Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Nên chữa gút bằng bài thuốc dân gian hay Hoàng Tiên Đan?

Nếu các bài thuốc dân gian trị gút ghi điểm với sự gần gũi, an toàn, thân thiện và tiết kiệm thì Hoàng Tiên Đan lại nổi bật với hiệu quả trị gút cao và khả năng “cắt” được tận gốc căn nguyên gây bệnh. Bởi vậy, nhiều người cho rằng các bài thuốc dân gian trị gút và Hoàng Tiên Đan không khác nào “kẻ tám lạng, người nửa cân”.

Đánh bật các phương pháp khác nhờ lịch sử ngàn đời

Không phải ngẫu nhiên mà các bài thuốc dân gian trị gút lại có sức trường tồn và ăn sâu trong tâm thức của những người bệnh gút đến như vậy. Vì từ ngàn năm trước, khi y dược học hiện đại chưa phát triển, khi axít uric chưa được biết đến là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gút thì tại Việt Nam, ông cha ta đã dựa theo các nguyên lý của y học cổ truyền để điều trị gút.

 

Bài thuốc dân gian được rất nhiều bệnh nhân gút ưa chuộng

Theo y học cổ truyền, gút còn gọi là thống phong do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn. Khi khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ sẽ hình thành các u cục tophi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.

Dựa trên nguyên tắc điều trị thống phong theo đông y, người xưa đã sử dụng một số loại thảo dược thân thuộc, sẵn có như lá lốt, trầu không, tía tô, lá vối… để loại bỏ gút.

Lá lốt: Chứa alcaloid, flavonoid, tinh dầu, thành phần chính là beta – caryophylen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Lá lốt có vị cay, tính ấm nên có tác dụng ôn trung, khứ hàn, chỉ thống. Có thể chế lá lốt thành các món ăn, pha với nước muối ấm ngâm chân hoặc sắc thành dạng nước uống để điều trị gút. Tuy nhiên, lá lốt có vị nồng ấm do đó chỉ nên ăn 50-100g/ ngày, sử dụng quá nhiều sẽ gây nóng, nhiệt miệng, táo bón và đau dạ dày.

 

Tía tô – bài thuốc điều trị gút quen thuộc

Tía tô:Có vị cay, tính ấm, tác động vào 3 kinh tâm, tỳ, phế có tác dụng phát tán phong hàn. Hàm lượng tinh dầu trong tía tô lớn nên có tác dụng chống viêm, giảm đau, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn giúp giảm nhanh cơn gút cấp. Bệnh nhân gút có thể sắc uống thường xuyên hoặc giã, đắp vào chỗ sưng viêm. Bên cạnh đó, dùng nước sắc từ lá tía tô uống hàng ngày còn giúp lợi tiểu nên nhiều người nhận định rằng tía tô giúp tăng cường đào thải axít uric trong máu ra ngoài nhưng hiện chưa có một nghiên cứu khoa học độc lập nào minh chứng cho điều này cả.

Ngoài ra, sử dụng lá tía tô lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Lá tía tô cũng được khuyến cáo không nên dùng trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi. Người bệnh cũng không nên tự ý dùng lá tía tô bừa bãi với liều lượng quá nhiều vì sẽ nguy hại đến sức khỏe.

Trầu không:Chứa 2,4% tinh dầu và Favonoid, có tác dụng chống viêm tự nhiên, giảm đau thần kinh, phục hồi các khớp. Trầu không còn giúp cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.

Tác dụng điều trị gút của trầu không được tăng lên khi được ngâm trong nước dừa xiêm và uống mỗi ngày. Bởi nước dừa được coi là một chất điện phân tự nhiên giúp tăng cường sự trao đổi chất và cân bằng chuyển hóa các chất trong cơ thể. Uống nước dừa cũng giúp loại bỏ các cholesterol gây bệnh tim mạch đồng thời kháng khuẩn, chống viêm, khử độc tố, giảm lượng axít lactic và axít uric tăng cao trong máu.

