Tẩy giun, hay còn gọi là sổ lãi, là quá trình loại bỏ ký sinh trùng đường ruột như giun. Cách tiếp xúc với ký sinh trùng phổ biến nhất là do ăn các loại thực phẩm hay nước uống bị ô nhiễm. May mắn thay, có nhiều cách để loại bỏ giun tại nhà như thuốc tẩy giun, các biện pháp tự nhiên đã được nghiên cứu xác minh.
Tẩy giun, hay còn gọi là sổ lãi, là quá trình loại bỏ ký sinh trùng đường ruột như giun. Cách tiếp xúc với ký sinh trùng phổ biến nhất là do ăn các loại thực phẩm hay nước uống bị ô nhiễm. May mắn thay, có nhiều cách để loại bỏ giun tại nhà như thuốc tẩy giun, các biện pháp tự nhiên đã được nghiên cứu xác minh.
Nhiễm giun là một tình trạng khá phổ biến. Hầu như bất cứ ai cũng từng một lần bị nhiễm giun trong đời. Các thuốc tẩy giun được nhiều người sử dụng vì tính an toàn, hiệu quả và dễ uống. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cách tẩy giun mà bạn có thể thực hiện với các nguyên liệu có sẵn tại nhà. Đó là những cách nào? Hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nhận biết các dấu hiệu nhiễm giun
Một số dấu hiệu giúp bạn xác định mình có nhiễm giun hay không:
- Theo dõi cảm giác ngứa ở bụng. Nếu nhiễm giun, bạn có thể cảm thấy ngứa không bình thường ở vùng bụng. Ngứa xảy ra do giun giải phóng các độc tố vào cơ thể và hệ thống miễn dịch đáp ứng lại giống như một phản ứng dị ứng.
- Hãy tìm bất kỳ phát ban có trên cơ thể. Giống như cảm giác ngứa, một phản ứng khác của hệ thống miễn dịch tạo ra là phát ban. Phát ban cũng do các chất lỏng độc hại tiết ra từ giun rò rỉ vào hệ thống, gây ra phản ứng nhạy cảm quá mức, do đó hình thành các nốt ban. Phát ban có thể sẽ xuất hiện như mụn đỏ và ngứa.
- Hãy chú ý đến các dấu hiệu đau ở bụng. Một số loại giun có thể tạo ra chướng ngại (hoặc tắc nghẽn) trong ruột. Một vài loại giun gây viêm loét, do đó có thể gây ra cơn đau dữ dội ở bụng. Các loại giun có thể gây ra tắc nghẽn trong ruột bao gồm: giun tròn, sán dây, giun móc.
- Theo dõi sự giảm cân đột ngột và không giải thích được. Nếu cơ thể có giun, bạn có thể bị giảm cân đột ngột mà không do cố ý. Nguyên nhân là do giun hút các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn, có nghĩa bạn không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể thường hấp thu sau khi ăn.
- Theo dõi xem có triệu chứng nôn hay ho. Những triệu chứng này thường hay gặp nhất với nhiễm giun đũa. Đây là loại giun có xu hướng di chuyển từ dạ dày vào vùng ngực. Khi di chuyển, chúng có thể khiến bạn buồn nôn do có một vật lạ di chuyển trong hệ thống cơ thể.
- Hãy tìm máu trong phân. Một số loại giun, đặc biệt là giun móc, móc vào thành ruột và treo thân vào lớp niêm mạc ruột, do đó có thể gây ra vết thương trên ruột. Dù giun có di chuyển hay không, vết thương sẽ tiếp tục chảy máu. Máu sẽ theo đường ruột và theo phân ra ngoài. Máu có thể xuất hiện màu đỏ trong phân hoặc phân có thể trông đen do máu cũ.
Thuốc tẩy giun
Theo các chuyên gia, bạn nên dùng thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần cho dù có bị nhiễm giun hay không. Thuốc tẩy giun là cách diệt giun nhanh, hiệu quả và an toàn nhất. Sau đây là một số thuốc tẩy giun được nhiều người tin dùng.
Nhiễm giun là một tình trạng khá phổ biến. Hầu như bất cứ ai cũng từng một lần bị nhiễm giun trong đời. Các thuốc tẩy giun được nhiều người sử dụng vì tính an toàn, hiệu quả và dễ uống. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều cách tẩy giun mà bạn có thể thực hiện với các nguyên liệu có sẵn tại nhà. Đó là những cách nào? Hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Nhận biết các dấu hiệu nhiễm giun
Một số dấu hiệu giúp bạn xác định mình có nhiễm giun hay không:
- Theo dõi cảm giác ngứa ở bụng. Nếu nhiễm giun, bạn có thể cảm thấy ngứa không bình thường ở vùng bụng. Ngứa xảy ra do giun giải phóng các độc tố vào cơ thể và hệ thống miễn dịch đáp ứng lại giống như một phản ứng dị ứng.
