp để lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị kịp thời, tần suất và cường độ kêu khớp gối sẽ càng nhiều.
Rách sụn chêm khớp gối
Mặc dù rất bền nhưng khi gặp tác động mạnh sụn chêm cũng có thể bị vỡ, rách. Đây là mảnh sụn có hình dáng cong tương tự chữ C, đóng vai trò như miếng đệm giữa xương chày và xương đùi. Nhờ đó nó giúp giảm ma sát khi di chuyển động thời giảm bớt áp lực lên khớp. Khi sụn chêm bị rách, các khớp gối kêu răng rắc, lục cục và kèm hiện tượng sưng đau là triệu chứng thường thấy.
Sụn khớp gối gặp vấn đề
Sụn tại các đầu xương có tác dụng giảm ma sát, bảo vệ đầu xương nhờ hấp thụ một phần lực tác động lên khớp. Cùng với sự phát triển của cơ thể người, sụn cũng được tái tạo liên tục để hỗ trợ khớp cử động trơn tru, hiệu quả.
Nếu bạn bị viêm khớp gối lâu ngày, bộ phận này có thể bị bào mòn, nứt vỡ với các triệu chứng nổi bật là đau, cứng khớp, khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo khi vận động, thậm chí nổi hạt cứng tại khu vực khớp.
Dây chằng bị tổn thương
Dây chằng là những mô có tác dụng liên kết, ổn định các khớp. Khi chúng bị tổn thương như giãn nở hoặc rách cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khớp gối kêu. Lúc này, dây chằng đã không thể giữ cố định các khớp gối. Chính vì vậy, khi chúng ta di chuyển, các xương bị cọ xát vào nhau khiến sưng, đau và phá ra tiếng kêu ở khớp gối.
Trật khớp
Đây là hiện tượng các đầu xương trượt khỏi vị trí trên khớp gối. Trật khớp thường xảy ra ở đầu gối khi các dây chằng đồng loạt bị rách do trấn hương hay tai nạn giao thông.
Triệu chứng thường thấy khi bạn bị trật khớp đó là rất đau ở gối phải, trái và biến dạng nhẹ tại đầu gối. Lúc này bạn sẽ không thể đứng được, đồng thời cảm giác được có tiếng kêu lục cục phát ra tại đầu gối khi khớp gối bị trật.
Loãng xương
Khi mật độ các chất trong xương giảm xuống mức thấp sẽ gây nên tình trạng loãng xương. Lúc này xương của bạn sẽ cực kỳ giòn, xốp và dễ gãy. Mặc dù không gây đau nhức quá dữ dội từng cơn
như viêm khớp nhưng các cơn đau do loãng xương lại âm ỉ, kéo dài liên tục. Bên cạnh đó nó cũng kèm theo triệu chứng khớp gối bị kêu phát ra âm thanh khi co duỗi chân hay đứng lên, ngồi xuống.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như viêm khớp nhiễm khuẩn hay gout cũng là những tác nhân gây ra tình trạng khớp gối kêu mà bạn cần chú ý.
Nguyên nhân khớp gối kêu lục cục do sinh lý
Nguyên nhân sinh lý khiến khớp gối kêu lục cục và đau thường do yếu tố tuổi tác, thói quen vận động, sinh hoạt, sự thay đổi hormone. Đáng chú ý, việc mang thai cũng có thể khiến bạn gặp tình trạng này.
- Lão hóa tự nhiên: Khi con người già đi, việc lão hóa khớp là điều không thể tránh khỏi. Lúc này chức năng xương khớp của bạn sẽ kém dần đi do khớp ít tiết dịch nhầy bôi trơn. Bên cạnh đó, việc khớp gối phát ra tiếng kêu khi vận động sẽ là hiện tượng thường thấy.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai dù ít hay nhiều cũng đều bị tăng cân do sự phát triển của em bé. Tình trạng này khiếp áp lực gia tăng và đè nặng lên khớp gối. Nếu không được bổ sung canxi đầy đủ trong suốt thai kỳ, khớp gối của bà bầu có thể sẽ gặp vấn đề. Việc khớp gối phát ra tiếng kêu chính là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng này.
- Hormone bị thay đổi đột ngột: Hormone trong cơ thể cũng tác động nhiều tới sức khỏe xương khớp. Khi chất này đột ngột thay đổi cũng có thể thể làm giảm quá trình tổng hợp canxi, khiến xương bị giảm mật độ các chất và bị suy yếu dần đi. Vì vậy, hiện tượng khớp gối đau và kêu lục cục sẽ thường thấy ở phụ nữ sau sinh hay phụ nữ tiền mãn kinh.