Tuy nhiên sự kết hợp này thường tốn thời gian của người sử dụng và đặc biệt hiện nay người bệnh vẫn chưa biết hàm lượng kết hợp sao cho đủ và đúng để giảm được triệu chứng bệnh gút. Ngoài ra, theo BS Trần Văn Năm – Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. HCM thì việc áp dụng lá trầu không và nước dừa để chữa bệnh gút chỉ là  kinh nghiệm được người này truyền cho người khác chứ chưa hề được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền.

 

Đậu xanh giúp thanh nhiệt, giảm sưng viêm hiệu quả

Đậu xanh: Trong đậu xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu chất đạm, thanh nhiệt giải độc, điều hòa ngũ tạng. Đậu xanh được dùng như một loại thức ăn hoặc được hãm thành nước uống mỗi ngày. Theo đông y, hạt đậu xanh có lợi trong việc thanh nhiệt giải độc, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, là loại hạt có tính mát, lành và trừ được các bệnh thuộc nhiệt, giúp giảm sưng viêm cho bệnh gút một cách hiệu quả. Nhưng đậu xanh có thể làm hạ huyết áp nếu sử dụng nhiều, bên cạnh đó, đậu xanh còn làm giã thuốc, giảm tác dụng của thuốc nên khi sử dụng bài thuốc trị gút từ đậu xanh, người bệnh không nên dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác.

Lá vối tươi:Sở dĩ lá vối tươi được dùng trong điều trị bệnh gút là vì nó giúp tiêu hóa thức ăn có nhiều chất dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu, tiêu độc. Bệnh nhân gút do ăn nhiều chất béo, đồ ngọt dẫn đến việc ứ đọng nhiều axít uric, mặt khác, khi bị bệnh gút chức năng đào thải axít uric của thận cũng bị suy giảm, dẫn đến tình trạng gây sưng đau, nóng đỏ ở các khớp. Do đó, nhiều người cho rằng chỉ cần thường xuyên uống nước lá vối tươi sẽ giúp làm đào thải axít uric ra ngoài góp phần điều trị bệnh gút.

Tuy nhiên, do nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng nên uống nước vối khi đói sẽ gây cồn cào, làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Đôi khi uống quá nhiều còn gây rối loạn tiêu hóa và hạn chế sự hấp thu dưỡng chất. Chưa kể, lá vối còn ảnh hưởng đến hệ bài tiết, do đó chỉ nên uống 1 cốc/ ngày là tốt nhất. Những nghiên cứu gần đây còn khẳng định, nếu để đào thải hết một cốc nước lọc chỉ mất 30 – 40 phút thì cũng trong khoảng thời gian trên cơ thể chỉ thải loại được 1/5 lượng nước vối đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ nên rất có hại cho hệ bài tiết.

– Rau cải bẹ xanh:Còn gọi là cải bẹ đắng có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt cải bẹ xanh không có nhân purin để tổng hợp nên axít uric. Cải bẹ xanh còn có công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể nên người bệnh gút có thể ăn hoặc nấu nước uống để điều trị bệnh gút. Nhược điểm của cải bẹ xanh là vị hơi đắng, mùi hơi nồng nên khá kén người dùng. Chưa kể, cải bẹ xanh còn rất lợi tiểu, việc phải đi tiểu thường xuyên vô tình khiến thận phải hoạt động nhiều, khiến thận mệt mỏi và yếu hơn làm bệnh gút càng trầm trọng, khó chữa.

 

Cải bẹ xanh được nhiều người dùng để trị gút

Nhưng các bài thuốc dân gian trị gút vẫn có điểm trừ

Có thể nói, bên cạnh ưu điểm có lịch sử lâu đời, mang lại sự an toàn, thân thiện cho người dùng, các bài thuốc dân gian còn có thêm một điểm cộng nữa là tiết kiệm vì toàn là những cây cỏ sẵn có, dễ kiếm tìm.