- Hãy tìm bất kỳ phát ban có trên cơ thể. Giống như cảm giác ngứa, một phản ứng khác của hệ thống miễn dịch tạo ra là phát ban. Phát ban cũng do các chất lỏng độc hại tiết ra từ giun rò rỉ vào hệ thống, gây ra phản ứng nhạy cảm quá mức, do đó hình thành các nốt ban. Phát ban có thể sẽ xuất hiện như mụn đỏ và ngứa.
- Hãy chú ý đến các dấu hiệu đau ở bụng. Một số loại giun có thể tạo ra chướng ngại (hoặc tắc nghẽn) trong ruột. Một vài loại giun gây viêm loét, do đó có thể gây ra cơn đau dữ dội ở bụng. Các loại giun có thể gây ra tắc nghẽn trong ruột bao gồm: giun tròn, sán dây, giun móc.
- Theo dõi sự giảm cân đột ngột và không giải thích được. Nếu cơ thể có giun, bạn có thể bị giảm cân đột ngột mà không do cố ý. Nguyên nhân là do giun hút các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn ăn, có nghĩa bạn không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể thường hấp thu sau khi ăn.
- Theo dõi xem có triệu chứng nôn hay ho. Những triệu chứng này thường hay gặp nhất với nhiễm giun đũa. Đây là loại giun có xu hướng di chuyển từ dạ dày vào vùng ngực. Khi di chuyển, chúng có thể khiến bạn buồn nôn do có một vật lạ di chuyển trong hệ thống cơ thể.
- Hãy tìm máu trong phân. Một số loại giun, đặc biệt là giun móc, móc vào thành ruột và treo thân vào lớp niêm mạc ruột, do đó có thể gây ra vết thương trên ruột. Dù giun có di chuyển hay không, vết thương sẽ tiếp tục chảy máu. Máu sẽ theo đường ruột và theo phân ra ngoài. Máu có thể xuất hiện màu đỏ trong phân hoặc phân có thể trông đen do máu cũ.
Thuốc tẩy giun
Theo các chuyên gia, bạn nên dùng thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần cho dù có bị nhiễm giun hay không. Thuốc tẩy giun là cách diệt giun nhanh, hiệu quả và an toàn nhất. Sau đây là một số thuốc tẩy giun được nhiều người tin dùng.
- Albendazole. Loại thuốc này không cho giun lớn lên và sinh sản trong cơ thể, đồng thời cũng loại bỏ giun đã có. Khi bạn bị nhiễm giun, bác sĩ rất có thể khuyên bạn nên uống thuốc tẩy giun này trong vòng một năm để ngăn chặn sự tái phát của giun. Nói chuyện với bác sĩ về toa thuốc và làm theo hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc. Bạn nên uống mỗi viên thuốc cùng bữa ăn. Phụ nữ mang thai và những người có bệnh mãn tính như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm không nên dùng thuốc này.
- Pyrantel pamoate. Loại thuốc này tập trung chủ yếu vào việc loại bỏ giun kim và giun móc. Thuốc này làm tê liệt hệ thần kinh của giun và làm giun chết. Giun sẽ theo phân đi ra ngoài một cách dễ dàng. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về đơn thuốc. Bạn chỉ cần uống một liều duy nhất, nhưng phải làm theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Đừng dùng thuốc này nếu bạn đang mang thai hoặc có bệnh gan.
- Mebendazole. Thuốc tẩy giun này giúp trị giun tóc, giun móc, giun tròn và giun kim đồng thời ngăn ngừa giun nhiễm lại vào cơ thể trong tương lai. Thuốc này uống dưới dạng thuốc nhai và bạn có thể nhai 2 lần một ngày, trong 3 ngày.
- Niclosamid. Thuốc này được thiết kế đặc biệt để chống lại sán dây lùn, sán dây bò và sán dây cá. Niclosamid sẽ cách ly và tiêu diệt chúng. Giun sán chết sẽ theo phân ra ngoài. Thuốc này không được kê toa nếu bạn có giun kim hoặc giun tròn.
