Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Mẹo hay ngâm chân chữa mất ngủ tại nhà bạn nên thử

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Thực tế, mẹo chữa này đã được khoa học công nhận có tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giải phóng căng thẳng và giúp ngủ ngon, sâu giấc.

Ngâm chân với thảo dược gì dễ ngủ?

Có nên ngâm chân chữa mất ngủ?

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Theo quan niệm của y học cổ truyền, chân là gốc của cơ thể với hơn 60 huyệt đạo và kinh mạch, chi phối toàn bộ các cơ quan nội tạng.

Ngâm chân có tác dụng làm dịu thần kinh trung ương, thư giãn cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu. Nếu sử dụng thêm một số thảo dược, tinh chất từ dược liệu có khả năng đi vào kinh mạch giúp giải phóng khí huyết ứ trệ, giảm căng thẳng và kích thích não bộ sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh.

Mặc dù là cách chữa có nguồn gốc từ dân gian nhưng hiệu quả của các bài thuốc ngâm chân đã được công nhận về phương diện khoa học. Các nghiên cứu cho thấy, ngâm chân với thảo dược có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ làm giảm tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc giữa đêm. Đồng thời thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng tê bì chân tay và giải cảm khá hiệu quả.

Ngâm chân giúp đả thông kinh mạch, tán phong hàn và làm an dịu thần kinh

Bên cạnh đó, các bài thuốc ngâm chân còn giúp thanh thải độc tố, điều hòa huyết áp và tăng cường vệ khí (sức đề kháng của cơ thể). Một số loại thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc ngâm chân còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, kháng khuẩn và ức chế nấm men.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để thực hiện bài thuốc ngâm chân. So với sử dụng thuốc an thần trị mất ngủ, mẹo chữa này có độ an toàn cao, ít bị phụ thuộc và có thể áp dụng trong thời gian dài.

Tham khảo 10 mẹo ngâm chân chữa mất ngủ đơn giản tại nhà

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo đơn giản, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà. Để cải thiện tình trạng khó ngủ và ngủ không sâu giấc, bạn có thể thực hiện 1 trong 10 mẹo sau đây:

1. Ngâm chân với nước muối – Cách trị mất ngủ đơn giản nhất

Ngâm chân với nước muối là cách chữa mất ngủ đơn giản và dễ thực hiện. Nếu áp dụng thường xuyên, bạn có thể cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc giữa đêm. Theo kinh nghiệm từ dân gian, muối có tác dụng tả hỏa, thanh tâm, giải độc và lương huyết. Do đó, ngâm chân với nước muối có thể điều hòa huyết áp, làm giảm tình trạng tim hồi hộp, thanh thải độc tố và giải phóng nhiệt độc tích tụ trong cơ thể.

Nhiệt độ ấm từ nước sẽ dẫn muối vào kinh mạch, từ đó tác động đến các cơ và mạch máu trong cơ thể, mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái. Ngoài tác dụng đối với giấc ngủ, ngâm chân cùng với nước muối ấm còn giúp giảm tình trạng đau mỏi, tê bì chân và tăng vệ khí của cơ thể.

Ngâm chân với nước muối ấm là cách chữa mất ngủ đơn giản và dễ thực hiện

Cách pha nước muối ấm ngâm chân chữa mất ngủ:

2. Chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân với hoa cúc

Hoa cúc là thảo dược tự nhiên có tác dụng an thần, giải phóng căng thẳng và mệt mỏi. Thảo dược này không chỉ được dùng để chế biến thành các loại trà thơm ngon và bổ dưỡng mà còn được nhân dân tận dụng để thực hiện bài thuốc ngâm chân.

Với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hạ áp và an thần, hoa cúc có khả năng giảm tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, giải phóng căng thẳng và mệt mỏi. Ngâm chân với thảo dược này vào mỗi buổi tối có thể cải thiện chất lượng và thời gian ngủ đáng kể. Ngoài ra, mùi thơm dịu nhẹ từ hoa cúc còn tạo cảm giác sảng khoái, giúp não bộ thư giãn và ngủ sâu giấc hơn.

Ngâm chân với hoa cúc có thể giảm căng thẳng, xua tan cảm giác lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Cách thực hiện bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ từ hoa cúc:

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kết hợp với trà hoa cúc trị mất ngủ để tăng hiệu quả.

3. Ngâm chân với ngải cứu trị mất ngủ

Ngải cứu (ngải diệp) là thảo dược quen thuộc đối với người Việt. Vị thuốc này thường được sử dụng để chế biến các món ăn bổ huyết hoặc dùng trong các bài thuốc chườm đắp giảm đau nhức xương khớp. Ngoài ra, ngải cứu còn được tận dụng để thực hiện bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ.