- Ít vận động: Việc lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân khiến khớp gối ít tiết ra dịch nhờn, vì vậy hoạt động của nó cũng sẽ kém đi và thường xuyên phát ra tiếng kêu.
- Vận động nặng: Trong trường hợp bạn thường xuyên phải vận động nặng thì nguy cơ dẫn tới các bệnh lý về xương khớp càng nhiều. Khi quá sức chịu đựng, các khớp sẽ phát ra tiếng kêu cảnh báo bạn nên cẩn thận với thói quen làm việc quá sức của mình.
Chẩn đoán khi bị khớp đầu gối kêu như thế nào?
Dù nguyên nhân khiến khớp gối kêu liên tục là gì thì bạn cũng không nên chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục khoảng 1 tuần, tốt nhất bạn hãy tới thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị nếu cần.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa về xương khớp uy tín để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như:
- Quan sát: Bác sĩ sẽ dùng mắt thường để quan sát khớp gối xem có hiện tượng sưng, đỏ, bầm tím hay không.
- Hỏi: Bạn sẽ được hỏi về các tiền xử bệnh lý về khớp trước đó.
- Kiểm tra khớp: Bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện một vài động tác nhất định để quan sát phản ứng và khả năng vận động của khớp xương.
- Chụp X-quang: Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quan sát được hình ảnh chi tiết của mô xương. Chụp X- quang được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý về xương khớp, nhờ nó, bác sĩ cũng có thể phát hiện ra được nguyên nhân gây bệnh.
- Chụp MRI: Phương pháp chẩn đoán này còn gọi được là chụp cộng hưởng từ. MRI thường không được áp dụng phổ biến để chẩn đoán các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên nếu bác sĩ nghi ngờ khớp bị đau và kêu do liên quan tới mô mềm thì nó có thể được sử dụng. Phương pháp sẽ giúp thu thập thêm dữ liệu để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
- Chụp CT: Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính sẽ cho ra những hình ảnh cắt lớp xương khớp gối rõ ràng và chi tiết nhất. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ định vị được vị trí, cơ quan khớp đang bị tổn thương.
- Xét nghiệm máu: Trong đường hợp khớp gối phát ra tiếng kêu do bạn bị viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn hay bệnh gout thì xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác bệnh.
- Xét nghiệm dịch khớp: Thông thường phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác bạn có đang bị gout hay gãy xương kín gây nên tình trạng khớp gối kêu hay không.
Cách chữa trị khớp gối kêu khi co duỗi
Có rất nhiều cách chữa chứng khớp gối kêu khi co duỗi như điều trị bằng Tây y, Đông y hay mẹo dân gian. Tuy nhiên tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh và cơ địa của mình mà bạn nên lựa chọn phương
pháp sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Biện pháp Tây y chữa khớp gối kêu
Có rất nhiều biện pháp Tây y chữa khớp gối kêu mà bạn có thể áp dụng. Cụ thể gồm:
- Tập vật lý trị liệu: Nếu bạn ít khi nghe thấy tiếng kêu tại khớp gối đồng thời chưa có cảm giác đau tại vị trí này thì nên thử áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Một số bài tập được bác sĩ khuyên dùng là mát xa, xoa bóp khớp gối,…
- Uống thuốc: Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc để điều trị khớp gối kêu. Một số loại thuốc thông dụng gồm thuốc giảm đau hạ sốt Panadol, Acetaminophen và thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen, hay Naproxen.
- Tiêm thuốc cortisone vào khớp gối: Việc làm này sẽ giúp người bệnh giảm đáng kể tình trạng sưng đau khớp gối. Nhờ đó, tiếng kêu lạo xạo khi vận động khớp. Tuy nhiên phương pháp điều trị này lại không thể áp dụng lâu dài bởi, cortisone khi đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến thoái hóa sụn khớp khiến người bệnh đau dữ dội hơn.
- Tiêm dịch nhờn vào vị trí khớp gối: Nếu chất dịch nhờn trong khớp của bạn bị loãng sẽ làm gia tăng lực ma sát giữa các khớp gối. Lúc này tiếng kêu lục cục có thể sẽ xuất hiện thường xuyên. Vì vậy, việc tiêm chất nhờn vào khớp là việc làm cần thiết.
Chữa khớp gối kêu bằng Đông y
Trong kho tàng YHCT nhiều bài thuốc chữa thoái hóa khớp hiệu quả đã được lưu truyền. Bệnh lý này cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng khớp gối kêu lục cục. Trong đó, bài thuốc độc hoạt ký sinh thang hay PT 5 thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn bởi tác dụng tốt và không gây tác dụng phụ.
