Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm phế quản khi mang thai: Bệnh nguy hiểm cần cảnh giác

Viêm phế quản là bệnh lý rất dễ kích hoạt khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó thở. Nhiều vấn đề nghiêm trọng cũng rất dễ phát sinh nếu mẹ bầu không sớm can thiệp và điều trị đúng cách. 

Bệnh viêm phế quản rất dễ xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản khi mang thai

Viêm phế quản là bệnh xảy ra ở đường hô hấp dưới đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp niêm mạc ngay tại ống phế quản. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, trong đó rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.

Bệnh gây ra nhiều triệu chứng không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu cần tìm hiểu những thông tin về bệnh viêm phế quản khi mang thai để luôn chủ động trong phát hiện, thăm khám cũng như điều trị.

1. Nguyên nhân

Không ít mẹ bầu luôn đặt ra câu hỏi rằng “Tại sao bệnh viêm phế quản lại thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai?”. Các mẹ cần biết rằng, thai kỳ là khoảng thời gian rất nhạy cảm, sức đề kháng sẽ suy yếu. Lúc này mẹ bầu rất dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe mà viêm phế quản cũng chỉ là một trong số đó:.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản khi mang thai được cho là liên quan đến các yếu tố, bao gồm:

Các tác nhân chính gây bệnh viêm phế quản khi mang thai là một số nhóm virus hay vi khuẩn như Pneumococcus, Streptococcus, virus cúm hay Parainfluenza, Adenovirus… Ngoài ra cũng có thể do tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường khói bụi ô nhiễm, bào tử nấm…

2. Triệu chứng

Khi bị viêm phế quản, mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng đầu tiên, bao gồm:

Khi bị bệnh viêm phế quản, mẹ bầu sẽ thường xuyên ho khan rất khó chịu

Các dấu hiệu ban đầu nói trên thường không điển hình, một số triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bệnh trở nặng. Khi thấy các triệu chứng sau thì mẹ bầu cần hết sức thận trọng:

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm phế quản thì tốt nhất mẹ bầu nên thăm khám. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Mẹ bầu bị viêm phế quản có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm nên những vấn đề bất thường về sức khỏe kích hoạt sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp có những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Ở trường hợp bệnh viêm phế quản, mẹ bầu thường gặp khó khăn trong quá trình điều trị. Bởi không thể áp dụng các loại thuốc kháng virus hay kháng sinh điển hình cho các trường hợp viêm cấp tính.

Chính vì thế mà bệnh rất dễ chuyển biến nghiêm trọng nếu không có cách can thiệp và chăm sóc phù hợp. Bệnh thường khiến các mẹ bị khó thở. Trong nhiều trường hợp sẽ khiến cho thai nhi dễ bị thiếu oxy. Nghiêm trọng nhất là dẫn đến việc sảy thai.

Thống kê ghi nhận rằng, tỉ lệ sảy thai khi bị bệnh viêm phế quản lên đến 10%- đây là một con số không nhỏ. Tình trạng ngày dễ phát sinh nhất là vào thời gian đầu thai kỳ, khi mà thai nhi chưa bám sát vào thành tử cun
g. Nguyên nhân trực tiếp là bệnh kích hoạt những cơn ho dữ dội kéo theo tử cung bị co thắt quá mức.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng, bệnh viêm phế quản còn liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, bệnh còn làm tăng nguy cơ sinh non, đồng thời có thể gián tiếp khiến thai nhi có khả năng bị suy dinh dưỡng.

Phương pháp điều trị viêm phế quản khi mang thai

Mang thai, nhất là ở giai đoạn đầu thai kỳ thì việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh thường không được khuyến cáo. Chính vì thế mà muốn điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản khi mang thai là vấn đề không đơn giản.

Lúc này, tốt nhất, mẹ bầu nên áp dụng một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ cải thiện từ từ triệu chứng. Phương pháp tại nhà mặc dù an toàn, lành tính nhưng phải cần thêm thời gian để phát huy tốt tác dụng.

