Ngứa khắp người không nổi mẩn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhằm giúp độc giả tránh được những sai lầm không đáng có, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những bệnh lý gây ngứa da không nổi mẩn và cách điều trị an toàn nhất.
Ngứa khắp người không nổi mẩn là bệnh gì?
Tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn thường bị hiểu lầm thành một bệnh lý ngoài da. Điều này dẫn tới tâm lý chủ quan, chỉ tập trung vào loại bỏ các biểu hiện bên ngoài thay vì tác động vào căn nguyên gây bệnh. Trên thực tế, ngứa khắp người không nổi mẩn có thể là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương bên trong cơ thể, phổ biến nhất là các bệnh lý như:
Nhiễm nấm ngứa da
Ngứa da do nấm hoặc vi khuẩn tấn công là bệnh lý phổ biến và thường xảy ra vào mùa hè. Khi mồ hôi ra nhiều và đem theo bụi bẩn, dầu thừa đọng lại tại lỗ chân lông lâu ngày sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho nấm sinh sôi. Bệnh nấm da có nguy cơ lây nhiễm và tái phát cao. Vì vậy, đòi hỏi người bệnh cần đảm bảo vệ sinh da đúng cách, tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ với người mắc.
Bệnh lý về gan, thận
Do thói quen sinh hoạt, ăn uống không vệ sinh có thể dẫn tới suy giảm chức năng gan, thận. Khi lượng độc tố tích tụ trong cơ thể tăng cao có thể dẫn tới nguy cơ phát qua da. Người bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt, da xuất hiện một số các nốt mẩn đỏ, sẩn phù hoặc tạo thành mảng ngứa khó chịu.
Bệnh tiểu đường
Để dung hòa lượng đường thành các chất mà cơ thể có thể hấp thụ được đòi hỏi sự tham gia của các chất insulin. Tuy nhiên nếu lượng đường nạp vào cơ thể trở nên mất kiểm soát dẫn tới rối loạn sản sinh chất này, gây nên nguy cơ bệnh tiểu đường. Ngứa khắp người không nổi mẩn do rối loạn đường huyết có biểu hiện nổi mẩn đỏ li ti, da ngứa châm chích không rõ rệt.
Ngứa khắp người không nổi mẩn do bệnh tuyến giáp
Vai trò chính của tuyến giáp chính là ổn định, cân bằng hoạt động sinh trưởng. Dưới tác động của những yếu tố gây bệnh, chức năng này có thể bị suy giảm, rối loạn và mất cân bằng nội tiết. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy khó chịu không xác định triệu chứng, đồng thời có thân nhiệt cao hơn so với nhóm còn lại.
Triệu chứng ngứa khắp người không nổi mẩn
Bên cạnh những biểu hiện ngoài da, để có thể phân biệt và đưa ra những chẩn đoán lâm sàng chính xác, người bệnh cần chú ý tới một số dấu hiệu như sau:
- Nổi mẩn ngứa không rõ tổn thương trên da, có thể xuất hiện kèm theo chấm đỏ nằm rải rác hoặc tập trung tại một vùng. Đôi khi người bệnh có thể gặp tình trạng da nổi mụn nước và ngứa, nặng hơn có thể gây viêm loét.
- Đốm mờ phân bổ theo mạch máu.
- Rối loạn dinh dưỡng, cân nặng thay đổi thất thường không rõ nguyên nhân.
- Cổ hoặc các vùng da xung quanh xuất hiện các hạch bạch huyết, khối u.
- Cơ thể mệt mỏi, mất nước, rối loạn giấc ngủ hoặc tinh thần không ổn định.
- Mắt, da, nước tiểu có màu vàng nhạt. Đi tiểu rắt hoặc buốt.
Các phương pháp chẩn đoán ngứa khắp người không nổi mẩn
Ngứa khắp người không nổi mẩn có thể là hồi chuông cảnh báo những vấn đề nguy hiểm mà cơ thể đang gặp phải. Chính vì vậy, để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, bạn nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Thông qua một số phương pháp xét nghiệm, các bác sĩ xác định chính xác tổn thương đang gặp phải, đồng thời đề xuất những giải pháp điều trị phổ biến nhất.
- Xét nghiệm sự tồn tại của giun sán, kí sinh trong máu
- Xét nghiệm phản ứng dị ứng trong trường hợp nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh xảy ra do thực phẩm, khói bụi….
- Xét nghiệm lẩy da nội bì
- Xét nghiệm sinh hóa xác định tổn thương gan, thận.
- Xét nghiệm đường huyết.
Cách chữa ngứa khắp người không nổi mẩn hiệu quả
Để điều trị hiệu quả tình trạng ngứa khắp người không nổi mẩn, người bệnh cần chủ động thăm khám tại các địa chỉ y tế gần nhất và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Thông qua các xét nghiệm chuyên môn, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định rõ bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp và tối ưu nhất.