Dược liệu này có vị đắng, hơi cay, tính ấm, tác dụng giải đau, cầm máu và khứ hàn. Vì vậy dùng ngải cứu ngâm chân có thể giải phóng hàn, phong tích tụ trong cơ thể, thư giãn cơ bắp, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm ấm cơ thể. Toàn cây ngải cứu đều chứa tinh dầu thơm đặc trưng. Tinh dầu từ thảo dược này có thể làm dịu hệ thần kinh trung ương, giảm căng thẳng và mang lại tinh thần thoải mái.

Thực hiện bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu đều đặn mỗi đêm có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ đến muộn, ngủ không sâu, khó ngủ và luôn cảm thấy mệt mỏi sau khi thức giấc.

Ngải cứu có tác dụng tán phong hàn, chỉ thống và mang lại tinh thần thoải mái, sảng khoái

Cách ngâm chân chữa mất ngủ từ cây ngải cứu:

Vì có tác dụng tán hàn, chống viêm và chỉ thống nên bài thuốc ngâm chân từ ngải cứu còn giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện tình trạng chân tay lạnh và tê mỏi do chứng phong tê thấp. Do đó, bài thuốc này rất thích hợp với người cao tuổi bị mất ngủ do xương khớp đau nhức và tê mỏi kéo dài.

4. Bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ với tinh dầu tràm

Dầu tràm thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp vì có tác dụng thông mũi họng và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có tác dụng trấn kinh (giảm căng thẳng), cải thiện cơn đau và an thần (làm dịu hệ thần kinh trung ương).

Do đó, nhân dân còn sử dụng dầu tràm để làm bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ, giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Thảo dược này có tính ấm, có khả năng đi sâu vào các kinh mạch, giải phóng khí huyết ứ trệ, tán phong hàn và điều hòa tuần hoàn máu.

Ngoài ra, dầu tràm còn có mùi thơm vô cùng dễ chịu. Mùi thơm từ dược liệu này giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ làm giảm căng thẳng và giúp não bộ thư giãn. Do đó, thực hiện bài thuốc ngâm chân từ tinh dầu tràm có thể cải thiện các rối loạn giấc ngủ thường gặp như ngủ chập chờn, mất ngủ, khó ngủ và dễ thức giấc giữa đêm.

Ngâm chân với dầu tràm giúp cải thiện giấc ngủ, làm ấm cơ thể và giảm nhẹ chứng cảm mạo

Hướng dẫn thực hiện:

Bài thuốc ngâm chân với tinh dầu tràm còn có tác dụng làm giảm các chứng bệnh do nhiễm phong hàn như cơ thể sợ lạnh, mệt mỏi, chảy nước mũi, đau đầu, ho,…

5. Ngâm chân với gừng và muối giúp dễ ngủ

Ngâm chân với gừng và muối là bài thuốc được áp dụng rất phổ biến. Bài thuốc này thường được dùng trong trường hợp mất ngủ, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chi dưới tê mỏi và cơ thể đau nhức do nhiễm phong hàn. Với tính ấm, tác dụng giải độc, tán phong hàn và giải biểu, bài thuốc ngâm chân từ gừng có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, giải phóng căng thẳng và mang lại cảm giác thư giãn.

Ngoài ra, mẹo chữa này còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do cảm lạnh như người mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi, ho, đau đầu,… Các triệu chứng này thường bùng phát mạnh về đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn và ảnh hưởng. Do đó bằng cách kiểm soát các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, bài thuốc ngâm chân từ gừng có thể cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ đáng kể.

Ngâm chân bằng nước gừng và muối có khả năng chữa mất ngủ, giảm đau đầu và ho do nhiễm lạnh

Cách thực hiện bài thuốc ngâm chân từ gừng và muối chữa mất ngủ:

6. Ngâm chân bằng lá lốt – Giảm mất ngủ và nhức mỏi

Trên thực tế, mất ngủ không chỉ là hệ quả do thần kinh căng thẳng mà còn có thể là ảnh hưởng của các chứng bệnh khác. Tình trạng tê mỏi và đau nhức xương khớp mãn tính có thể khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể áp dụng cách chữa mất ngủ bằng bài thuốc ngâm chân từ lá lốt.