Tẩy giun với các biện pháp tự nhiên đã được kiểm chứng
- Albendazole. Loại thuốc này không cho giun lớn lên và sinh sản trong cơ thể, đồng thời cũng loại bỏ giun đã có. Khi bạn bị nhiễm giun, bác sĩ rất có thể khuyên bạn nên uống thuốc tẩy giun này trong vòng một năm để ngăn chặn sự tái phát của giun. Nói chuyện với bác sĩ về toa thuốc và làm theo hướng dẫn cụ thể cách sử dụng thuốc. Bạn nên uống mỗi viên thuốc cùng bữa ăn. Phụ nữ mang thai và những người có bệnh mãn tính như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm không nên dùng thuốc này.
- Pyrantel pamoate. Loại thuốc này tập trung chủ yếu vào việc loại bỏ giun kim và giun móc. Thuốc này làm tê liệt hệ thần kinh của giun và làm giun chết. Giun sẽ theo phân đi ra ngoài một cách dễ dàng. Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về đơn thuốc. Bạn chỉ cần uống một liều duy nhất, nhưng phải làm theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Đừng dùng thuốc này nếu bạn đang mang thai hoặc có bệnh gan.
- Mebendazole. Thuốc tẩy giun này giúp trị giun tóc, giun móc, giun tròn và giun kim đồng thời ngăn ngừa giun nhiễm lại vào cơ thể trong tương lai. Thuốc này uống dưới dạng thuốc nhai và bạn có thể nhai 2 lần một ngày, trong 3 ngày.
- Niclosamid. Thuốc này được thiết kế đặc biệt để chống lại sán dây lùn, sán dây bò và sán dây cá. Niclosamid sẽ cách ly và tiêu diệt chúng. Giun sán chết sẽ theo phân ra ngoài. Thuốc này không được kê toa nếu bạn có giun kim hoặc giun tròn.
Tẩy giun với các biện pháp tự nhiên đã được kiểm chứng
Bên cạnh các thuốc tẩy giun cho hiệu quả cao, một số biện pháp tự nhiên đã được kiểm chứng cũng cho kết quả diệt giun rất khả quan như:
- Ăn hạt đu đủ. Hạt đu đủ chứa carpaine, benzylisothiocyanate, benzylglucosinolate, glucotropacolin, benzylthiourea, hentriacontane, sitosterol, caricin và một loại enzyme gọi là myrosin. Tất cả các chất này đều góp phần tiêu diệt ký sinh trùng. Chúng giúp ruột co lại và giảm viêm do giun. Bạn có thể ăn toàn bộ hạt hoặc sấy khô chúng và tán thành bột, uống cùng với sữa chua và mật ong.
- Ăn dứa. Loại trái cây này có chứa enzyme tiêu hóa gọi là bromelain, chống lại sán dây bằng cách loại bỏ các gốc tự do do giun sản xuất. Nồng độ axit có trong dứa cũng làm giảm lượng glucose cần thiết cho giun, bỏ đói chúng và làm giun chết.
- Dùng hỗn hợp nước ép chuối và chanh. Nghiền nát một quả chuối, sau đó trộn với một muỗng cà phê nước cốt chanh. Chuối hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp loại bỏ giun. Các oligosaccharides có trong chuối kích thích ruột co lại, trong khi chanh có tính kháng khuẩn, đặc tính diệt sinh vật đơn bào giúp giết ký sinh trùng.
- Uống nước ép lựu. Bạn có thể uống 5 ly nước ép từ quả lựu mỗi ngày để làm sạch ruột và loại bỏ các ký sinh trùng. Mỗi ly thường chứa khoảng 237ml nước lựu.
- Ăn hạt bí ngô. Hạt bí ngô có chứa một hợp chất gọi là cucurbitacins làm tê liệt giun trong cơ thể bằng cách tấn công vào hệ thần kinh của chúng, khiến chúng ngừng phát triển và cuối cùng chết. Những hạt này cũng chứa một số chất dinh dưỡng diệt giun khác như flavonoids, palmitic, oleic và axit linoleic. Bạn nên ăn ít nhất 10 đến 15 hạt bí ngô một ngày.
- Uống 1–2 thìa dầu thầu dầu một ngày. Nếu bạn quyết định sử dụng phương pháp này, bạn nên dùng dầu thầu dầu khi dạ dày trống để có hiệu quả tốt hơn. Dầu gây ra tiêu chảy giúp tống giun ra khỏi cơ thể. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này, vì một số loại giun như giun móc, gắn vào thành ruột nên tiêu chảy có thể làm cho chúng bám chắc hơn và gây đau nhiều hơn.