Thuốc điều trị từ Tây y
Mặc dù ngứa khắp người không nổi mẩn rất khó để phát hiện triệu chứng ngoài da và giới hạn của tổn thương. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp như sẩn ngứa, dị ứng, người bệnh có thể tham khảo một số sản phẩm sau:
Thuốc bôi ngoài da
- Thuốc bôi chứa corticoid nồng độ thấp tới trung bình có tác dụng thúc đẩy sản sinh tế bào mới, giảm ngứa và kích ứng da.
- Thuốc kháng nấm điều trị trong các trường hợp mắc ngứa khắp người do nấm, vi khuẩn tấn công.
- Kem dưỡng ẩm giúp tái tạo lớp bảo vệ tự nhiên cho da, đem lại sự đàn hồi và trẻ trung.
- Các loại thuốc bôi chứa AHA, BHA giúp làm sạch bụi bẩn ở lỗ chân lông, thích hợp dùng cho đối tượng mắc các bệnh lý viêm da…
Thuốc uống điều trị bên trong
- Thuốc hạ đường huyết
- Sản phẩm thanh lọc gan thận
- Thuốc kháng histamin chống dị ứng
- Thuốc kháng sinh dùng cho các trường hợp bội nhiễm.
Mẹo dân gian điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn
Khi các dấu hiệu ngoài da chưa có dấu hiệu bội nhiễm, chuyển biến nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các bài chữa mẹo đơn giản tại nhà.
- Lá khế: Dùng một nắm lá khế tươi, đun cùng 2 lít nước và 1 thìa muối, dùng tắm toàn thân giúp giảm ngứa, làm sạch vi khuẩn.
- Lá trầu không: Đem 5 – 7 lá trầu không đã rửa sạch giã nhuyễn. Sau đó dùng đắp lên vùng da bị mẩn ngứa.
- Nha đam: Bôi trực tiếp nhựa cây nha đam lên da giúp cấp ẩm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và giảm ngứa.
- Mật ong: Người bệnh có thể sử dụng mật ong tươi và bôi trực tiếp lên da. Rửa lại với nước ấm sau 15 phút để giảm sưng viêm, bong tróc và loại bỏ vi khuẩn.
Cách chữa ngứa khắp người bằng Đông y
Sử dụng các bài thuốc Đông y là lựa chọn tối ưu cho người bệnh đang tìm kiếm giải pháp chữa ngứa khắp người không nổi mẩn một cách an toàn và hiệu quả.
- Bài thuốc số 1: Kết hợp nguyên liệu tự nhiên như phòng phong, xuyên khung, cúc tần, nhẫn đông, ngải cứu, đơn mặt trời, cam thảo và bồ công anh. Đem đun sắc với 500ml nước.
- Bài thuốc số 2: Dùng địa sinh, đan sâm, bạch thược, hà thủ ô, huyền sâm, cam thảo, sắc cùng 700ml nước uống hằng ngày.
Lời khuyên giúp phòng ngừa hiệu quả ngứa toàn thân không nổi mẩn
Các yếu tố gây nên hiện tượng ngứa toàn thân không nổi mẩn có thể xuất phát từ bất cứ đâu và ở nhiều đối tượng khác nhau. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên chủ động xây dựng lối sống khoa học để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản và thức uống có cồn gây hại cho gan, thận.
- Giảm thiểu lượng tinh bột, đồ ngọt và đồ ăn chứa nhiều giàu mỡ để kiểm soát cân nặng, ngăn chặn nguy cơ béo phì, máu nhiễm mỡ hoặc tiểu đường.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chất xơ và các loại vitamin nhóm A, C, D, E, khoáng chất.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đúng cách với các sản phẩm làm sạch lành tính từ thiên nhiên.
- Luyện tập thể dục thể thao với tần suất phù hợp, tránh luyện tập quá sức, không để mồ hôi đọng trên da quá lâu.
- Lựa chọn các loại trang phục phù hợp, ưu tiên chất liệu mát mẻ, rộng rãi, thấm hút tốt. Không nên mặc quần áo quá bó sát hoặc làm từ chất liệu gây kích ứng như len, dạ, lông nhân tạo…
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, kết hợp sử dụng kem chống nắng và các loại dưỡng ẩm phù hợp với làn da.
Ngứa khắp người không nổi mẩn là hồi chuông cảnh báo những tổn thương đang tồn tại bên trong cơ thể bạn. Hy vọng rằng qua những kiến thức mà bài viết cung cấp đã giúp độc giả tránh được tâm lý chủ quan, có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích để điều trị hiệu quả tình trạng này.
Xem thêm: Tổng quan bệnh hen suyễn