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh:
- Chuẩn bị độc hoạt, sinh địa, đảng sâm, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng mỗi loại 12g; tang ký sinh dùng 16g; Phòng phong, phục linh, bạch dược mỗi loại 10g; tần giao, xuyên khung 8g và tế tân, quế chi mỗi loại 4g.
- Tất cả nguyên liệu trên đem sắc với 1 lít nước. Chú ý đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn ⅓ thì tắt bếp.
- Chia chỗ thuốc sắc được làm 3 phần uống trong ngày khi ấm.
Bài thuốc PT5:
- Chuẩn bị thổ phục linh 16g; hà thủ ô, sinh địa, trinh nữ mỗi loại 12g; lá lốt, thiên niên kiện mỗi loại 10g và quế chi 8g.
- Chỗ nguyên liệu đã chuẩn bị cho bài thuốc PT5 cũng cho vào ấm sắc với 1 lít nước. Khi thuốc trong ấm cạn còn khoảng 3 bát nhỏ thì tắt bếp Chắt thuốc ra bát chia làm 3 phần bằng nhau dùng 3 lần trong ngày sau ăn khi còn ấm.
- Thực hiện liên tục 1 tuần ngày sẽ thấy giảm triệu chứng khớp gối kêu và sưng đau.
Mẹo dân gian điều trị tại nhà
Bên cạnh thuốc Tây y và Đông y, các mẹo dân gian cũng được khá nhiều người áp dụng để chữa chứng khớp gối kêu khi vận động. Một số mẹo phổ biến gồm:
- Chườm ấm: Đây là phương pháp giúp tăng cường tuần hoàn máu đến khớp gối. Thông qua đó giúp vận chuyển nhiều chất dinh dưỡng hơn tới các tế bào cơ xương khớp giúp khí huyết được lưu thông dễ dàng hơn. Nhờ vậy, tình trạng khớp gối kêu do nguyên nhân nào cũng có thể khắc phục được nhờ chườm ấm.
- Tắm nắng: Vitamin D có trong ánh nắng buổi sáng có thể giúp cơ xương khớp chúng ta khỏe mạnh hơn đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tốt nhất, mỗi ngày bạn nên tắm nắng từ 10 đến 15 phút vào khoảng 6 – 10 giờ sáng.
- Dùng rễ cây đinh lăng: Phương pháp này được khá nhiều người áp dụng và đã thành công. Mỗi ngày bạn hãy lấy 30g rễ đinh lăng khô sắc cùng 2 lít nước lọc sau đó chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày và có thể thay thế nước.
- Mẹo chữa khớp gối kêu bằng dây đau xương: Với phương pháp này, mỗi ngày bạn cần dùng 20g dây đau xương khô sắc thành thuốc uống. Ngoài ra, loại dược liệu này cũng có thể sử dụng dưới dạng đắp bằng cách dã nát dây đau xương tươi cùng với gừng, lá lốt, lưỡi hổ sau đó đem sao vàng cùng rượu để đắp lên khớp bị đau.
Biện pháp phòng ngừa khớp gối kêu
Khớp gối kêu không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn tác động tới tâm lý người bệnh, khiến họ lo lắng, mất tập trung trong công việc. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng một số biện pháp hiệu quả sau:
- Tập thể dục thường xuyên 15 đến 30 phút mỗi ngày sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn. Chú ý, nên lựa chọn các động tác phù hợp với độ tuổi và thể lực của bạn.
- Với nhân viên văn phòng do tính chất công việc phải ngồi nhiều nên cố gắng đứng lên vận động đi lại cách 2 tiếng một lần. Điều này sẽ giúp gân cốt được thư giãn.
- Tránh vận động nặng hoặc quá sức trong thời gian dài. Tốt nhất chỉ nên làm việc phù hợp với độ tuổi và sức lực của mình.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin và chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày.
- Tránh xa các thực phẩm không tốt cho xương khớp đặc biệt là rượu, bia đồ uống có ga hay thuốc lá và một số loại thức ăn nhanh cay nóng, nhiều dầu mỡ. Bởi chúng sẽ khiến cho xương khớp của bạn bị bào mòn và lão hóa nhanh hơn.
- Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì gây áp lực lớn cho xương khớp.
- Có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý nhất. Bởi chỉ khi cơ thể được nghỉ ngơi thì xương khớp mới có thể được tái tạo và làm lành tổn thương.
Vừa rồi là những thông tin hữu ích về vấn đề: Khớp gối kêu cảnh báo điều gì và cách để điều trị cũng như phòng tránh. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, tốt nhất bạn hãy nhờ đến sự tư vấn của các y bác sĩ đầu ngành.
Xem thêm: Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em – CT Thầy thuốc của bạn ngày 18/10/2015