- Hãy thử các loại thảo mộc và chiết xuất khác. Một số loại thảo mộc và chiết xuất cũng có các đặc tính diệt giun. Bạn có thể tăng số lượng các loại thảo mộc dùng trong nấu ăn hoặc uống bổ sung. Các loại thảo mộc và chiết xuất bao gồm:
- Tỏi: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn 1–2 tép tỏi mỗi ngày có thể chống lại ký sinh trùng đường ruột. Tỏi có chứa allicin, một kháng sinh phổ rộng có thể tiêu diệt ký sinh trùng.
- Dầu dừa: dầu dừa chứa axit caprylic, trong đó có axit béo chuỗi trung bình có thành phần chống ký sinh trùng và chống vi khuẩn.
- Dầu oregano: chiết xuất này có hai đặc tính kháng khuẩn, thymol và carvacrol giúp quản lý nhiễm ký sinh trùng.
Bên cạnh các thuốc tẩy giun cho hiệu quả cao, một số biện pháp tự nhiên đã được kiểm chứng cũng cho kết quả diệt giun rất khả quan như:
- Ăn hạt đu đủ. Hạt đu đủ chứa carpaine, benzylisothiocyanate, benzylglucosinolate, glucotropacolin, benzylthiourea, hentriacontane, sitosterol, caricin và một loại enzyme gọi là myrosin. Tất cả các chất này đều góp phần tiêu diệt ký sinh trùng. Chúng giúp ruột co lại và giảm viêm do giun. Bạn có thể ăn toàn bộ hạt hoặc sấy khô chúng và tán thành bột, uống cùng với sữa chua và mật ong.
- Ăn dứa. Loại trái cây này có chứa enzyme tiêu hóa gọi là bromelain, chống lại sán dây bằng cách loại bỏ các gốc tự do do giun sản xuất. Nồng độ axit có trong dứa cũng làm giảm lượng glucose cần thiết cho giun, bỏ đói chúng và làm giun chết.
- Dùng hỗn hợp nước ép chuối và chanh. Nghiền nát một quả chuối, sau đó trộn với một muỗng cà phê nước cốt chanh. Chuối hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp loại bỏ giun. Các oligosaccharides có trong chuối kích thích ruột co lại, trong khi chanh có tính kháng khuẩn, đặc tính diệt sinh vật đơn bào giúp giết ký sinh trùng.
- Uống nước ép lựu. Bạn có thể uống 5 ly nước ép từ quả lựu mỗi ngày để làm sạch ruột và loại bỏ các ký sinh trùng. Mỗi ly thường chứa khoảng 237ml nước lựu.
- Ăn hạt bí ngô. Hạt bí ngô có chứa một hợp chất gọi là cucurbitacins làm tê liệt giun trong cơ thể bằng cách tấn công vào hệ thần kinh của chúng, khiến chúng ngừng phát triển và cuối cùng chết. Những hạt này cũng chứa một số chất dinh dưỡng diệt giun khác như flavonoids, palmitic, oleic và axit linoleic. Bạn nên ăn ít nhất 10 đến 15 hạt bí ngô một ngày.
- Uống 1–2 thìa dầu thầu dầu một ngày. Nếu bạn quyết định sử dụng phương pháp này, bạn nên dùng dầu thầu dầu khi dạ dày trống để có hiệu quả tốt hơn. Dầu gây ra tiêu chảy giúp tống giun ra khỏi cơ thể. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này, vì một số loại giun như giun móc, gắn vào thành ruột nên tiêu chảy có thể làm cho chúng bám chắc hơn và gây đau nhiều hơn.
- Hãy thử các loại thảo mộc và chiết xuất khác. Một số loại thảo mộc và chiết xuất cũng có các đặc tính diệt giun. Bạn có thể tăng số lượng các loại thảo mộc dùng trong nấu ăn hoặc uống bổ sung. Các loại thảo mộc và chiết xuất bao gồm:
- Tỏi: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn 1–2 tép tỏi mỗi ngày có thể chống lại ký sinh trùng đường ruột. Tỏi có chứa allicin, một kháng sinh phổ rộng có thể tiêu diệt ký sinh trùng.
- Dầu dừa: dầu dừa chứa axit caprylic, trong đó có axit béo chuỗi trung bình có thành phần chống ký sinh trùng và chống vi khuẩn.
- Dầu oregano: chiết xuất này có hai đặc tính kháng khuẩn, thymol và carvacrol giúp quản lý nhiễm ký sinh trùng.
Xem thêm: Hội chứng rối loạn sinh tủy