Lá lốt (tất bát) là cây thuốc nam quen thuộc, được sử dụng trong nhiều món ăn và bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu này có mùi thơm nồng, vị cay, tính ấm, tác dụng hạ khí, tán hàn, ôn trung và chỉ thống. Sử dụng lá lốt ngâm chân có thể giảm đau mỏi, tê bì chân tay và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Ngoài ra, thực hiện bài thuốc này khi thời tiết thay đổi có thể phòng ngừa được các bệnh cảm mạo và đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.

Cách thực hiện bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ từ lá lốt:

7. Chữa mất ngủ bằng bài thuốc ngâm chân từ đại hồi

Đại hồi là vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng để chế biến món ăn hoặc dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Vị thuốc này có mùi thơm, tính ấm, vị cay ngọt, tác dụng kiện tỳ, tán hàn, chỉ thống và ôn thận. Thông thường, đại hồi được sử dụng để kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, dược liệu này còn được sử dụng để làm bài thuốc ngâm chân.

Ngâm chân với nước đại hồi có tác dụng làm ấm cơ thể, tán phong hàn, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau nhức xương khớp. Đồng thời hỗ trợ giảm căng thẳng, mang lại cảm giác thư thái, thoải mái và làm giảm tình trạng khó ngủ, mất ngủ.

Ngâm chân với nước đại hồi sắc giúp cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ đáng kể

Cách dùng đại hồi chữa chứng mất ngủ:

8. Ngâm chân với hồng hoa – Bài thuốc trị mất ngủ đơn giản

Hồng hoa có vị cay, tính ấm, tác dụng thông kinh, hoạt huyết và khu ứ. Sử dụng thảo dược này ngâm chân có tác dụng giảm căng thẳng, thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể. Ngoài ra, bài thuốc ngâm chân từ hồng hoa còn giúp dưỡng ẩm da, làm mềm gót chân và nuôi dưỡng làn da trắng sáng, mịn màng.

Bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ bằng hồng hoa:

9. Chữa mất ngủ bằng cách ngâm chân với vỏ quế

Quế là một trong 4 vị thuốc quý của Đông y “sâm, nhung, quế, phụ”. Vị thuốc này có vị cay ngọt, tính ấm, mùi thơm, tác dụng hoạt huyết, thông kinh, hàn khí, tán hàn và chỉ thống. Ngâm chân với vỏ quế giúp làm ấm cơ thể, an thần, cải thiện tình trạng đau nhức và tê mỏi chi dưới.

Ngoài ra, hoạt chất cinnamaldehyde trong thảo dược này còn được chứng minh có hiệu quả ức chế thần kinh trung ương. Từ đó giúp não bộ thư giãn, giảm mệt mỏi và dễ chìm vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, vỏ quế còn chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại tinh thần thư giãn và thoải mái.

Vỏ quế – Vị thuốc ngâm chân trị mất ngủ hiệu quả

Cách thực hiện mẹo ngâm chân chữa mất ngủ từ vỏ quế:

10. Ngâm chân với trà xanh trị mất ngủ

Trà xanh là thảo dược quen thuộc, thường được dùng để hãm trà hoặc sử dụng để nấu nước tắm trị các bệnh ngoài da. Mặc dù trà xanh chứa hàm lượng caffeine cao và có thể gây mất ngủ, tuy nhiên bài thuốc ngâm chân từ thảo dược này lại có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng và cải thiện tình trạng khó ngủ.

Bài thuốc ngâm chân từ trà xanh còn có tác dụng làm sạch da, dưỡng ẩm và phục hồi các tế bào hư tổn. Đồng thời ức chế sự phát triển của các loại nấm men thường gây nấm móng, nấm kẽ chân,…

Cách thực hiện:

Một số lưu ý khi ngâm chân chữa mất ngủ tại nhà

Ngâm chân chữa mất ngủ là mẹo đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà. Các mẹo chữa này chủ yếu tận dụng nguyên liệu tự nhiên nên có độ an toàn cao, lành tính và chi phí thấp. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả chữa mất ngủ và hạn chế một số rủi ro, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề quan trọng trước khi áp dụng các bài thuốc ngâm chân.

Tránh áp dụng mẹo ngâm chân trị mất ngủ trong thời gian hành kinh và sau khi ăn no

Một số lưu ý khi áp dụng mẹo ngâm chân trị mất ngủ:

Hy vọng qua 10 mẹo ngâm chân chữa mất ngủ được tổng hợp trong bài viết, bạn đọc có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý, các mẹo chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó trong trường hợp cần thiết, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Nguồn: https://ihs.org.vn/ngam-chan-chua-mat-ngu-41678.html

Xem thêm: Ung thư đại trực tràng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rate this post
Exit mobile version