Mẹ bầu có thể áp dụng một số liệu pháp điều trị sau:

1. Dùng nước muối ấm súc miệng

Đây là cách rất đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn kém mà mẹ bầu có thể áp dụng để đẩy lùi một số triệu chứng bệnh viêm phế quản. Nước muối có tính kháng khuẩn và làm sạch tương đối cao. Từ đó sẽ giúp làm sạch các tác nhân gây bệnh khu trú trong cổ họng.

Súc miệng bằng nước muối có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh viêm phế quản

Đồng thời, dung dịch nước muối ấm còn giúp làm loãng dịch nhầy hay đờm đặc đóng trong cổ họng. Và nhờ đó có thể đẩy chúng ra ngoài dễ dàng hơn, giảm các triệu chứng như đau họng, vướng họng.

Cách thực hiện như sau:

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể kết hợp dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Chỉ cần dùng ống xi lanh bơm nước muối vào 1 bên mũi rồi để nước muối kéo theo dịch nhầy chảy ra từ bên mũi còn lại. Rửa mũi sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng dịch nhầy chảy ngược xuống cổ họng.

2. Sử dụng mật ong và quất

Mật ong và quất chính là công thức điều trị rất nhiều bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm amidan và cả viêm phế quản. Cả 2 nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ đem đến tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và nâng cao đề kháng.

Thực hiện theo các bước sau:

3. Uống trà gừng mật ong

Cả gừng và mật ong đều được ghi nhận là có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn cũng như chống viêm. Chính vì thế mà có thể tận dụng trong điều trị chứng viêm phế quản khi mang thai cho các mẹ bầu.

Uống trà gừng mật ong sẽ làm giảm kích ứng cổ họng, giảm đau. Ngoài ra, còn giúp ức chế sự phát triển của các phản ứng viêm. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc hô hấp đang bị tổn thương. Cùng với đó, uống trà gừng mật ong còn hỗ trợ tăng cường đề kháng cũng như miễn dịch cho mẹ bầu.

Uống trà gừng mật ong giúp làm dịu cổ họng và tăng cường đề kháng cho cơ thể

Có thể thực hiện qua các bước sau:

**Chú ý: Tuyệt đối không uống trà gừng mật ong khi thân nhiệt tăng, bởi nó có thể khiến cho triệu chứng sốt thêm nặng nề.

4. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các liệu pháp tại nhà thường chỉ có tác dụng khắc phục từ từ triệu chứng. Và trong nhiều trường hợp, chúng không thể nào đáp ứng tốt. Lúc này, mẹ bầu nên chú ý thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp phù hợp hơn.

Hãy chủ động tìm đến bác sĩ khi:

Lúc này bác sĩ sẽ thăm khám, đồng thời căn cứ vào mức độ triệu chứng và thể trạng của từng mẹ bầu để kê toa thuốc phù hợp. Các loại kháng sinh như doxycycline hay minocycline có thể gây biến chứng sinh non hoặc làm hỏng chức năng gan nên bác sĩ sẽ không chỉ định.

Khi các giải pháp tại nhà không đáp ứng, mẹ bầu cần lập tức thăm khám bác sĩ

Thay vào đó có thể dùng một số thuốc giúp hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng như claritin, tylenol hay chlorpheniramine… Dù là loại thuốc nào thì mẹ bầu cũng cần sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ. Khi có những bất thường phát sinh thì cần chủ động thông báo để được xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Chăm sóc và phòng ngừa

Bệnh viêm phế quản khi mang thai không dễ để điều trị dứt điểm. Hơn thế nữa nó còn có nguy cơ tái phát rất cao, và ở lần tái phát thì việc khắc phục sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì thế mà các mẹ bầu cần chú ý đến việc chăm sóc cũng như ngăn ngừa bệnh để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Dưới đây là một số khuyến cáo từ chuyên gia mà mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua:

Bệnh viêm phế quản khi mang thai mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ. Chính vì thế mà mẹ bầu cần chú ý để sớm phát hiện và khắc phục. Nghiêm túc điều trị bệnh, đồng thời chăm sóc và dự phòng tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Có thể bạn quan tâm:

  • Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết
  • 5 cách dùng lá hẹ chữa viêm phế quản, ho theo ông bà xưa

Xem thêm: Chứng mất ngủ ở người cao huyết áp: Điều trị và lưu ý

Rate this post
Exit mobile version