Song các bài thuốc dân gian trị gút cũng sở hữu nhiều nhược điểm. Trước hết là nguy cơ làm hạ huyết áp. Vì thế trong quá trình điều trị gút cần theo dõi huyết áp chặt chẽ để không bị tụt huyết áp. Tiếp đó, việc chế biến các bài thuốc dân gian trị gút cũng khá kỳ công, mất thời gian (đi hái về ngâm nước muối, rửa sạch, đun nấu, để nguội rồi sử dụng…) không phù hợp với những người bận rộn và phải di chuyển nhiều nhất là khi người bệnh đột ngột tái phát cơn đau gút thì không có sẵn để sử dụng. Sau nữa, những nguyên liệu trong các bài thuốc này có thể chứa thuốc bảo quản thực vật, sâu bọ, bụi bẩn, tạp chất… sẽ gây kích ứng da hoặc ngộ độc. Cuối cùng, hạn chế lớn nhất của các bài thuốc này chính là phải điều trị kéo dài nhưng chỉ có tác dụng chung chung (thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm sưng…) nên không thể điều trị triệt để bệnh gút. Do đó, nếu ngừng sử dụng cơn đau gút sẽ lại tái phát và biến chứng trầm trọng hơn.

 

Các bài thuốc dân gian không thể “khắc chế” được bệnh gút

Tại sao nên trị gút bằng Hoàng Tiên Đan?

Trong khi thuốc tây dễ gây tác dụng phụ và cũng giống bài thuốc dân gian là không trị được dứt điểm bệnh gút thì Hoàng Tiên Đan lại nổi lên như một “hiện tượng” vì những thế mạnh “hơn người” đó là được chiết xuất từ các thảo dược quý Tơm trơng, Khúc khắc và Dâm dương hoắc nên rất an toàn. Hoàng Tiên Đan được bào chế thành viên nang uống nên cũng rất tiện dụng, dễ dùng và dễ mang theo tới bất cứ nơi đâu.

Nhưng có lẽ, khả năng trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh gút mới là lý do Hoàng Tiên Đan trở thành sự lựa chọn số một của hàng nghìn người mắc gút. Cụ thể, Tơm trơng – thành phần then chốt của Hoàng Tiên Đan – với hoạt chất Phytosterol kết hợp cùng Dâm dương hoắc có tác dụng trực tiếp trên thận, giúp bổ thận, tăng cường chức năng thận. Ngoài ra, Phytosterol còn có tác dụng ức chế tổng hợp axít uric, giúp ổn định nồng độ axít uric trong máu. Khúc khắc có tác dụng giảm đau, chống viêm tự nhiên. Đặc biệt hơn cả là sự kết hợp của bộ tam thảo dược trên có hiệu quả với cả các trường hợp tăng axít uric, gout cấp tính và mạn tính. Điều này đã được nghiên cứu và thử nghiệm tại hai trường Đại học danh tiếng là Đại học Y Dược Huế và Đại học Y Dược TP. HCM.

Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút

Hoàng Tiên Đan còn là kết tinh của y dược học hiện đại và y dược học cổ truyền nên không chỉ được thừa hưởng được những ưu điểm nổi bật của hai phương pháp này mà còn khắc phục được những hạn chế, mang lại hiệu quả điều trị gút vượt trội hơn. Với quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP-WHO, Hoàng Tiên Đan đáp ứng đầy đủ các yêu cầu an toàn, hiệu quả và thuận tiện cho bệnh nhân gút – xứng đáng là một giải pháp trị gút hàng đầu hiện nay.

>>>XEM THÊM: Hướng đột phá mới trong điều trị bệnh gout

Bài viết liên quan

.fb-comments, .fb-comments span, .fb-comments iframe {width: 100% !important;}

Nguồn: https://hoangtiendan.com.vn/nen-chua-gut-bang-bai-thuoc-dan-gian-hay-hoang-tien-dan

Xem thêm: Bào ngư: 7 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Rate this post
Exit mobile version